Ray trượt là gì? Ray trượt trong thiết kế nội thất nhà ở

Ray trượt là gì? Ray trượt trong thiết kế nội thất nhà ở

Ray trượt là phụ kiện vô cùng quan trọng trong các chi tiết, thiết bị nội thất. Phụ kiện này ngày càng được ưa chuộng và không thể thiếu trong các thiết kế nội thất hiện đại. Hãy cùng S-housing tìm hiểu xem ray trượt là gì và những ưu điểm của nó trong bài viết dưới đây.

Ray trượt là gì? Ưu điểm của ray trượt

Thanh trượt đáy hộc tủ Ivan

Ray trượt đáy hộc tủ Ivan

Ray trượt là thiết bị hướng dẫn, được cấu tạo từ con trượt, thanh trượt, gối đỡ,… Sản phẩm cơ khí này hoạt động theo nguyên tắc chuyển động tịnh tiến bởi sự kết hợp của thanh trượt và con trượt.

Ray trượt có nhiều ưu điểm nổi bật, được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất:

  • Khả năng chịu trọng tải lớn, một số loại ray trượt cho phép chịu trọng tải lên tới 1,5 lần.
  • Khả năng dẫn hướng chính xác, tạo ra các chuyển động tịnh tiến êm mượt, ma sát thấp, không gây ra tiếng ồn lớn.
  • Độ bền cao cùng khả năng hoạt động liên tục, đảm bảo độ chính xác trong khoảng thời gian dài với tốc độ lớn.
  • Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản nên ray trượt dễ lắp đặt và bảo trì.
  • Chất liệu làm từ thép và hợp kim thép tạo nên ray trượt có độ cứng lớn và chắc chắn.

Ứng dụng ray trượt trong thiết kế nội thất nhà ở

Ray trượt có thể phân thành nhiều loại; trong đó, ray trượt bi được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực thiết kế nội thất nhà ở.

Ứng dụng của ray trượt

Ray trượt cửa lùa Hafele

Ray trượt bi

Đây là loại ray trượt đa tiện ích, được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất nhà ở. Chúng thường được dùng trong hộc tủ, hộc bàn, ngăn kéo và các phụ kiện đồ gỗ khác,…

Thanh ray trượt bi có thiết kế đơn giản, gọn nhẹ; dễ dàng lắp đặt và điều chỉnh độ dài ngắn có thể cắt theo nhu cầu của khách hàng

Dựa theo chức năng, ray trượt bi có thể chia thành 3 loại chính:

  • Ray trượt dạng bi giảm chấn: được tích hợp bộ phận pittong sau thanh ray để giảm chấn. Từ đó tạo ra chuyển động nhẹ nhàng; ít gây ra tiếng động khi sử dụng lực mạnh; giúp tăng tuổi thọ và độ bền của sản phẩm.
  • Ray trượt dạng bi thường: thường được cấu tạo bởi hai thanh ray lắp song song. Thiết kế đóng mở khá đơn thuần và phát ra tiếng động khi cóc tác động lực lớn. Khả năng chịu tải phụ thuộc vào diện tích và độ dày thép của sản phẩm.
  • Ray trượt dạng bi nhấn mở: Đây là loại thanh ray hiện đại với thiết kế có chốt mở nhấn tiện lợi. Ray trượt dang bi nhấn mở còn được thiết kế phân tầng, gồm ray bi 2 tầng, ray bi 1 tầng, ray bi 3 tầng. Trong đó ray bi 3 tầng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay, khả năng chịu tải lên tới 45kg.

Ứng dụng ray trượt trong thiết kế nội thất

Với những ưu điềm vượt trội của mình, ray trượt được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất, đặc biệt là các vật dụng bằng gỗ như hộc bàn, tủ bếp, cửa lùa,…

Ứng dụng thanh trượt trong thiết kế nội thất

Sử dụng ray trượt cho cửa lùa kiểu Nhật do S-housing thiết kế

Sử dụng ray trượt cho thiết kế cửa lùa độc đáo, giúp các hoạt động đóng mở cửa diễn ra linh hoạt và trơn tru.

Sử dụng thanh trượt cho thiết kế cửa lùa độc đáo

Ray trượt giúp cửa hoạt động dễ dàng

Tủ để giày gỗ công nghiệp có thiết kế nhỏ gọn, tinh tế. Hai cánh cửa được lắp đặt ray trượt tiện lợi cho quá trình sử dụng. Đặc biệt với khả năng hướng dẫn chính xác và mượt mà, các gia đình có trẻ nhỏ hoàn toàn có thể yên tâm để bé tự lập trong việc lấy và cất giày.

Thanh trượt hộc tủ giúp tăng thẩm mỹ

Ray trượt hộc tủ giúp tăng thẩm mỹ

Ray trượt được lắp đặt âm dưới đáy hộc tủ mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Thiết kế này được ứng dụng cho ngăn kéo bàn học, tủ đầu giường hay các ngăn kéo tủ bếp đẹp,..

Bài viết liên quan

Đánh giá bài viết

Tác giả: Nguyễn Nam

Xin chào! Tôi là Nguyễn Nam. Tôi là một lập trình viên có khả năng hình dung không gian và tưởng tượng tốt, là một phong thủy sư sau nhiều năm nghiên cứu và thực hành với bút danh là Chân Vũ.
Để áp dụng những kiến thức và khả năng của mình vào một công việc và sản phẩm cụ thể, Tôi chọn nội thất, bởi lẽ trước đây tôi tham gia phụ mộc cho xưởng sản xuất kiếm tiền ăn học. Tôi có kiến thức và quy trình giúp tôi hiểu thế nào là giá trị cốt lõi của một sản phẩm chất lượng mà khách hàng thật sự mong muốn. Và hôm nay, tôi ở đây, với cương vị là người sáng lập ra thương hiệu Nội thất S-Housing, sẵn sàng dùng những kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn của mình để chia sẻ với bạn về những bí quyết kiến tạo tổ ấm đẹp và bền vững.