Giải pháp chống ẩm thấp, ngập nước hiệu quả cho tủ bếp gỗ

Tủ bếp gỗ Melamine An Cường

Trong những căn bếp hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều mối lo ngại về ẩm thấp, ngập nước khiến các bà nội trợ đau đầu. Nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả thì về lâu về dài sẽ tiêu hao chi phí sửa chửa, thậm chí làm giảm chất lượng của bộ tủ bếp. Bài viết bên dưới là một số chia sẻ về kinh nghiệm giải pháp chống ẩm thấp, ngập nước hiệu quả cho tủ bếp gỗ.

Nguyên nhân khiến tủ bếp bị ẩm thấp, ngập nước

Giải pháp chống ẩm thấp là gì?

Các lí do khiến bếp nhà bạn bị ẩm thấp, ngập nước

  1. Tình trạng ngập nước, ẩm thấp trong tủ bếp gỗ thường xảy ra khi vòi nước bị hỏng dẫn đến rò rỉ nước lâu ngày.
  2. Đường ống nước không được kiểm tra định kỳ cũng dẫn đến tình trạng ngập nước, rỉ nước trong tủ bếp
  3. Sử dụng vòi nước, bồn rửa kém chất lượng cũng khiến vật dụng bếp nhanh hỏng, rò rỉ nước ra tủ bếp.
  4. Chưa có phương án chống nước tuyệt đối cho bồn rửa, khiến nước thấm vào tủ bếp trong quá trình sử dụng.
  5. Vật dụng bếp sau khi sử dụng chưa được vệ sinh khô ráo nên khi lưu trữ trong tủ bếp gỗ sẽ bị thấm nước dẫn đến ẩm mốc.
  6. Thói quen sử dụng tủ bếp gỗ chưa khoa học, thường xuyên để khu vực bồn rửa và sơ chế ẩm ướt, gây thấm nước ra tủ bếp.
  7. Tủ bếp gỗ và khu vực bếp chưa được vệ sinh đúng cách dễ dẫn đến ẩm thấp lâu ngày. Đặc biệt là phần gầm tủ bếp thường bị bám bẩn và tồn đọng hơi nước, dầu mỡ sau thời gian sử dụng.

Các giải pháp chống ẩm thấp, ngập nước cho tủ bếp gỗ

Sử dụng thiết kế riêng cho khu vực bồn rửa

Giải pháp chống ẩm thấp cho tủ bếp

Khu vực bồn rửa cần được chú ý khi thiết kế bếp

  • Lựa chọn thiết kế bồn rửa phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng chất đầy bát đĩa dơ trong bồn rửa gây tràn nước ra tủ bếp gỗ.
  • Nếu gia đình có từ 3 – 4 thành viên thì nên chọn chậu rửa đôi thay vì chậu đơn để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
  • Khi thiết kế tủ bếp cần phải lắp đặt thêm bộ chênh lệch bồn rửa bằng nhựa WPB để đảm bảo chống thấm nước ra tủ bếp gỗ.
  • Khu vực bồn rửa nên được đặt cách bếp nấu hoặc tủ thiết bị ít nhất 90cm để đảm bảo an toàn.
  • Đối với tủ bếp gỗ có từ 2 đến 3 nhánh như L, G, U thì bồn rửa nên được bố trí tách biệt để khi xảy ra tình trạng thấm nước, ngập nước, các phần khác của tủ bếp sẽ ít bị ảnh hưởng.

Sử dụng phụ kiện lưu trữ cho tủ bếp

Giải pháp chống ẩm thấp là sửa dụng khay chia muỗng đĩa

Sử dụng các loại phụ kiện thông minh để giữ tủ bếp luôn bền đẹp

  • Các khu vực lưu trữ vật dụng dễ gây ẩm thấp, thấm nước trong tủ bếp gỗ thường là nơi cất giữ chén đĩa, xoong nồi và muỗng đũa.
  • Gia chủ nên bố trí khay chia muỗng đũa bên dưới khu vực bếp nấu để hong khô vật dụng, tránh tình trạng nước từ vật dụng thấm vào tủ bếp gỗ gây ẩm mốc.
  • Sử dụng kệ bát đĩa để giữ bát đĩa khô ráo, tạo sự thông thoáng cho không gian trong tủ, tránh đọng nước, thấm nước vào tủ bếp.

Lựa chọn chất liệu cho tủ bếp gỗ

Sử dụng chất liệu tốt là giải pháp chống ẩm thấp

Căn bếp sử dụng nhựa WPB cho bồn rửa chống thấm nước do S-housing thực hiện

  • Chất liệu thường được sử dụng để chống ẩm thấp, ngập nước cho tủ bếp là gỗ công nghiệp chống ẩm và nhựa WPB.
  • Chất liệu nhựa WPB chống nước tuyệt đối có giá thành cao nên chủ yếu được dùng gia công cho bộ chênh lệch bồn rửa.
Giải pháp chống ẩm thấp bằng phủ Laminate

Tủ bếp gỗ phủ Laminate chống ẩm thấp, ngập nước do S-housing thiết kế và thi công

  • Chất liệu gỗ công nghiệp chống ẩm phủ Laminate được dùng để gia công tủ bếp phổ biến hơn. Bề mặt Laminate dày dặn, bao phủ toàn bộ lõi gỗ bên trong giúp giảm thiểu tình trạng thấm nước, ngập nước trong tủ bếp.
Bộ tủ bếp gỗ phủ Acrylic được thiết kế và thi công bởi S-housing

Bộ tủ bếp gỗ phủ Acrylic được thiết kế và thi công bởi S-housing

Bài viết liên quan

Đánh giá bài viết

Tác giả: Nguyễn Nam

Xin chào! Tôi là Nguyễn Nam. Tôi là một lập trình viên có khả năng hình dung không gian và tưởng tượng tốt, là một phong thủy sư sau nhiều năm nghiên cứu và thực hành với bút danh là Chân Vũ.
Để áp dụng những kiến thức và khả năng của mình vào một công việc và sản phẩm cụ thể, Tôi chọn nội thất, bởi lẽ trước đây tôi tham gia phụ mộc cho xưởng sản xuất kiếm tiền ăn học. Tôi có kiến thức và quy trình giúp tôi hiểu thế nào là giá trị cốt lõi của một sản phẩm chất lượng mà khách hàng thật sự mong muốn. Và hôm nay, tôi ở đây, với cương vị là người sáng lập ra thương hiệu Nội thất S-Housing, sẵn sàng dùng những kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn của mình để chia sẻ với bạn về những bí quyết kiến tạo tổ ấm đẹp và bền vững.