6 Thói quen khiến bà nội trợ bị “Ung Thư” bạn nên biết

6 Thói quen khiến bà nội trợ bị “Ung Thư” bạn nên biết

Tủ bếp đẹp luôn là trợ thủ đắc lực cho người nội trợ và công việc nội trợ từ lâu đã bị xem nhẹ trong mắt người Việt Nam. Nhiều người vẫn cho rằng chúng khá đơn giản và nhẹ nhàng nhưng ít ai biết đây cũng là một nghề mang lại nhiều rùi ro về sức khỏe. Nhất là đối với những bà nội trợ chưa ý thức được mối nguy hiểm tiềm tàng xung quanh mình đến từ đâu, vẫn ung dung giữ các thói quen xấu khi nấu nướng gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp thậm chí là ung thư.

Ngay từ bây giờ, hãy từ bỏ ngay các thói quen dưới đây để không mang lại bệnh ung thư cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Chiên thức ăn với dầu ở nhiệt độ quá cao

Kiểm soát nhiệt độ trong dầu sẽ giúp bạn giảm thiểu được các khả năng gây ung thư

Nhiệt độ để dầu bốc khói là 260 độ C và khi dầu sôi thì có nhiệt độ 300 độ C trở lên, ở nhiệt độ càng cao thì dầu ăn càng dễ phân hủy thành các chất gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là các chất gây nguy hiểm cho hệ hô hấp và ung thư phổi. Chính vì lí do đó mà bác sĩ khuyến cáo chúng ta không nên sử dụng thức ăn có dấu hiệu cháy, khét khi chiên bằng dầu mỡ, đồng thời khi chế biến thức ăn chỉ nên dùng dầu nóng ở nhiệt độ thấp hoặc vừa.

Khi chế biến rau xanh bạn cũng không nên dùng nhiệt quá cao vì sẽ phá hủy hết các vitamin trong chất béo và axit béo thiết yếu.

[XEM THÊM] Tủ Lạnh Nhà Bếp: 4 Căn Bệnh Cực Nguy Hiểm Nên Biết

Sử dụng một chảo cho nhiều món ăn mà không rửa

Trong dầu cặn có chứa các chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm

Nhiều người sau khi chiên các món ăn xong sẽ dùng luôn chiếc chảo còn lại một ít dầu ăn để chế biến món khác, giúp tiết kiệm nguyên liệu và đỡ tốn công rửa chảo. Tuy nhiên, trên bề mặt của chiếc chảo cũ trông có vẻ sạch sẽ nhưng vẫn dính nhiều dầu cặn. Trong quá trình chế biến tiếp theo lượng dầu này sẽ được đun nóng ở nhiệt độ cao hơn tạo thành các chất gây ung thư nguy hiểm như Benzopyrene.

Trung thành với bếp than kiểu cũ

Căn bếp kiểu cũ không có máy hút mùi và bầu không khí ẩm thấp là môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi

Khói bếp là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Nếu không điều trị kịp thời, vách của các phế quản bị xơ hóa sẽ gây nghẽn đường thở, dẫn đến suy hô hấp và tử vong sớm. Để hạn chế nguy cơ gây ra bệnh, bạn nên dừng việc sử dụng bếp than củi càng sớm càng tốt.

[XEM THÊM] 20 Bí Quyết Nấu Ăn Cực Ngon Khiến Mẹ Chồng Trầm Trồ

Sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần

Dầu chiên đi chiên lại nhiều lần không đảm bảo được an toàn vệ sinh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì dầu ăn chỉ nên được sử dụng 1 lần, đối với trường hợp bạn có thể kiểm soát nhiệt độ dầu thì có thể sử dụng 2-3 lần. Trong dầu chiên đi chiên lại nhiều lần không chỉ tồn tại các chất gây ung thư mà còn có nhiều chất độc khác rất nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.

Tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu nướng

Nên tắt máy hút sau từ 3-5 phút để loại bỏ sạch sẽ các chất gây hại trong không khí

Việc tắt máy hút mùi sau khi kết thúc quá trình nấu nướng giúp tiết kiệm điện nhưng lại là thói quen không hề tốt. Thực chất máy hút mùi cần thời gian để có thể loại bỏ hoàn toàn khí thải trong bếp. Nếu bạn dùng lửa quá lớn trong lúc nấu ăn, sau đó ngay lập tức tắt máy hút mùi đi thì lượng chất gây ung thư phổi vẫn còn tồn tại trong không khí.

Đánh trận với những lần vệ sinh, lau chùi bếp

Vệ sinh, lau chùi căn bếp luôn là mối bận tâm đối với bà nội trợ

Trong những căn bếp kiểu cũ sử dụng gạch men hoặc bê tông thì việc lau chùi vệ sinh tốn rất nhiều công sức nhưng cũng chưa hẳn đã sạch theo ý bạn muốn. Một số người nội trợ còn bị mắc các bệnh về xương khớp, bong gân do thường xuyên cọ xát, sử dụng cổ tay quá nhiều trong lúc làm việc.

[XEM THÊM] “Ấy” Trong Nhà Bếp Có Gì Là Sai? (Chuyện Tình Cô Giáo Bếp)

==> Những lời khuyên về cách nấu ăn an toàn cho sức khỏe từ chuyên gia:

Các loại dầu ăn nguồn gốc thực vật có nhiều axitamin tốt cho sức khỏe

  • Nếu là người nội trợ trong gia đình, bạn cần chọn các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như dầu ô liu, dầu lạc. Chúng có nhiệt độ sôi thấp nên ít tạo ra các chất độc hại.
  • Sử dụng máy hút mùi có độ rộng bao quát bếp nấu. Chiều cao cài đặt phù hợp là cách bếp nấu 90-110cm.
  • Luôn giữ cho máy hút mùi hoạt động trong lúc nấu nướng, sau khi kết thúc việc nấu ăn nên để máy hoạt động thêm 3 – 5 phút nữa.

Không gian bếp tiện nghi và thông thoáng sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư cho bạn

  • Thay đổi kết cấu nhà bếp kiểu cũ để mang lại không gian thoáng đãng, sạch sẽ hơn, việc này góp phần làm giảm các loại vi khuẩn, nấm mốc trong không khí có thể làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người nội trợ.
  • Thay đổi thói quen sử dụng bếp than sang các loại thiết bị bếp hiện đại như bếp từ/điện/gas,.. để giảm thiểu lượng khói thải gây ung thư.
  • Sử dụng các loại chất liệu hiện đại cho tủ bếp như mặt đá nhân tạo, tự nhiên vừa dễ dàng vệ sinh, lau chùi không tốn quá nhiều công sức vừa có giá trị thẩm mỹ cao. Đồng thời giúp người nội trợ tiết kiệm được thời gian và bảo vệ sức khỏe toàn diện.
  • Nên lựa chọn các loại tủ bếp gỗ hiện đại có khả năng chống ẩm mốc hiệu quả, dễ vệ sinh lau chùi và có tuổi thọ cao.