Đợt tủ chính là các khoảng không dùng để lưu trữ, cất giữ trong tủ. Mỗi đợt chức năng được thiết kế để lưu trữ các sản phẩm khác nhau, vì vậy cần có các chốt đợt để cố định các đợt tủ và cánh tủ với nhau sao cho thật chắc chắn. Vậy chốt đợt là gì? Loại chốt đợt nào tốt hiện nay? Hãy cùng S-housing khám phá ngay trong bài viết này nhé.
Chốt đợt là gì?
Chốt đợt là thanh cài thông qua các lỗ có sẵn để liên kết tấm đợt vào cánh và thùng tủ, hoặc các vật cần ghép nối khác.
Lưu ý khi lựa chọn chốt đợt:
– Dựa vào hình thức của vật cần ghép nối như kệ tủ hay giá đỡ để lựa chọn loại chốt đợt có kết cấu phù hợp.
– Mỗi loại chốt đợt sẽ có khả năng chịu các trọng lượng khác nhau, vì vậy cần xem xét những vật dụng cần lưu trữ trên kệ để lựa chọn loại chốt có trọng tải phù hợp.
– Lựa chọn chốt đợt có thiết kế và chất liệu hài hòa, đồng nhất với thiết kế và phong cách trang trí của tủ hoặc căn phòng.
Các loại chốt đợt tốt nhất hiện nay
Chốt đợt lắp ấn thông thường
Chốt đợt lắp ấn với bề mặt được mạ kẽm, thiết lập cơ cấu có thể điều chỉnh được sử dụng rộng rãi trong tủ bếp và tủ quần áo. Chúng có thể dễ dàng điều chỉnh và mang đến một giải pháp tủ kệ kín đáo với khả năng tăng giảm chiều cao, sử dụng được cho cả kệ kính và gỗ với tải trọng lên tới 80kg.
Chốt đợt lắp ấn có rãnh đôi
– Chốt đợt lắp ấn phiên bản có rãnh đôi được làm từ hợp kim kẽm, có chân đỡ bằng nhựa trong suốt có giá trị sử dụng và thẩm mỹ cao.
– Lắp ấn vào lỗ khoan Ø 5 mm, với tải trọng của mỗi chốt đợt là 6,25 kg, chốt đợt có rãnh đôi bản kẽm được sử dụng chủ yếu cho kệ kính.
– Ngoài ra, chốt đợt lắp ấn có rãnh đôi còn có phiên bản nhựa được nhiều người sử dụng, sản phẩm có bản màu nâu và trắng, dùng làm chốt đỡ Ixconnect.
Chốt đợt âm
– Chốt đợt âm là một sản phẩm có thiết kế tối giản được làm từ chất liệu kẽm với bề mặt mạ kẽm, tạo ra các “kệ nổi” với các phần liên kết, phụ kiện không thể nhìn thấy.
– Khi lắp đặt chốt đợt âm, cần có ít nhất 2 rãnh đối xứng (kích thước và chiều rộng tuỳ theo loại cơ cấu chốt đợt) để trượt vào khung kệ gắn cố định trên tường. Sau khi gắn xong chiếc kệ, cần thực hiện các điều chỉnh để mặt kệ cân bằng.
Nhờ khả năng chịu được sức nặng tốt, tiết kiệm chi phí khoan lỗ và dễ dàng tháo lắp di dời, sản phẩm được sử dụng để lắp đặt kệ trưng bày cho nhiều không gian như: nhà bếp, phòng ngủ, phòng tắm,… góp phần tạo nên một không gian tối giản mà tinh tế.
Bài viết liên quan
- Nên lựa chọn thế nào giữa các loại bản lề giảm chấn tủ bếp?
- Vẻ đẹp thanh thoát trong kiến trúc hiện đại với lam gỗ