Phong cách Eco đang là xu hướng thiết kế hướng đến sự bền vững và hài hòa với thiên nhiên. Với việc ưu tiên sử dụng vật liệu tự nhiên và tái chế, màu sắc nhẹ nhàng và tối đa hóa ánh sáng tự nhiên, phong cách này mang đến không gian sống trong lành, thư thái, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Hãy cùng S-housing tìm hiểu tất tần tật về phong cách thiết kế Eco – một lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và không gian sống xanh nhé!
1. Phong cách Eco – Xu hướng thiết kế vì môi trường & sức khỏe
1.1 Phong cách Eco là gì?
Phong cách thiết kế Eco là một phong cách kiến trúc – nội thất được lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Phong cách này chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc tạo ra các không gian sống lành mạnh, thư giãn và gần gũi thiên nhiên. Nó sử dụng chủ yếu các vật liệu tự nhiên và tái chế, điển hình như gỗ, mây, tre, đá tự nhiên, tre, vải hữu cơ,… hay các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bằng cách tối đa hóa ánh sáng tự nhiên và tích hợp cây xanh vào không gian, phong cách Eco không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn góp phần cải thiện chất lượng không khí, giảm thiểu carbon và bảo vệ hệ sinh thái.
1.2 Bối cảnh hình thành phong cách thiết kế Eco
Phong cách Eco xuất hiện vào cuối những năm 1960 đến 1970, khi các phong trào bảo vệ môi trường nổi lên toàn cầu và con người dần có ý thức về sức khỏe của hệ sinh thái. Phong cách này được phát triển như sự phản ứng đối với các vấn đề của môi trường trong thế kỷ 20 như ô nhiễm nước và không khí, biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên,… Các kiến trúc sư và nhà thiết kế khi đó đã nghiên cứu và tìm ra các giải pháp thiết kế thân thiện với môi trường, quan tâm đến việc giảm thiểu các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái thông qua việc sử dụng vật liệu bền bỉ hay tái chế.
Với sự phát triển của xã hội và ý thức bảo vệ môi trường, phong cách Eco dần trở thành một xu hướng thiết kế nội thất phổ biến vào cuối thế kỷ 20. Cho đến nay, nó vẫn phát triển mạnh mẽ vì đáp ứng được nhu cầu về không gian sống xanh, bền vững và lành mạnh trong đời sống hiện đại.
2. Những đặc trưng của phong cách Eco
2.1 Ưu tiên hàng đầu vật liệu tự nhiên hoặc tái chế
Một trong những đặc trưng nổi bật của phong cách Eco là việc ưu tiên sử dụng các vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để tối ưu hóa việc bảo vệ môi trường. Gỗ, mây, tre, đá, vải sợi tự nhiên như cotton, linen… là những vật liệu chủ đạo với tính bền vững cao và được khai thác một cách có trách nhiệm. Chúng không chỉ mang đến vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên mà còn tạo ra cảm giác thư giãn, dễ chịu cho người sử dụng.
Bên cạnh việc sử dụng vật liệu tự nhiên, phong cách Eco còn khuyến khích mạnh mẽ việc tái sử dụng và tái chế các vật liệu cũ. Điều này giúp giảm thiểu lượng rác thải cũng như tiết kiệm tài nguyên hơn. Những món đồ nội thất được làm từ gỗ tái chế, kim loại tái chế, hoặc thậm chí là những vật liệu tưởng chừng như bỏ đi như chai lọ thủy tinh, lốp xe cũ… đều có thể được tái chế và biến thành những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân.
2.2 Sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, tạo sự gần gũi
Phong cách Eco nổi bật với việc sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, gần gũi, tạo nên cảm giác thanh bình và thư giãn trong không gian sống. Bảng màu của phong cách này thường là các tông màu trung tính, gợi nhớ đến thiên nhiên như màu nâu của gỗ, màu xanh của lá cây, màu be của đất, và màu trắng của mây trời. Những màu sắc này không chỉ mang lại sự ấm áp và hài hòa mà còn giúp không gian trở nên thoáng đãng, dễ chịu. Màu sắc nhẹ nhàng cũng làm dịu thị giác, tạo môi trường yên bình, góp phần thúc đẩy lối sống cân bằng và thân thiện với môi trường.
2.3 Chú trọng tận dụng ánh sáng tự nhiên
Phong cách Eco đặc biệt chú trọng đến việc tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Bằng cách thiết kế cửa sổ lớn, giếng trời, sử dụng vật liệu kính hay các bề mặt phản chiếu ánh sáng giúp giữ cho không gian luôn sáng sủa mà không cần sự hỗ trợ quá nhiều từ đèn điện.
Ánh sáng tự nhiên có nhiều trong nhà không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ mà còn mang đến những lợi ích về mặt sức khỏe cho gia chủ. Điển hình như việc tăng cường vitamin D, điều hòa nhịp sinh học và mang lại cảm giác thoải mái, gắn kết con người với môi trường thiên nhiên.
2.4 Luôn có yếu tố cây xanh trong nhà
Cây xanh là một yếu tố không thể thiếu trong phong cách Eco. Chúng không chỉ giúp thanh lọc không khí, tạo độ ẩm mà còn mang đến cảm giác thư thái, gần gũi với thiên nhiên. Việc kết hợp cây xanh vào không gian sống có thể được thực hiện qua nhiều cách khác nhau, từ những chậu cây nhỏ trên bàn làm việc đến những góc vườn xanh mát. Khi lựa chọn cây xanh, nên ưu tiên những loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với điều kiện ánh sáng trong nhà như cây lưỡi hổ, cây trầu bà hay cây lan ý.
2.5 Lựa chọn thiết bị tiết kiệm năng lượng
Phong cách thiết kế Eco khuyến khích việc sử dụng các thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng trong không gian sống. Điều này được thực hiện bằng việc lựa chọn các thiết bị điện tử hay đồ gia dụng có chứng nhận tiết kiệm năng lượng (nhãn Energy Star). Sử dụng các sản phẩm này giúp giảm thiểu tiêu thụ điện năng, hạn chế sản sinh carbon để góp phần bảo vệ môi trường.
Các thiết bị điện như đèn LED, máy giặt hay tủ lạnh mang công nghệ Inverter hoặc hệ thống năng lượng mặt trời ngoài việc góp phần tạo ra không gian sống thân thiện với môi trường còn giúp tiết kiệm nhiều chi phí vận hành và lượng điện năng tiêu thụ. Kết hợp cùng các giải pháp thiết kế tối ưu hóa ánh sáng và gió tự nhiên, dùng vật liệu tái chế,… càng làm tăng thêm hiệu quả tiết kiệm và củng cố các giá trị bền vững của phong cách Eco.
3. Ứng dụng phong cách Eco trong thiết kế nội thất
3.1 Thiết kế nội thất văn phòng
Phong cách Eco, với những ưu điểm về tính bền vững và thân thiện với môi trường, ngày càng được ưa chuộng trong thiết kế nội thất văn phòng. Việc áp dụng phong cách này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo ra một không gian làm việc thoải mái, nâng cao hiệu suất làm việc cho nhân viên.
Trong thiết kế văn phòng Eco, ánh sáng tự nhiên được tận dụng tối đa bằng cách bố trí cửa sổ lớn. Vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, và vật liệu tái chế được sử dụng cho nội thất, từ bàn ghế đến sàn nhà, tạo cảm thoải mái khi làm việc.
3.2 Thiết kế khách sạn/khu nghỉ dưỡng
Việc áp dụng phong cách Eco vào thiết kế khách sạn không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang lại trải nghiệm nghỉ dưỡng thoải mái, độc đáo, gần gũi thiên nhiên. Cách thiết kế này đặc biệt thu hút tệp khách hàng có ý thức về môi trường và yêu thích không gian xanh.
Ứng dụng phong cách Eco cho khách sạn, khu nghỉ dưỡng không chỉ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn hỗ trợ giảm thiểu chi phí vận hành lâu dài cho doanh nghiệp. Thông qua các yếu tố thiết kế như tận dụng ánh sáng tự nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo, hệ thống cách nhiệt và tiết kiệm nước hiệu quả,… giúp giảm tiêu thụ năng lượng và gia tăng tính bền vững cho cả công trình.
3.3 Thiết kế nội thất nhà ở
Phong cách Eco đang tạo nên một làn sóng mới trong thiết kế nội thất nhà ở như căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự,…. vì mang đến không gian sống vừa hiện đại, vừa gần gũi với thiên nhiên. Bằng việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, đá kết hợp với các giải pháp tiết kiệm năng lượng như sử dụng năng lượng mặt trời, thiết kế nhà kiểu Eco không chỉ giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tạo ra một không gian sống xanh, lành mạnh.
3.4 Thiết kế quán cafe
Ứng dụng phong cách Eco trong thiết kế quán coffee không chỉ mang lại một không gian gần gũi với thiên nhiên mà còn tạo điểm nhấn bền vững và thu hút khách hàng yêu thích lối sống xanh.
Các thiết kế quán cafe Eco thường sử dụng chủ yếu các vật liệu tự nhiên, tái chế và có chứng nhận bền vững, điển hình như gỗ FSC, tre, gạch đất nung,… tạo nên không gian ấm cúng, gần gũi thiên nhiên và thân thiện với môi trường. Cây xanh được bố trí khéo léo ở các khu vực trong và ngoài quán, tạo cảm giác trong lành và thoải mái, giúp khách hàng như được hòa mình vào thiên nhiên ngay giữa đô thị.
4. Một số hạn chế cần biết khi lựa chọn phong cách Eco
4.1 Chi phí ban đầu cao
Phong cách Eco, với tính bền vững và thân thiện với môi trường, có chi phí ban đầu cao do sử dụng vật liệu tự nhiên và thiết bị tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, đầu tư này sẽ mang lại lợi ích lâu dài như tiết kiệm năng lượng và tăng giá trị ngôi nhà.
4.2 Khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu
Áp dụng phong cách Eco gặp thách thức trong việc tìm nguồn cung cấp vật liệu bền vững, tự nhiên hoặc tái chế. Vật liệu như gỗ tái chế, tre, thường khan hiếm, giá cao và có thể phải nhập khẩu, làm tăng chi phí.
4.3 Yêu cầu bảo dưỡng cao
Vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, và đá cần bảo dưỡng kỹ lưỡng để tránh hư hỏng do môi trường. Gỗ tự nhiên dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và mối mọt, đòi hỏi bảo quản định kỳ.
4.4 Hạn chế về màu sắc trang trí
Phong cách Eco tập trung vào sự hài hòa với thiên nhiên, vì vậy bảng màu thường giới hạn trong các tông màu trung tính và nhẹ nhàng như nâu, be, xanh lá, và trắng. Mặc dù những màu sắc này tạo cảm giác yên bình và thân thiện với môi trường, chúng có thể không phù hợp với những người ưa thích sự đa dạng hoặc những gam màu tươi sáng, nổi bật.
Lời kết
Giờ đây, việc sở hữu một không gian sống xanh, bền vững, thân thiện với môi trường và mang nhiều lợi ích sức khỏe thiết thực không còn khó với phong cách Eco. Nếu bạn cần những giải pháp thiết kế nội thất phù hợp và tối ưu nhất với không gian nhà bạn, hoặc cần được giải đáp những thắc mắc khác liên quan đến phong cách này, hãy chia sẻ với S-housing qua những kênh sau đây nhé!
Công ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing
- HCM Office & Showroom: 02 Đường số 37, KDC Vạn Phúc City, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức
- HCM Office 2: V3 – 43 khu Manhattan Vinhome Grand Park, Q9, TP. Thủ Đức
- Showroom 3: Bảo tàng Văn học Việt Nam, Ngõ 275 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
- Mobile: 090 167 0099
- Website: https://s-housing.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/shousingvn/