
Bản vẽ thiết kế nội thất nhà phố là “công cụ” để kiến trúc sư “giao tiếp” với chủ đầu tư, và để các nhà thầu nắm rõ được kỹ thuật thi công chuẩn xác. Hiểu đơn giản thì đây là một tập hồ sơ bao gồm nhiều loại bản vẽ bên trong. Chúng sẽ thể hiện chi tiết về phong cách thiết kế, màu sắc, kích thước, vị trí bố trí và vật liệu cụ thể của từng món nội thất nhà phố.

Bản vẽ thiết kế nội thất và tầm quan trọng của nó
Bài viết này của S-housing sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng liên quan đến bản vẽ thiết kế nội thất nhà phố. Đồng thời cũng gợi ý những mẫu thông dụng để bạn tham khảo và lên ý tưởng cho tổ ấm tương lai của mình.
1. Bản vẽ thiết kế nội thất nhà phố 1 trệt 1 lầu
Nhà phố 1 trệt 1 lầu được các đôi vợ chồng trẻ, hoặc các hộ gia đình 2 – 3 thành viên ưa chuộng vì có không gian và mức đầu tư phù hợp. Với diện tích khiêm tốn, việc thiết kế nội thất nhà phố cần đề cao tiêu chí đơn giản và chú trọng về mặt công năng sử dụng.
Dự án: Nhà phố 2 tầng 4x12m, Phong cách Hiện đại

Thiết kế mặt tiền hiện đại của nhà phố 1 trệt 1 lầu
1.1 Bản vẽ 2D – Mặt bằng bố trí nội thất Tầng trệt và Lầu 01
Tầng trệt là không gian sinh hoạt chung, gồm phòng khách và phòng bếp. Phía trước còn có một khoảng sân nhỏ dành cho việc giải trí, thư giãn của gia đình.

Bản vẽ thiết kế nội thất tầng trệt của nhà phố
Trên lầu 01 là không gian phòng thờ và phòng ngủ.

Phòng thờ được đặt ở nơi có ban công lớn hướng ra mặt tiền nhiều ánh sáng của nhà phố, còn phòng ngủ thì được bố trí phía trong cách 1 sảnh thang
1.2. Phối cảnh 3D – Không gian tương ứng
Dưới đây là phối cảnh nội thất tương ứng như trong bản vẽ thiết kế. Nhược điểm của ngôi nhà này là bề ngang hạn chế mà chiều sâu lại lớn khiến thiếu hụt ánh sáng tự nhiên. Vậy S-housing đã giải quyết nó bằng cách nào?
Có thể bạn chưa biết: Phối cảnh 3D là bước cực kỳ quan trọng vì chỉ khi gia chủ đồng ý với thiết kế 3D và không chỉnh sửa gì thêm thì các bước tiếp theo như bản vẽ kỹ thuật 2D, bản vẽ xin phép mới được tiếp tục triển khai.

Phần sân trước trồng nhiều cây xanh và có ghế xích đu thư giãn

Phòng khách với bố trí tông màu gỗ trầm đơn giản mà sang trọng
Để khắc phục bề ngang hẹp, KTS S-housing đã thiết kế phòng khách liền bếp, bố trí giếng trời ở góc bếp và sử dụng kính để ốp tường gần bàn ăn.

Thiết kế sử dụng không gian mở để tối ưu không gian

Khu vực bếp được bố trí tiểu cảnh giếng trời để đưa ánh sáng vào cả phần sau ngôi nhà

Sử dụng kính thủy tinh ốp tường để “ăn gian” độ rộng cho nhà phố

Góc nhìn từ trong ra ngoài của tầng trệt nhà phố
Lên đến tầng 1 là không gian phòng thờ và phòng ngủ. Phòng thờ được thiết kế thành một không gian tích hợp, bao gồm cả khu giặt giũ và góc đọc sách. Vậy nên, nó được đặt ở nơi có ban công lớn hướng ra mặt tiền nhiều ánh sáng của nhà phố. Còn phòng ngủ + WC thì được bố trí phía trong, ngay bên cạnh giếng trời.

Sử dụng kệ thờ treo tường để tiết kiệm diện tích và đảm bảo sự tôn nghiêm

Bên dưới là hệ tủ quần áo lớn có thiết kế thông minh, tối ưu công năng

Ghế thư giãn đặt gần cửa nhiều ánh sáng tự nhiên và quan cảnh đẹp

Khu vực phòng ngủ phụ nằm gọn gàng trong một góc kín đáo, quang đãng trên lầu 1

Sử dụng bàn trang điểm gắn tường giúp dễ dàng lau dọn

Sử dụng cửa lùa ngang để tiết kiệm diện tích cho phòng ngủ

Cả phòng ngủ và toilet đều có cửa sổ hướng ra giếng trời để đón ánh sáng
2. Bản vẽ thiết kế nội thất nhà phố 3 tầng
Dự án: Nhà phố 3 tầng 7.5x10m – Phong cách Hiện đại
2.1. Bản vẽ 2D – Mặt bằng bố trí nội thất Tầng trệt và 2 tầng lầu
Tầng trệt nhà phố có khu vực sân trước dành cho việc đậu xe và làm gara ô tô. Bên trong là không gian mở được tạo ra từ việc bố trí phòng khách liền bếp và giếng trời ở trung tâm.

Bản vẽ thiết kế nội thất tầng trệt nhà phố 3 tầng
Lên đến tầng 2 là toàn bộ không gian phòng ngủ riêng tư của các thành viên trong gia đình bao gồm 2 phòng ngủ.

Bản vẽ thiết kế nội thất tầng 1 của nhà phố 3 tầng
Ở tầng 3 cao nhất, mặt sàn được chia thành 3 khu vực rõ rệt: phòng sinh hoạt chung, phòng thờ và phòng giặt phơi.

Bản vẽ thiết kế nội thất tầng 2 của nhà phố 3 tầng
2.2. Phối cảnh 3D – Không gian tương ứng
Dưới đây là phối cảnh nội thất tương ứng như trong bản vẽ thiết kế. Khó khăn của ngôi nhà này là phải đảm bảo đủ khu vực chức năng trên mỗi tầng và đáp ứng phong thủy theo nhu cầu của gia chủ. Vậy S-housing đã giải quyết nó bằng cách nào?

Thay vì chỉ “né” điểm xấu, các KTS đã biến thách thức thành cơ hội để tối ưu hóa mặt bằng

Phòng khách liền kề với bếp – ăn giải phóng “điểm nghẽn năng lượng” – tối ưu hóa luồng “Khí” tự nhiên & công năng

Mở hai cửa sổ nhỏ ở hai bên sofa thay vì ngay đằng sau để đảm bảo ánh sáng và thế “tựa sơn” theo phong thủy

Tủ tivi liền khối và tivi được nằm âm chính giữa giữ cho bề mặt phòng khách không bị rối rắm

Sử dụng tủ bếp chữ L triệt tiêu góc chết để tối ưu diện tích
Cửa sau giờ vừa đảm bảo phong thủy vừa tận dụng ánh sáng khu vực giếng trời sau.

Cửa sau trong thiết kế đã được dịch hẳn sang một bên hóa giải thế “Đại Không Vong”

Cầu thang dẫn lên lầu 01 mang yếu tố riêng tư nên được nằm khuất để đảm bảo dòng “Khí” không hỗn loạn
Trên lầu 01, phòng ngủ bố mẹ nằm kế sảnh thang được thiết kế trầm ổn và nhã nhặn với gam màu trung tính.

Bên trong phòng master bao gồm nhiều tiện ích: giường, tủ quần áo, bàn trà nhỏ, kệ tivi và bàn trang điểm

Không sử dụng kệ tivi để loại bỏ vách ngăn cứng mở rộng không gian phòng ngủ

Phòng thay đồ phòng ngủ master rộng rãi, sử dụng cửa sổ lớn để mang ánh sáng tự nhiên vào phòng

Không gian liền mạch và thông thoáng nhờ loại bỏ các vách ngăn truyền thống
Đối diện phòng ngủ master, phòng ngủ phụ được thiết kế đơn giản hơn, chủ yếu tập trung vào những công năng cơ bản và đặc biệt phải có một bàn học đầy đủ ánh sáng.

Phối cảnh nội thất phòng ngủ phụ cho con trong nhà phố 3 tầng

Thiết kế ánh sáng khoa học cho từng khu vực chức năng
Ở tầng 3, ban công giếng trời được dùng để cung cấp ánh sáng cho không gian thờ phụng và sinh hoạt chung của gia đình.
Phòng thờ được đặt ở vị trí mặt tiền, thiết kế hệ cửa kính bao quanh mang lại ánh sáng tự nhiên dồi dào.

Gỗ óc chó nâu trầm được dùng làm chất liệu chính, tạo ra cảm giác ấm cúng và trang trọng cho nơi thờ phụng của gia đình

Sử dụng cửa chớp hết chiều dài bức tường để tận dụng ánh sáng tự nhiên

Góc kín đáo, linh thiêng được đặt ở nơi cao và tách biệt nhất trong ngôi nhà
3. Bản vẽ thiết kế nội thất nhà phố 3 tầng 1 tum
Dự án: Nhà phố 6x20m – Phong cách Hiện đại
3.1. Bản vẽ 2D – Mặt bằng bố trí nội thất Tầng trệt và 3 tầng lầu
Với chiều sâu lý tưởng, tầng trệt nhà phố dưới đây được dùng để thiết kế phòng khách phía trước, tới khu vực cầu thang chữ U và phòng bếp phía sau.

Bản vẽ thiết kế nội thất tầng trệt của nhà phố 3 tầng 1 tum
Phòng ngủ ông bà được bố trí ở tầng 1 để giảm bớt việc phải leo lầu. Bên cạnh là phòng ngủ của bố mẹ, có khu vực ban công để thư giãn.

Bản vẽ thiết kế nội thất tầng 1 của nhà phố 3 tầng 1 tum
Nếu tầng 1 là không gian nghỉ ngơi của người lớn, thì tầng 2 nhà phố được dùng để bố trí các phòng ngủ trẻ em.

Bản vẽ thiết kế nội thất tầng 2 của nhà phố 3 tầng 1 tum
Lên đến tầng cao nhất, không gian trong nhà được dùng để bố trí phòng thờ và phòng giặt giũ. Sân thượng bên ngoài thì được dùng để thiết kế khu vực ăn uống, thư giãn.

Bản vẽ thiết kế nội thất tầng tum của nhà phố
3.2. Phối cảnh 3D – Không gian tương ứng
Dưới đây là mẫu phối cảnh nội thất nhà phố 3 tầng 1 tum tương ứng với bản vẽ kỹ thuật ở trên. Các KTS của S-housing đã tối ưu được các công năng mà không làm mất đi yếu tố thẩm mỹ của ngôi nhà.

Phối cảnh nội thất phòng khách của nhà phố 3 tầng 1 tum

Khu vực cầu thang chữ U ở trung tâm nhà phố

Đối diện đặt một chiếc piano theo mong muốn của gia chủ

Phối cảnh nội thất phòng khách nhà phố 3 tầng 1 tum
Không gian mở phòng khách liền bếp chính xác là bố cục được ứng dụng phổ biến trong hầu hết mọi căn nhà phố. Dọc theo chiều dài ngôi nhà được bố trí nhiều cửa sổ giúp tận dụng hiệu quả ánh sáng tự nhiên.

Nội thất phòng khách mang kiểu dáng sang trọng và cao cấp

Phòng bếp tiện nghi với hàng loạt tiện ích được trang bị
Ngay trên lầu 01 là phòng ngủ ông bà với nội thất được bố trí gọn gàng, không che chắn lối đi để ông bà dễ dàng di chuyển. Tại khu vực phòng tắm còn được chú ý lắp đặt thêm tay vịn để đảm bảo tính an toàn.

Phòng ngủ của ông bà kín đáo, ấm cúng với tông màu trầm dịu dàng với đôi mắt đã có tuổi

Vách ngăn để treo tivi giúp tiết kiệm diện tích thay cho một vách tường bí bách

Lối đi được thiết kế rộng rãi, không có vật chắn để ông bà dễ đi lại

Toilet phòng ông bà được lắp tay vịn tại khu vực tắm đứng để đảm bảo an toàn
Ở ngay gần bên để dễ chăm sóc ông bà là phòng ngủ bố mẹ được đầu tư về mặt công năng và chú trọng vào tính hiện đại.

Phòng ngủ master với điểm nhấn là tủ quần áo tích hợp bàn trang điểm ở giữa phân chia đồ của bố và mẹ

Thay thế tivi truyền thống bằng màn hình máy chiếu hiện đại

Khu vực ban công phía bên ngoài phòng ngủ bố mẹ

Bồn tắm đặt cạnh cửa sổ lớn có quan cảnh tuyệt đẹp
Cạnh bên phòng ngủ của bố mẹ là phòng ngủ con gái lớn nên có phần ưu ái hơn về mặt diện tích và điều kiện ánh sáng vì được thiết kế tới 2 ban công.

Phối cảnh nội thất phòng ngủ chị gái tại tầng 3 của nhà phố

Tủ tivi tích hợp vách ngăn để phân chia khu vực giường với không gian bên ngoài

Bàn trang điểm có thiết kế gương hạt xoài độc đáo

Phối cảnh phòng ngủ bé trai trong bản vẽ thiết kế nội thất nhà phố 3 tầng 1 tum

Sử dụng giường tầng thông minh giúp tối ưu không gian
Các phụ huynh có thể tham khảo mẫu giường tầng như trên khi thiết kế phòng ngủ bé trai của mình. Tận dụng khoảng trống bên dưới giường tầng để bố trí góc học tập ngăn nắp. Cầu thang bên cạnh có kích thước bậc thang lớn, đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhỏ. Các bậc thang còn được tích hợp với ngăn kéo tiện dụng để bé có thể lưu trữ đồ chơi, tài liệu học tập, quần áo,… một cách dễ dàng.
Tại tầng tum, không gian trong nhà được dùng để bố trí phòng thờ và phòng giặt giũ. Phần sân thượng bên ngoài thì được dùng để thiết kế khu vực ăn uống, thư giãn cuối tuần dành cho cả gia đình.

Không gian phòng thờ trong thiết kế nhà phố 3 tầng 1 tum hiện đại

Bàn thờ được đặt xoay về hướng cửa dẫn ra sân thượng thoáng đãng
Bên ngoài, khu vực sân thượng được lắp đặt giàn cây leo để che chắn bớt ánh nắng, tạo cảm giác mát mẻ.

Sân thượng được thiết kế một khu vực BBQ hiện đại

Xung quanh được trồng những loại cây xanh đúng với sở thích gia chủ
4. Hồ sơ bản vẽ thiết kế nội thất nhà phố đầy đủ gồm những gì?
4.1 Danh mục bản vẽ thiết kế
Danh mục bản vẽ thiết kế là một bảng kê chi tiết các bản vẽ bao gồm trong một bộ hồ sơ thiết kế nội thất nhà phố. Nó thể hiện các nội dung sau:
- Thông tin của công trình: tên gọi, mã số, địa điểm xây dựng.
- Thông tin chủ đầu tư: Họ tên, địa chỉ của chủ đầu tư.
- Thông tin đơn vị thực hiện: Tên và địa chỉ của đơn vị thiết kế thi công nội thất.
- Mục lục bản vẽ: bao gồm thông tin chi tiết về các bản vẽ (tên bản vẽ, số bản, tỷ lệ, người tạo, ngày lập, mã số, ký hiệu bản vẽ).
- Ghi chú, phụ lục các tài liệu đính kèm (nếu có).

Danh mục bản vẽ được đặt ở vị trí đầu tiên trong bộ hồ sơ, mục đích là để chủ đầu tư dễ dàng tra cứu và tìm kiếm bản vẽ
4.2 Bản vẽ phối cảnh nội thất 3D
Phối cảnh nội thất 3D là không gian mô phỏng ngôi nhà sau khi được hoàn thành bằng các hình ảnh 3D. Mục đích thường là cho các gia chủ nhìn thấy trước màu sơn, vật liệu, hiệu ứng ánh sáng để có thể cùng các KTS chỉnh sửa trước khi đến bước tiếp theo.

Sau khi xem phối cảnh và hình dung có thể dễ dàng đưa ra các yêu cầu sửa đổi, điều chỉnh thiết kế sao cho ưng ý nhất
Tìm hiểu thêm: Phối cảnh nội thất là gì? Top mẫu phối cảnh nội thất đẹp 2025
4.3 Bản vẽ kỹ thuật 2D
Bản vẽ 2D là bản vẽ được bóc tách kỹ thuật từ bản vẽ 3D, bao gồm những hình ảnh thể hiện chi tiết về kích thước, vị trí, hình dạng, cấu tạo và vật liệu của từng hạng mục nội thất nhà phố dưới dạng mặt phẳng.

Bản vẽ 2D thể hiện chi tiết các thông tin kỹ thuật của nội thất nhà phố
4.4 Bản vẽ khai triển
Loại bản vẽ này được sử dụng như một tài liệu hướng dẫn thi công. Những nội dung nó cung cấp bao gồm:
- Sơ đồ hệ thống điện, chiếu sáng, internet, điều hòa, cấp thoát nước…
- Ghi chú rõ về vật liệu, cách ốp lát, cấu tạo trần thạch cao…
- Bản vẽ cấu tạo riêng, ghi rõ kích thước, loại vật liệu, loại bản lề, ray trượt của từng chiếc tủ, kệ, giường… để xưởng sản xuất có thể tạo ra sản phẩm chính xác 100% như thiết kế.

Một trang của bản vẽ khai triển một dự án của S-housing
4.5. Bản vẽ xin phép
Bản vẽ xin phép sẽ tập hợp tất cả các bản vẽ ở trên để trình lên các cơ quan có thẩm quyền nhằm xin giấy phép thi công nội thất.
- Mặt bằng bố trí nội thất nội thất
- Mặt đứng nội thất
- Mặt cắt nội thất
- Bản mô tả vật liệu
- Các thông tin khác

Mẫu bản vẽ xin phép được dùng để trình lên cơ quan có thẩm quyền
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn đã có những ý tưởng riêng cho tổ ấm tương lai của mình. Đồng thời cũng dễ dàng hơn trong việc dự trù kinh phí, quản lý tiến độ và chất lượng thiết kế – thi công.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về bản vẽ thiết kế nội thất nhà phố, hãy liên hệ S-housing qua những kênh sau đây để được giải đáp ngay nhé!
Công ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing
- Văn phòng và Showroom tại HCM: 02 Đường số 37, KDC Vạn Phúc City, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức
- Văn phòng tại HCM 2: V3 – 43 khu Manhattan Vinhome Grand Park, Q9, TP. Thủ Đức
- Showroom 3: Bảo tàng Văn học Việt Nam, Ngõ 275 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
- Hotline: 090 167 0099
Có thể bạn quan tâm
- 8 lưu ý khi thiết kế nội thất nhà phố có thể bạn chưa biết