Chất liệu gỗ là một trong những thành tố không thể thiếu trong mọi công trình kiến trúc nội thất. Bên cạnh những loại gỗ công nghiệp hiện đại, chất liệu gỗ tự nhiên truyền thống vẫn chiếm một ví trí không hề nhỏ trong gu thẩm mỹ của nhiều khách hàng. Bởi vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cùng vân gỗ tự nhiên, độ bền và mùi hương cực kỳ đặc biệt mà chất liệu này đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong mắt người dùng.
Sơ lược về gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên là gì?
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác trực tiếp trong thiên nhiên hoặc các rừng cây trồng lấy gỗ, nhựa, quả hoặc tinh dầu. Các cây gỗ được lựa chọn để khai thác phải có phần thân cứng chắc và đặt tiêu chuẩn để chế biến thành vật liệu gỗ sử dụng cho nội thất.
Ưu và nhược điểm của gỗ tự nhiên
+ Ưu điểm
– Nội thất gỗ tự nhiên có độ bền và độ cứng cáp cao.
– Chất liệu gỗ tự nhiên có thể dễ dàng chế tác, tạo hình nhiều kiểu dáng
– Không bị ăn mòn hay hỏng hóc trong môi trường ẩm ướt
– Chất gỗ dẻo dai, kết cấu chắc chắn nên chịu được tác động lực từ bên ngoài.
+ Nhược điểm
– Dễ bị co ngót, cong vênh sau một thời gian sử dụng.
– Cần được gia công kỹ lưỡng bởi thợ có tay nghề cao mới đạt tiêu chuẩn thi công nội thất.
– Cần lựa chọn không gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ.
– Nếu không bảo quản đúng cách, tuổi thọ và chất lượng của nội thất gỗ tự nhiên sẽ nhanh chóng xuống cấp.
Đặc điểm của các loại gỗ tự nhiên được yêu thích trong thi công nội thất
Gỗ sồi
Trong văn hóa phương tây thì gỗ sồi rất được ưa chuộng bởi chất lượng tốt và độ bền cao. Có hai loại gỗ sồi phổ biến là gỗi sồi trắng và đỏ. Mỗi loại gỗ sẽ có chất lượng màu sắc và các vân gỗ khác nhau. Gỗ sồi trắng có khả năng chống thấm tốt hơn và có vân gỗ đa dạng hơn gỗ sồi đỏ.
Đặc điểm nổi bật của gỗ sồi:
– Đa phần là màu nhạt, tâm gỗ có màu nâu nhạt và sậm dần. Đơn vị thi công có thể sơn PU màu gỗ sồi sáng, tối tùy sở thích khách hàng.
– Vân của gỗ sồi là dạng vân núi hoặc vân thẳng với nhiều đốm hình.
– Mức giá trung bình cao
– Gỗ có độ cứng chắc cao, trọng lượng nhẹ, chịu lực rất tốt.
– Dễ dàng uốn cong, tạo hình bằng hơi nước, độ bám đinh/ốc vít cao.
– Khả năng chịu ẩm cao, hạn chế cong vênh nứt nẻ, tránh được tình trạng môi mọt tấn công.
– Thích hợp với các thiết kế nội thất từ trung bình đến cao cấp như ván sàn, bàn ghế/tủ kệ gỗ được chạm khắc các chi tiết tinh xảo, cửa gỗ hoặc tủ bếp đẹp.
XEM THÊM: Thông tin về Gỗ Sồi
Gỗ cao su
Gỗ cao su được sử dụng phổ biến trên thị trường vì mức giá tương đối thấp so với các loại gỗ tự nhiên khác. Gỗ cao su thường được dùng gia công bàn ăn, bàn trà, giường ngủ hoặc các hạng mục tủ kệ trong gia đình.
Đặc điểm nổi bật của gỗ cao su:
– Có màu sắc từ vàng nhạt đến nâu trung bình, hoặc vàng nhạt có các vệt nâu. Độ tuổi của cây càng lớn, màu sắc càng có xu hướng tối đi.
– Vân gỗ thẳng với kết cấu hơi thô và mở.
– Mức giá trung bình.
– Thích hợp với các thiết kế nội thất gia dụng trung bình như bếp, giường, tủ, bàn ghế.
Gỗ xoan đào
Gỗ xoan đào là loại gỗ được nhập khẩu từ một số nước lân cận như Lào và Campuchia. Một số nơi còn gọi gỗ xoan đào là gỗ Cáng lò, Sapele,..
Đặc điểm nổi bật của gỗ xoan đào:
– Tâm gỗ có màu nâu vàng cho đến nâu đỏ. Độ tuổi của gỗ càng cao thì sắc gỗ có xu hướng tối dần đi.
– Vân gỗ được lồng vào nhau, thỉnh thoảng có lượn sóng.
– Độ cứng, chắc cao, có khả năng chịu lực và chịu nén tốt.
– Ít xảy ra trường hợp cong vênh, co ngót, mối mọt sau một thời gian sử dụng.
– Mức giá cao
– Thích hợp sử dụng để chế tạo ván gỗ Veneer hoặc gỗ dán. Các thiết kế nội thất gỗ xoan đào phổ biến gồm có tủ gỗ, sàn gỗ, thuyền, bộ bàn ghế chạm khắc.
XEM THÊM: Thông tin về Gỗ Xoan Đào
Gỗ tần bì
Gỗ tần bì được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất bởi sở hữu nhiêu ưu điểm về độ bền, khả năng chịu lực.
Đặc điểm nổi bật của gỗ tần bì:
– Dát gỗ có màu vàng nhạt đến gần trắng, phần tâm bên trong có màu sắc đa dạng (nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt có sọc nâu).
– Bề mặt gỗ thô đều, có vân gỗ thẳng và to.
– Có khả năng chịu lực tương ứng với trọng lượng của gỗ. Độ kháng va chạm của gỗ tần bì được đánh giá cao.
– Dát gỗ dễ bị mối mọt tấn công nên cần phải được xử lý kỹ lưỡng. Tâm gỗ không thấm chất bảo quản.
– Có khả năng chịu máy tốt, độ bám ốc/đinh và dính keo cao, giúp việc gia công, lắp đặt thuận tiện. Bên cạnh đó chúng còn dễ nhuộm màu và đánh bóng, ít bị biến dạng khi sấy.
– Mức giá trung bình cao.
– Thích hợp với các thiết kế nội thất từ trung bình đến cao cấp như: ván sàn, đồ gỗ, chạm khắc các chi tiết và gờ trang trí nội thất, các loại cửa hoặc tủ bếp gỗ tự nhiên.
Ứng dụng của gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất
Chất liệu gỗ tự nhiên sang trọng, có độ bền cao thường được nhiều gia chủ yêu thích ứng dụng trong thiết kế nội thất. Một số vật dụng nội thất yêu cầu tính thẩm mỹ cao, dành cho một số đối tượng khách hàng đặc biệt hay mang yếu tố truyền thống, phong thủy cũng được dùng gỗ tự nhiên để gia công.
Bài viết liên quan
- 50+ mẫu tủ bếp gỗ tự nhiên bền đẹp, sang trọng nhất hiện nay
- Bề mặt tấm phủ sơn 2k ứng dụng trong nội thất đồ gỗ là gì?
- Đá ốp trang trí – chất liệu vừa lạ vừa quen trong không gian sống
- Thiết kế nội thất căn hộ, nhà phố, biệt thự đẹp nhất Sài Gòn