
Phòng bếp nhà phố thường có diện tích nhỏ do đặc trưng của kiểu nhà này. Vậy làm thế nào để tối ưu diện tích và vẫn giữ được sự bắt mắt cho gian bếp? Phong cách và xu hướng thiết kế phòng bếp nào đang thịnh hành? Có cần thuê đơn vị thiết kế chuyên nghiệp không và chi phí bao nhiêu? S-housing sẽ giải đáp tất cả trong bài viết dưới đây. Xem ngay nếu bạn đang tìm ý tưởng mới mẻ và sáng tạo cho trung tâm sinh hoạt của gia đình mình nhé!
1. Vì sao thiết kế phòng bếp nhà phố quan trọng?

Thiết kế phòng bếp nhà phố giúp tối ưu hóa không gian
Nhà phố thường có chiều dài lớn nhưng bề ngang hẹp, chỉ từ 5 đến 8m. Vì vậy, việc bày trí đồ đạc cần phải thật khoa học để tận dụng tối đa ưu thế về chiều sâu và giải quyết vấn đề về chiều ngang hạn chế. Dưới đây là 4 lý do cho thấy việc thiết kế nội thất phòng bếp rất quan trọng đối với nhà phố:
- Tối ưu hóa không gian: Phòng bếp nhà phố có diện tích hạn chế nên việc thiết kế nội thất giúp tận dụng hiệu quả mọi mét vuông. Các vật dụng được bố trí hợp lý tạo ra sự thông thoáng và rộng rãi.
- Thuận tiện trong sinh hoạt: Các khu vực sơ chế, lưu trữ, nấu nướng và ăn uống được sắp xếp khoa học, giúp dễ dàng tìm kiếm vật dụng, nấu ăn và dọn dẹp, nâng cao chất lượng sinh hoạt hàng ngày.
- Nâng cao thẩm mỹ: Thiết kế phòng bếp hài hòa với phong cách chủ đạo của nhà phố, tạo nên một không gian thẩm mỹ cao. Một phòng bếp bắt mắt không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn làm gia chủ tự hào khi đón khách.
- Đảm bảo tính an toàn: Việc lắp đặt các thiết bị, dụng cụ và chọn vật liệu chuyên nghiệp giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn như cháy nổ, trượt ngã và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Mẹo hay giúp tối ưu hóa không gian bếp nhà phố
2.1 Thiết kế phòng bếp mở cho nhà phố
Theo kết quả khảo sát từ 1000 khách hàng đã làm bếp tại S-housing, 85% ưu tiên thiết kế bếp mở kết hợp với phòng khách để tạo không gian thông thoáng và thuận tiện cho sinh hoạt gia đình. Bố cục này được gọi là Phòng khách liền bếp.

Thiết kế phòng bếp mở cho nhà phố tạo cảm giác rộng rãi và thông thoáng hơn
Thiết kế mở không sử dụng tường bê tông ngăn phòng. Thay vào đó, vách ngăn mỏng, kệ sách, tủ rượu, bàn ăn hay cầu thang được dùng để phân chia không gian. Nhờ đó mà các hoạt động trong bếp cũng được đảm bảo riêng tư hơn.
Xem ngay: 30+ mẫu thiết kế phòng khách liền bếp hợp phong thủy gia chủ
2.2 Sử dụng màu sáng để “hack” độ rộng
KTS Nguyễn Hữu Vinh, Phó trưởng khoa Kiến trúc Nội thất tại Đại học Kiến trúc TP.HCM, nhấn mạnh rằng sử dụng màu sắc sáng trong thiết kế nội thất không chỉ mở rộng không gian mà còn tác động tích cực đến tâm trạng. Với phòng bếp nhà phố diện tích nhỏ, chọn các màu sáng như trắng, kem, beige, nude cho tường, sàn và nội thất lớn sẽ giúp không gian rộng rãi, thoáng đãng và ấm áp hơn.

Gam màu sáng giúp phòng bếp nhà phố thoáng đãng hơn
Nếu lo ngại màu sáng làm phòng bếp đơn điệu, hãy thử phối màu tương phản. Chọn màu sáng cho tường và sàn, sau đó dùng nội thất, đồ decor tối màu để tạo sự đối lập. Cách này sẽ mang lại “nhịp điệu” sống động và cuốn hút cho gian bếp.
2.3 Tối ưu công năng tủ bếp bằng phụ kiện thông minh
Với không gian bếp khiêm tốn, chọn tủ bếp thông minh là giải pháp tối ưu. Dòng tủ này có thiết kế đặc biệt, được tích hợp công nghệ hiện đại và phụ kiện thông minh như: giá bát tự động, ray giảm chấn, kệ góc, đèn LED cảm biến,… giúp tối ưu công năng và thuận tiện cho việc nội trợ.

Phụ kiện tủ bếp thông minh tiết kiệm diện tích cho nhà phố.
Ngoài ra, tủ bếp thông minh hiện nay còn có nhiều kiểu dáng, màu sắc và chất liệu. Bên cạnh giá trị công năng cao, chúng còn giúp nâng tầm thẩm mỹ cho phòng bếp nhà phố.

Tủ bếp tông đen ấn tượng đi kèm nhiều tiện ích hiện đại bên trong
2.4 Dùng đảo bếp tích hợp đa công năng
Đảo bếp ngày càng được ưa chuộng trong các căn bếp hiện đại. Chúng được thiết kế với ngăn kéo hoặc tích hợp bồn rửa, quầy bar,… giúp tăng tiện ích và tạo sự độc đáo cho không gian bếp. Những người thích nấu ăn và có nhiều dụng cụ bếp sẽ thấy bàn đảo rất hữu dụng và cần thiết.

Dùng đảo bếp đa năng sẽ tăng thêm tiện ích cho phòng bếp nhà phố
Tuy nhiên, cần lưu ý diện tích phòng bếp khi lắp đặt đảo bếp. Nếu không gian hẹp, đảo bếp có thể làm cho phòng bếp chật chội và bất tiện.
2.5 Luôn giữ phòng bếp gọn gàng, ngăn nắp
Giữ sự gọn gàng, ngăn nắp cũng là giải pháp hiệu quả giúp bếp trở nên rộng và thoáng hơn. Bởi sự bừa bộn sẽ mang lại cảm giác chật chội, làm bạn mất đi hứng thú trong nấu nướng.

Luôn giữ gian bếp trong trạng thái gọn gàng và ngăn nắp
Muốn bếp gọn gàng thì nên tối ưu công năng lưu trữ của bếp bằng tủ kịch trần, kệ đợt treo tường hay những phụ kiện thông minh. Mặt khác, luôn lau chùi mặt bàn bếp thường xuyên để duy trì độ mới và sự sạch sẽ.
Xem ngay: Những lưu ý khi thiết kế nội thất nhà phố có thể bạn chưa biết
3. Kiểu dáng tủ bếp nào phù hợp với phòng bếp nhà phố?
Kiểu dáng tủ bếp quyết định bố cục không gian và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sử dụng. Dưới đây là những kiểu dáng tủ bếp phù hợp với đặc điểm của phòng bếp nhà phố:
3.1 Tủ bếp chữ L
Tủ bếp chữ L có hai dãy tủ đặt vuông góc với nhau. Kiểu dáng này giúp tận dụng “góc chết” của tường, tiết kiệm diện tích và tạo lối đi thông thoáng cho phòng bếp nhà phố.

Mẫu phòng bếp nhà phố sử dụng tủ bếp chữ L hiện đại có kết hợp bàn đảo
Khoảng trống ở trung tâm tủ bếp chữ L có thể dùng để bố trí bàn ghế ăn tiện lợi. Nếu muốn tăng thêm công năng cho bếp, bạn có thể chọn đặt một bàn đảo đa năng tại khu vực này. Phần bàn đảo này có thể tích hợp với bồn rửa, bàn ăn và có nhiều ngăn kéo bên dưới để lưu trữ vật dụng.

Mẫu phòng bếp nhà phố sử dụng tủ bếp chữ L có bàn ăn
3.2 Tủ bếp chữ U
Tủ bếp chữ U có 3 dãy tủ xếp theo hình chữ U với 3 góc vuông. Thiết kế này tạo ra “tam giác hoạt động” trong bếp, mang lại sự thuận tiện và trơn tru cho việc nấu nướng. Tủ chữ U tận dụng tối đa các góc bếp, tạo ra kho lưu trữ rộng rãi và mang đến một không gian nấu nướng tiện nghi, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các món ăn ngon.

Tủ bếp chữ U nhỏ gọn có quầy bar mini có thể dùng làm bàn ăn
Nếu bạn muốn tăng thêm sự độc đáo cho bếp, hãy sử dụng một dãy tủ để thiết kế quầy bar mini hoặc bàn ăn nhanh. Nên chọn dãy tủ ngoài cùng hoặc không sát tường để áp dụng. Điều này không chỉ tạo ra điểm nhấn ấn tượng, mà còn giúp không gian nấu nướng trở nên linh hoạt và tiện nghi hơn.

Dùng 1 cạnh tủ bếp chữ U để thiết kế bàn ăn tiện dụng cho bếp nhà phố
3.3 Tủ bếp song song
Tủ bếp song song có bố cục như hai dãy tủ bếp chữ i đặt đối diện nhau. Kiểu dáng này cung cấp không gian sử dụng và lưu trữ rộng rãi. Hai dãy tủ đặt sát tường giúp tiết kiệm diện tích hiệu quả. Tủ bếp song song thích hợp với các gian bếp nhà phố dài và hẹp.

Tủ bếp song song cung cấp không gian lưu trữ và sử dụng thoải mái
Thông thường, một dãy tủ sẽ dùng để bố trí bếp nấu. Dãy bên kia sẽ được lắp đặt tủ lạnh và bồn rửa. Thiết kế này tạo ra “tam giác hoạt động” hiệu quả trong bếp, giúp các bước từ sơ chế, nấu nướng đến lưu trữ diễn ra trơn tru. Tủ bếp song song cũng tạo ra lối đi thoáng ở giữa, giúp di chuyển dễ dàng giữa các khu vực trong bếp.
4. Các khu vực chức năng trong phòng bếp nhà phố
Trước khi thiết kế, gia chủ phải nắm được các khu vực chức năng có trong phòng bếp nhà phố. Đó là: khu vực nấu nướng, khu vực rửa và khu vực lưu trữ. Mỗi khu vực sẽ cần được lắp đặt những loại trang thiết bị riêng và được bố trí ở những vị trí thích hợp. Cụ thể như sau:

Các khu vực chức năng trong phòng bếp nhà phố
4.1 Khu vực nấu nướng
Khu vực nấu nướng là nơi diễn ra các hoạt động liên quan đến chế biến thức ăn như nướng, chiên, xào, luộc,…. Khi thiết kế cần chú ý các điểm sau:
- Vị trí: Đặt gần nguồn nước và cửa sổ thông gió. Không đặt gần tủ lạnh hoặc những nơi lưu trữ thực phẩm.
- Kích thước: Cân xứng với diện tích nhà bếp, đảm bảo sự thoải mái trong di chuyển và các thao tác nấu nướng.
- Thiết bị cần có: Bếp nấu, máy hút mùi, lò vi sóng hoặc lò nướng.
4.2 Khu vực rửa
Khu vực nấu nướng là nơi diễn ra các hoạt động liên quan đến việc rửa ráy như rửa chén, sơ chế thực phẩm, vệ sinh dụng cụ nấu nướng,…. Khi thiết kế cần chú ý các điểm sau:
- Vị trí: Đặt gần khu vực nấu nướng để thuận tiện cho việc sơ chế thực phẩm và vệ sinh các dụng cụ nấu nướng, xoong nồi hay chén bát.
- Kích thước: Đảm bảo có đủ không gian để lắp đặt các thiết bị như bồn rửa, giá bát hoặc dụng cụ rửa chén.
- Thiết bị cần có: Bồn rửa, vòi rửa và giá chén bát.
4.3 Khu vực lưu trữ
Khu vực lưu trữ trong phòng bếp nhà phố chính là tủ bếp, kệ bếp, giá treo hoặc phần bàn đảo. Dưới đây là những điểm cần chú ý khi thiết kế khu vực này:
- Tối ưu công năng lưu trữ: Thiết kế nhiều ngăn kéo, khoang chứa để dễ dàng lưu trữ dụng cụ bếp và thực phẩm.
- Tại vị trí bếp nấu: Lắp khay chia muỗng đũa và kệ gia vị để thuận tiện khi nấu nướng.
- Tại vị trí bồn rửa: Lắp giá bát ngay phía trên để tiện sử dụng. Nên chọn giá bát tự động nâng hạ để tiết kiệm công sức.
- Tại khu vực bàn đảo: Tích hợp bồn rửa hoặc thiết kế nhiều ngăn kéo lưu trữ dưới bàn đảo để tăng không gian sử dụng.
- Cánh tủ, ngăn kéo: Sử dụng ray giảm chấn hoặc tay nâng cánh tủ để tăng độ bền và dễ dàng đóng/mở.
5. Các phong cách thiết kế phòng bếp nhà phố đẹp, thịnh hành
Phong cách thiết kế quyết định màu sắc, bố cục, vật liệu và nội thất của phòng bếp nhà phố. Xác định phong cách từ đầu rất quan trọng, cần phù hợp với sở thích và tổng thể không gian nhà phố. Vì diện tích khiêm tốn, gia chủ nên chọn những phong cách có đường nét tinh tế, màu sắc tươi sáng và tối ưu công năng.
Những phong cách thiết kế đẹp và thịnh hành cho phòng bếp nhà phố:
5.1 Phong cách tối giản – Tiết kiệm chi phí
Phòng bếp nhà phố thiết kế theo phong cách tối giản không có nhiều vật dụng hay phụ kiện trang trí. Mỗi món đồ đều có công năng, giúp tiết kiệm diện tích và giảm chi phí. Màu sắc chủ đạo là trắng hoặc các tông màu nhạt, tạo cảm giác rộng rãi.

Phòng bếp nhà phố phong cách tối giản sử dụng ít vật dụng nhưng vẫn đảm bảo công năng
Phong cách này đặc trưng với lối phối màu tương phản để làm sống động không gian. Vật liệu thường là gỗ và kim loại, bề mặt phẳng mịn và đường nét đơn giản, không có các chi tiết uốn lượn cầu kỳ.
5.2 Phong cách hiện đại – Tối ưu công năng
Phong cách hiện đại tối ưu hóa không gian bằng cách tích hợp nhiều công năng và công nghệ tiên tiến vào vật dụng. Những sản phẩm nội thất thông minh như giá bát tự động, đèn LED cảm biến, bàn ăn mở rộng thường xuất hiện trong thiết kế này. Vì thế, phong cách hiện đại tiết kiệm diện tích và tạo ra sự tiện nghi cao cho phòng bếp nhà phố.

Thiết kế phòng bếp nhà phố phong cách hiện đại mang lại sự tiện nghi cao
Vật liệu sử dụng trong nhà bếp hiện đại thường là gỗ công nghiệp, inox hoặc kính cường lực. Màu sắc chủ đạo là các gam màu trung tính như trắng, đen hoặc xám, tạo vẻ đẹp lịch lãm và tinh tế cho không gian. Bạn có thể tạo điểm nhấn cho bếp bằng việc sử dụng đèn LED kết hợp với các thiết bị nhà bếp kim loại.
5.3 Phong cách Japandi – Ấm cúng, gần gũi
Phong cách Japandi kết hợp giữa Nhật Bản và Bắc Âu. Thiết kế này tập trung vào sự tiện dụng, với mỗi vật dụng trong bếp có công năng cụ thể. Các giải pháp lưu trữ thông minh giữ cho bếp luôn gọn gàng và dễ tìm kiếm vật dụng.

Thiết kế bếp nhà phố phong cách japandi tạo ra không gian ấm cúng và gần gũi thiên nhiên
Tủ bếp Japandi luôn đơn giản, sử dụng tay nắm ẩn để tạo cảm giác liền mạch. Gỗ màu sáng là vật liệu chính, kết hợp với các gam màu trung tính như trắng, xám, nâu nhạt. Điều này mang lại sự nhẹ nhàng và thoáng đãng cho bếp. Phòng bếp Japandi còn được ưa thích vì cảm giác gần gũi thiên nhiên, luôn có cây xanh và tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
5.4 Phong cách tân cổ điển – Sang trọng, thời thượng
Phong cách tân cổ điển là sự kết hợp giữa nét cổ điển Châu Âu với tính tiện nghi hiện đại. Sử dụng các vật liệu cao cấp như gỗ tự nhiên, đá cẩm thạch, đồng thau, kim loại mạ vàng,… có độ bền cao và mang lại vẻ đẹp sang trọng cho gian bếp. Đặc trưng của thiết kế bếp tân cổ điển là các hoa văn chạm khắc hay phào chỉ tinh xảo trên tủ bếp, tường, cửa hoặc các bề mặt nội thất.

Bếp nhà phố tân cổ điển tiện nghi với bộ tủ chữ L khổ lớn đi kèm nhiều công năng hiện đại
Màu sắc tân cổ điển trang nhã và sang trọng. Chúng thường là trắng, kem, vàng nhạt, xám,… tạo ra sự hài hòa và rộng rãi cho gian bếp. Những thiết bị hiện đại như lò nướng, lò vi sóng, máy rửa chén,… sẽ được thiết kế ẩn hoặc đặt chìm tủ để không phá vỡ vẻ đẹp cổ điển của kiểu thiết kế bếp này.
6. Xu hướng thiết kế phòng bếp nhà phố hiện đại
6.1 Sử dụng vật liệu bền vững, thân thiện môi trường
Các vật liệu bền vững như gỗ hoặc tre tái chế, kính cường lực hay kim loại trở thành xu hướng thiết kế bếp hiện đại vì những lợi ích thiết thực đối với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, chúng còn có độ bền cao, mang lại giá trị sử dụng lâu dài và dễ bảo dưỡng.

Sử dụng vật liệu bền vững để thiết kế bếp nhà phố
Có rất nhiều cách để ứng dụng các dòng vật liệu này trong gian bếp, ví dụ như:
- Gỗ tái chế: Sử dụng cho tủ bếp, kệ mở hoặc bàn ăn.
- Kính cường lực: Sử dụng cho các phần cánh tủ, mặt bàn bếp hoặc ốp tường bếp, giúp lau dọn dễ dàng.
- Kim loại không gỉ: Sử dụng cho các chi tiết tay nắm, đèn trang trí hoặc dụng cụ nhà bếp.
6.2 Thiết kế nhà bếp thông minh
Thiết kế nhà bếp thông minh không chỉ là xu hướng của hiện tại và cả tương lai cho nhà ở. Sử dụng các vật dụng được tích hợp các công nghệ tiên tiến như: bếp cảm ứng, tủ lạnh kết nối internet, lò vi sóng thông minh, hệ thống điều khiển thiết bị nhà bếp bằng giọng nói,… mang lại sự tiện lợi, an toàn và tiết kiệm điện năng. Dưới đây là các tính năng nổi trội của những vật dụng kể trên:
- Bếp cảm ứng: Điều khiển nhiệt độ chính xác và nhanh chóng, giúp nấu ăn hiệu quả và tiết kiệm điện.
- Tủ lạnh kết nối internet: Theo dõi nhiệt độ và tình trạng thực phẩm qua điện thoại thông minh. Một số dòng tủ cao cấp hiển thị công thức nấu ăn và lịch sử thực phẩm, giúp quản lý nấu nướng và bảo quản dễ dàng.
- Lò vi sóng thông minh: Thức ăn chín đều hơn, ngăn chặn việc cháy khét vì nhờ có cảm biến nhiệt độ và độ ẩm. Có thể kết nối với điện thoại di động để người dùng điều khiển từ xa và nhận thông báo thức ăn sẵn sàng.
- Hệ thống điều khiển bằng giọng nói: Phổ biến là Amazon Alexa hay Google Assistant, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị nhà bếp bằng giọng nói.

Thiết kế nhà bếp thông minh nâng cao chất lượng đời sống cho gia chủ
Thiết kế nhà bếp thông minh giúp giảm thời gian nấu nướng và dọn dẹp, mang lại cho người dùng nhiều thời gian rảnh để làm những công việc yêu thích.
6.3 Sử dụng vật liệu ốp tường bếp hiện đại
Việc ốp tường bếp giúp bảo vệ khu vực này khỏi độ ẩm, nhiệt độ cao và va đập mạnh, đồng thời làm cho gian bếp trở nên đẹp và rộng rãi hơn. Một số vật liệu ốp tường phổ biến:
- Gạch ốp lớn: Giảm số đường ron, tạo sự liền mạch và cảm giác rộng rãi.
- Gạch ốp bóng: Phản chiếu ánh sáng, làm cho bếp sáng sủa và rộng hơn.
- Kính cường lực: Bảo vệ tốt bề mặt tường, có màu sắc hiện đại, tạo cảm giác sáng sủa.
- Chất liệu Acrylic: Bề mặt tráng gương của Acrylic biến tủ bếp thành một “chiếc gương khổng lồ”, phản chiếu ánh sáng, tăng chiều sâu và độ rộng của bếp.
- Gương: Phản chiếu ánh sáng, tạo hiệu ứng thị giác làm không gian trông rộng hơn.

Sử dụng tường ốp bếp tạo ra điểm nhấn nổi bật cho không gian nấu nướng
6.4 Thiết kế bếp nhà phố sang trọng với đá ốp bếp
Sử dụng đá ốp bếp là xu hướng hiện nay. Có nhiều loại đá ốp trên thị trường, từ đá tự nhiên như Marble, Granite, đến đá nhân tạo như Vicostone. Mỗi loại đá có các đặc điểm riêng:
- Đá Granite: Độ bền cao, chịu nhiệt tốt, chống thấm nước, mẫu mã sang trọng và giá thành cao.
- Đá Marble: Sở hữu đường vân sang trọng, có độ bóng cao, dễ vệ sinh, giá cao hơn đá Granite.
- Đá Vicostone: Giá rẻ hơn đá tự nhiên, mẫu mã hiện đại, nhiều màu sắc, dễ tạo hình và thi công nhanh.
Dựa vào những đặc điểm trên, gia chủ sẽ chọn ra được loại đá phù hợp với sở thích và ngân sách bản thân.

Mẫu bếp nhà phố sử dụng đá ốp cho phần bàn đảo và mặt tủ bếp
Để tạo cảm giác rộng rãi cho bếp nhà phố, nên chọn đá ốp màu sáng. Kết hợp thêm đèn LED ánh vàng để tăng thêm sự lung linh và sang trọng.
6.5 Thiết kế giếng trời mới mẻ cho bếp nhà phố
Giếng trời mang ánh sáng tự nhiên và gió vào bếp, tạo ra sự thoáng đãng và giữ cho gian bếp luôn sáng sủa. Kết hợp thêm tiểu cảnh cây xanh sẽ tạo điểm nhấn mới mẻ và thú vị, làm cho ngôi nhà độc đáo hơn.

Không gian bếp thông thoáng hơn nhờ giếng trời và cây xanh.
Ngoài lợi ích thẩm mỹ, giếng trời còn giúp không khí lưu thông dễ dàng, hạn chế ám mùi dầu mỡ, mang lại cảm giác thoải mái khi nấu nướng và dùng bữa.

Lấy ánh sáng tự nhiên từ giếng trời giúp mở rống gian cho căn bếp
Một thiết kế sáng tạo là đặt giếng trời tại khu vực bàn ăn giữa bếp và phòng khách. Điều này tạo ra vách ngăn tự nhiên phân chia các khu vực, giúp các thành viên trong gia đình cảm thấy thoải mái và ngon miệng hơn khi dùng bữa.
7. Cần lưu ý gì khi thiết kế phòng bếp nhà phố?
7.1 Nguyên tắc tam giác hoạt động
Nguyên tắc tam giác hoạt động dùng để bố trí bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh trong nhà bếp. Theo nghiên cứu của Đại học Illinois, việc bố trí nhà bếp theo nguyên tắc này giúp tăng hiệu suất làm việc và giảm thời gian di chuyển trong bếp đến 30%.

Tam giác vàng trong thiết kế nội thất phòng bếp nhà phố.
Theo nguyên tắc này, bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh phải tạo thành một tam giác cân với tổng chiều dài ba cạnh từ 4-7,9m. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm là 1,2m và tối đa là 2,7m. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp thực tế và cần chú ý đến phong thủy, ánh sáng, thông gió,…
7.2 Lựa chọn vật liệu phù hợp
Phòng bếp nhà phố là nơi nấu nướng và ăn uống hàng ngày, nên thường xuyên phải chịu nhiệt độ cao, va đập mạnh và ẩm ướt. Do đó, việc lựa chọn vật liệu cần cẩn thận và kỹ lưỡng. Vật liệu thiết kế bếp rất đa dạng, bao gồm gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp phủ sơn cao cấp, nhựa PVC, nhôm, kính,…

Vật liệu được ưa thích trong thiết kệ nội thất phòng bếp nhà phố.
Gia chủ cần chú ý đến khả năng chịu nhiệt, chịu ẩm và chịu lực của vật liệu. Nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư hoặc chuyên gia để có lựa chọn phù hợp với nhu cầu và tài chính. Trên thị trường, có nhiều nơi cung cấp vật liệu kém chất lượng, vì vậy, cần tìm hiểu kỹ càng và chọn nơi cung cấp uy tín.
7.3 Ánh sáng trong phòng bếp nhà phố
Trích dẫn từ Tạp chí Kiến trúc: “Ánh sáng giúp làm nổi bật màu sắc và chất liệu của các vật liệu nội thất. Sự phối hợp giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo có thể tôn lên vẻ đẹp của từng chi tiết nội thất, từ các đường vân gỗ đến các chi tiết uốn lượn của đồ nội thất”.
Do đó, ngoài việc tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cửa kính, không gian mở hay giếng trời, gia chủ còn cần chú ý đến ánh sáng đèn trong bếp. Sử dụng nhiều lớp ánh sáng sẽ tạo nên không gian bếp đẹp mắt và tiện nghi:
- Ánh sáng chung: Sử dụng đèn led âm trần hoặc đèn thả với ánh sáng dịu nhẹ để chiếu sáng toàn khu bếp.
- Ánh sáng chiếu điểm: Cung cấp ánh sáng tập trung cho khu bếp nấu, bồn rửa và bàn ăn bằng đèn led thanh ray hoặc đèn treo tường có ánh sáng trắng.
- Ánh sáng điểm nhấn: Sử dụng đèn led dây, đèn hắt hoặc đèn âm tủ ánh sáng vàng để tăng thêm sự ấm áp và sang trọng.

Ánh sáng dịu nhẹ từ đèn led âm tường đem đến sự thanh lịch cho gian bếp
Một số lưu ý về cách thiết kế ánh sáng cho khu vực bếp:
- Ánh sáng trắng: Dùng cho khu vực bồn rửa và nấu nướng để nhìn rõ thực phẩm và dụng cụ.
- Ánh sáng vàng: Dùng cho khu vực bàn ăn và khu lưu trữ để tạo cảm giác ấm cúng, thư giãn.
- Độ sáng: Vừa phải, không quá chói hoặc quá tối. Tránh dùng đèn có bóng râm vì bất tiện khi sử dụng.
- Tiêu chí chọn đèn: Tiết kiệm điện năng, chống nước và chống ẩm.
7.4 Phong thủy khi thiết kế bếp nhà phố
Phong thủy nhà bếp rất quan trọng khi thiết kế nội thất nhà phố. Theo phong thủy, bếp là nơi nấu nướng và sinh ra lửa. Vì vậy, bố trí bếp hợp phong thủy sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

S-housing luôn sẵn hỗ trợ tư vấn cho khách hàng.
Một số lưu ý về phong thủy khi thiết kế bếp nhà phố:
- Vị trí bếp: Tránh đối diện cửa chính, không đặt dưới xà ngang, không để bếp đối diện cửa nhà vệ sinh.
- Hướng bếp: Nên quay về hướng Đông hoặc Đông Nam vì đây là hướng tốt, mang lại may mắn và tài lộc. Tránh hướng Tây và Tây Bắc vì nóng vào buổi chiều, hay hướng Bắc nhiều gió lạnh.
- Màu sắc: Nên chọn màu hợp mệnh gia chủ để thu hút may mắn.
- Không gian: Luôn giữ sáng sủa và thoáng đãng để gian bếp thu hút năng lượng tốt.
8. Thiết kế tủ bếp nhà phố đẹp tại S-housing
S-housing đã có hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hơn 1000 dự án thiết kế – thi công bếp. Chúng tôi có xưởng sản xuất rộng hơn 1500m2 để gia công nội thất. Vật liệu từ các đối tác uy tín như: Đá ốp Vicostone, gỗ An Cường được cung cấp với giá chiết khấu tốt. S-housing cam kết mang đến nội thất đẹp, không gian sang trọng và chất liệu cao cấp cho ngôi nhà của bạn.
Đội ngũ kiến trúc sư S-housing có chuyên môn cao, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc và đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành. Ngoài nắm bắt nhạy bén các xu hướng thiết kế mới, kiến trúc sư còn có kiến thức về phong thủy hiện đại. Xác định hướng vượng, vị trí có vận khí tốt của mỗi ngôi nhà để đồng bộ vào bản vẽ thiết kế. Không chỉ tạo ra bếp đẹp, tiện nghi mà còn có phong thủy tốt giúp gia chủ gặp nhiều bình an, may mắn.

Khách trải nghiệm thực tế tại showroom S-housing.
- Tư vấn giải pháp thiết kế bếp theo nhu cầu và ngân sách.
- Sản xuất tủ bếp tại xưởng riêng, đảm bảo chất lượng và tối ưu chi phí.
- Báo giá minh bạch, quy trình làm việc rõ ràng, đảm bảo tiến độ.
- Showroom bếp hiện đại, đa dạng vật liệu và được trang bị đầy đủ công năng.
- Chế độ bảo hành 24 tháng và bảo trì trọn đời.
- Có giải pháp tủ bếp thông minh cho gia chủ có ngân sách và thời gian eo hẹp.
Lời kết
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cũng như những ý tưởng thiết kế phòng bếp nhà phố ưng ý. Nếu bạn cần được tư vấn rõ hơn về báo giá, vật liệu hay xem thêm mẫu, hãy liên hệ S-housing qua những kênh sau đây. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí 24/7.
Công Ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing
- HCM Office & Showroom: 02 Đường số 37, KDC Vạn Phúc City, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức
- HCM Office 2: V3 – 43 khu Manhattan Vinhome Grand Park, Q9, TP. Thủ Đức
- Showroom 3: Bảo tàng Văn học Việt Nam, Ngõ 275 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
- Mobile: 090 167 0099
- Website: https://s-housing.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/shousingvn/
Có thể bạn quan tâm:
- Lựa chọn mẫu phòng khách nhà phố đẹp, thịnh hành nhất 2025
- Thư viện mẫu thiết kế phòng ngủ nhà phố đẹp bất chấp diện tích
- Cẩm nang thi công nội thất nhà phố từ A – Z bạn cần biết