Veneer là gì? Ứng dụng bề mặt tấm phủ Veneer trong nội thất

Bề mặt tấm phủ Veneer

Chất liệu gỗ Veneer được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế nội thất ngày nay. Chúng phát triển mạnh mẽ qua việc kết hợp hoàn hảo với gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp trong các thiết kế nội thất cao cấp. Hãy cùng S-housing tìm hiểu chất liệu Veneer là gì cũng như các ưu điểm vượt trội mà chúng mang đến cho con người.

Bề mặt tấm phủ Veneer là gì?

Tất tần tận về bề mặt phủ tấm Veneer trong nội thất

Bề mặt tấm phủ Veneer là gì?

Tấm phủ Veneer là tấm gỗ được lạng từ thân cây gỗ tự nhiên. Mỗi lát gỗ Veneer được lạng ra có độ dày từ 0.3 – 0.6 mm, độ rộng tùy thuộc vào quá trình sản xuất, trung bình rơi vào khoảng 200 – 500mm và có độ dài vào khoảng 2400mm. Một thân cây gỗ tự nhiên có thể sản xuất được rất nhiều tấm phủ Veneer với vân gỗ tinh xảo và đạt chất lượng thẩm mỹ cao.

Phương pháp sản xuất Veneer thông dụng

Phương pháp sản xuất Veneer thông dụng

– Lạng tròn: Nhà sản xuất tiến hành lạng các tấm Veneer từ ngoài vào trong một khúc gỗ tròn cho đến hết.

– Lạng phẳng: Trong quá trình sản xuất khúc gỗ sẽ được cắt ra làm đôi, lưỡi dao đặt song song với lõi gỗ và đi từ ngoài vào trong. Những tấm Veneer thành phẩm sẽ có dạng vân núi, trong tiếng anh gọi là “Cathedral”.

– Lạng phần tư: Khúc gỗ sẽ được xẻ thành 4 phần bằng nhau rồi tiến hành lạng các tấm Veneer. Vân gỗ của các tấm Veneer lạng phần tư sẽ có sọc và thẳng.

Ưu nhược điểm của bề mặt phủ tấm Veneer

Ưu nhược điểm của bề mặt phủ tấm Veneer

Bề mặt tấm phủ Veneer được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thấ

Ưu điểm

– Bề mặt phẳng mịn, sáng bóng.

– Khả năng chống cong vênh cao.

– Có thể điều chỉnh hoặc ghép vân gỗ theo nhiều cách để có được thành phẩm mong muốn, đáp ứng được yêu cầu của các thiết kế đa dạng.

– Chống ẩm, chống mối mọt hiệu quả. Thích hợp sử dụng trong môi trường khí hậu nóng ẩm như tại Việt Nam.

– Chất lượng màu sắc và độ tinh xảo của vân gỗ Veneer tương đương gỗ tự nhiên nhưng tiết kiệm được chi phí tối đa cho gia chủ.

– Có thể gia công ghép vân (ghép vân chéo, ngang, dọc, đảo vân hoặc chạy chỉ chìm) trên bề mặt gỗ mà không làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của sản phẩm.

– Giảm thiểu khai thác gỗ tự nhiên, thân thiện với môi trường.

Nhược điểm

– Cốt gỗ bên trong của gỗ Veneer là gỗ công nghiệp nên khả năng chịu nước sẽ tùy thuộc vào chất liệu cốt gỗ mà khách hàng lựa chọn.

– Nếu không sử dụng đúng cách thì bề mặt Veneer sẽ dễ bị sứt mẻ, rạn nứt nếu phải chịu lực va đập quá mạnh.

– Hạn chế để gỗ Veneer ngâm trong nước quá lâu vì sẽ phá vỡ kết cấu gỗ.

– Tấm phủ Veneer tương đối mỏng nên khi đã hoàn thành sản phẩm sẽ rất khó để sửa chữa.

Ứng dụng của tấm phủ Veneer trong lĩnh vực nội thất

Ứng dụng của tấm phủ Veneer trong lĩnh vực nội thất

Gỗ Veneer phù hợp với các gia chủ yêu thích vẻ đẹp của vân gỗ tự nhiên

Chất liệu gỗ Veneer được ứng dụng phổ biến trong các thiết kế nội thất sang trọng, cao cấp. Một số hạng mục sử dụng gỗ Veneer gồm có bàn làm việc, tủ tài liệu văn phòng cấp cao hay tủ kệ trưng bày.

Thiết kế tủ bếp gỗ Veneer sang trọng trong căn hộ 3 phòng ngủ Vinhomes Grand Park do S-housing thiết kế

Thiết kế tủ bếp gỗ Veneer sang trọng trong căn hộ 3 phòng ngủ Vinhomes Grand Park do S-housing thiết kế

Ứng dụng gỗ Veneer làm vách ngăn

Ứng dụng gỗ Veneer làm vách ngăn phòng làm việc trong Penhouse Nha Trang do S-housing thiết kế

Bề mặt gỗ Veneer mang lại vẻ đẹp tinh tế nên thường được dùng làm vách ngăn, ốp tường phòng khách trong các căn biệt thự sang trọng. Nếu bạn là người yêu thích tủ bếp gỗ tự nhiên nhưng lại muốn tiết kiệm chi phí thì chất liệu gỗ công nghiệp phủ Veneer sẽ là phương án thay thế hoàn hảo và hiệu quả nhất.

CLICKthiết kế nội thấtxem thêm 600+mẫu thiết kế nội thất đẹp – sang trọng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Đánh giá bài viết

Nam Nguyễn

Tôi là Nguyễn Nam, CEO & Founder Công ty Kiến trúc – Nội thất S-housing, có hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành. Không dừng lại ở việc thiết kế – thi công nội thất thông thường, tôi còn có 5 năm nghiên cứu về Phong thủy hiện đại, 2 năm học hỏi và tiên phong ứng dụng thành công công nghệ thiết kế 4D – VR tại Việt Nam để diễn họa kiến trúc và nội thất, mang lại những lợi ích thiết thực trên phương diện thời gian và ngân sách cho khách hàng của mình.Minh chứng về chuyên môn và kinh nghiệm của tôi chính là 1500+ dự án thành công, nhận về tỷ lệ hài lòng đến 99% từ phía khách hàng, đưa S-HOUSING vươn lên trở thành đơn vị thuộc TOP 10 công ty nội thất hàng đầu lĩnh vực tại Việt Nam và duy trì điều này trong suốt gần 10 năm kể từ ngày thành lập.