
Chiếc tủ lạnh từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong căn bếp. Chúng không chỉ là nơi bảo quản thực phẩm tươi – nguồn lương thực chính của gia đình mà còn là nơi lưu trữ thức ăn và nước uống đã nấu chín. Đối với công việc bếp núc, tủ lạnh còn là một trong ba thành tố tạo nên ‘tam giác vàng’ trong thiết kế thi công tủ bếp đẹp, giúp người nội trợ có thể nấu nướng một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, nếu bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sai cách sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là về đường tiêu hóa. Dưới đây sẽ là 4 căn bệnh nguy hiểm nhất đến từ tủ lạnh, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhé.
Nội dung chính
Căn bệnh nguy hiểm nhất đến từ việc sử dụng tủ lạnh
Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nguy hiểm đối với người lớn và trẻ em
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi xuất phát từ số đông người có thói quen cất trữ thức ăn trong tủ lạnh nhưng lại lười vệ sinh. Nếu tủ lạnh không được dọn dẹp thường xuyên sẽ trở thành một ổ dịch, nhất là trong các bộ phận thông gió hoặc thiết bị bay hơi tiềm tàng nhiều khả năng sản sinh nấm mốc, vi khuẩn độc hại. Thậm chí, các chuyên gia còn gọi đây là chứng viêm phổi do tủ lạnh. Triệu chứng có thể xảy ra:
- Khiến trẻ em bị ngộ độc thực phẩm.
- Ho nhiều, đau tức ngực.
- Ớn lạnh, sốt cao, nôn ói.
- Hen suyễn.
Viêm màng não

Cần cẩn thận trước các nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm trong tủ lạnh
Một loại trực khuẩn nguy hiểm khác sẽ sản sinh trong tủ lạnh mà bạn không thể ngờ đến chính là vi khuẩn Listeria monocytogenes – nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não, đẻ non hay thậm chí là sảy thai. Một số triệu chứng của người nhiễm khuẩn Listeria:
- Sốt cao, choáng váng, đau mỏi các cơ.
- Buồn nôn, tiêu chảy.
- Nếu vi khuẩn đã lan đến hệ thần kinh thì bạn sẽ có các dấu hiệu như đau đầu, cứng cổ, mất thăng bằng hoặc co giật.
Viêm dạ dày

Bạn cần phân chia khu vực bảo quản và hâm nóng thức ăn trong tủ lạnh trước khi sử dụng
Để đáp ứng nhịp sống hiện đại ngày nay, bạn thường có thói quen sử dụng thức ăn có sẵn trong tủ lạnh mà không qua hâm nóng. Việc này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường đối với dạ dày của bạn, triệu chứng đầu tiên sẽ bắt đầu từ những cơn đau quặn thắt ở phần bụng hoặc nôn ói. Do sự khác biệt về nhiệt độ của thực phẩm giữa bên trong và bên ngoài tủ lạnh nên hệ tiêu hóa của bạn bị kích thích đột ngột, từ đó sản sinh ra những cơn đau quặn bụng, nếu kéo dài sẽ dẫn đến viêm dạ dày.
Đau đầu

Nếu bạn đang có những cơn đau đầu kéo dài thì hãy hạn chế dùng các thực phẩm từ tủ lạnh
Những tưởng chẳng hề liên quan nhưng không, chiếc tủ lạnh lại chính là nguyên nhân gây nên chứng đau đầu. Các thực phẩm lạnh như đá, kem hoặc các loại thực phẩm ngọt được bảo quản trong ngăn đông sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng nếu bạn ăn thường xuyên. Việc kích ứng này sẽ gây phản xạ làm co thắt các mạch máu phần đầu gây nên cảm giác chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
Cách đề phòng các căn bệnh nguy hiểm đến từ tủ lạnh

Các cách bố trí tủ lạnh trong gian bếp theo nguyên tắc ‘tam giác vàng’
- Nguyên tắc tam giác vàng trong căn bếp mang lại khoảng không gian hợp lý cho ba khu vực chính là tủ lạnh, bếp nấu và chậu rửa. Ba khu vực này sẽ được bố trí dựa trên thiết kế của bộ tủ bếp gỗ, sao cho phù hợp với từng không gian nhà khác nhau giúp mang lại hiệu quả thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng cao nhất người dùng.

Không gian bên trong tủ lạnh nên được giữ thông thoáng một cách tối đa
- Với cách bố trí hợp lý giữa các khu vực chức năng bạn sẽ hạn chế được tình trạng lưu trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, gây quá tải và làm giảm hiệu suất làm lạnh của tủ lạnh. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng bạn nên chọn lựa rau củ tươi để ăn đủ và hết bữa, tránh thừa thải. Đặc biệt là với các loại rau thì không nên bảo quản quá 3 ngày.
- Bố trí tủ lạnh ở một góc thuận tiện trong tầm mắt không chỉ giúp rút ngắn được thời gian nấu nướng mà còn nhắc nhở bạn thức ăn nào đang còn thừa để có thể lên kế hoạch nấu nướng phù hợp.
- Vệ sinh tủ lạnh 2-3 tuần/lần, dọn dẹp thực phẩm trong tủ 1 tuần/lần để đảm bảo không giữ thức ăn thừa quá lâu đồng thời giữ cho tủ luôn sạch sẽ.

Bộ tủ bếp gỗ gắn liền với tủ lạnh giúp lưu trữ thực phẩm dễ dàng hơn
- Đối với các loại thực phẩm khô, đóng hộp bạn có thể chia đều và bảo quản trong tủ bếp gỗ liền kề. Đây cũng là một cách hiệu quả giúp giữ cho tủ lạnh không quá bừa bộn, việc vệ sinh lau chùi tủ lạnh cũng trở nên dễ dàng, gọn gàng hơn.
- Không nên bảo quản các thực phẩm dạng bột, đặc biệt là sữa bột trong tủ lạnh vì chúng có thể bị ướt, ẩm mốc và gây ảnh hưởng đến thực phẩm khác. Thay vào đó, bạn có thể bảo quản các loại thực phẩm dạng bột trong tủ bếp gỗ công nghiệp vì chúng có khả năng chống ẩm mốc rất tốt.
- Cần bảo quản các thực phẩm chín vào hộp kín hoặc màng bọc thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Cách này vừa tránh ám mùi lại không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bài viết liên quan
- 17 Cách kiếm tiền tại nhà cực dễ cho bạn gái khi rảnh rỗi
- Chỉ đàn ông thương vợ mới làm được những điều này
- Thiết kế nội thất căn hộ, nhà phố, biệt thự đẹp nhất Sài Gòn