Phong cách Cổ điển là gì? Cách ứng dụng nội thất Classic Style

Trang chủ / Phong Cách Nội Thất  / Phong cách Cổ điển là gì? Cách ứng dụng nội thất Classic Style
Phong cách nội thất cổ điển

Phong cách cổ điển mang trong mình tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật từ các nền văn minh rực rỡ như Hy Lạp, La Mã và Ai Cập. Vậy vẻ đẹp của phong cách này có sang trọng, bề thế và in đậm dấu ấn thời gian “như lời đồn”? Hãy cùng S-housing tìm hiểu chi tiết về lịch sử hình thành và các yếu tố quan trọng tạo nên các thiết kế cổ điển đẳng cấp. Bạn cũng sẽ tìm thấy được các ứng dụng thực tế kèm theo lời khuyên hữu ích khi lựa chọn phong cách cổ điển trong bài viết này. Đừng bỏ lỡ nhé!

1. Giới thiệu về phong cách cổ điển

1.1 Định nghĩa

Theo Wikipedia, phong cách cổ điển (tên Tiếng Anh: Classic Style), là một phong cách kiến trúc – nội thất bắt nguồn từ những nguyên lý nghệ thuật thẩm mỹ của kiến trúc La Mã và Hy Lạp. Nó nổi bật với hoa văn phong phú, vật liệu đắt đỏ, màu sắc trầm quý phái và không gian bề thế.

Phong cách cổ điển đặc biệt nhấn mạnh vào sự cân bằng và tinh tế trong thiết kế. Mỗi chi tiết đều được chăm chút tỉ mỉ và toát lên vẻ trang trọng. Từ những chiếc đèn chùm lộng lẫy, từng bức tranh treo tường cho đến từng đường nét trong không gian đều mang lại cảm giác về sự hoàn mỹ và đẳng cấp. 

Ngoài ra, phong cách này còn được biết đến với nghệ thuật dát vàng, dát bạc nội thất và đồ decor độc đáo. Điều này làm cho không gian cổ điển vốn đã hoành tráng lại càng trở nên lộng lẫy và xa xỉ hơn.

1.2 Lịch sử phát triển

Phong cách cổ điển xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình kiến trúc từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Nó có hành trình phát triển đầy ấn tượng, ghi dấu ấn trong lịch sử kiến trúc nhân loại.

Phong cách cổ điển tại mỗi quốc gia sẽ được thể hiện theo một chiều hướng riêng biệt

Phong cách cổ điển ở mỗi quốc gia khác nhau thể hiện khác nhau

Dưới đây là các giai đoạn trong lịch sử phát triển của phong cách cổ điển:

  • Thời kỳ Hy Lạp (thế kỷ 8 – 4 TCN): Mang tính đối xứng cao, áp dụng các tỷ lệ toán học hoàn hảo. Ví dụ: đền Parthenon, đền Athena Nike, rạp hát Epidaurus.
  • Thời kỳ La Mã (thế kỷ 8 TCN – 476 SCN): Phát triển hoành tráng và bề thế hơn. Sử dụng vòm cuốn, bê tông, mái vòm. Ví dụ: Đấu trường La Mã, Khải Hoàn Môn Constantine, Đền Pantheon.
  • Thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ 14 – 16): Chú trọng vào sự cân bằng, hài hòa, tỷ lệ hoàn hảo và trang trí cầu kỳ. Ví dụ: Nhà thờ Santa Maria del Fiore, Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Cung điện Louvre.
  • Thời kỳ Baroque (thế kỷ 17 – 18): Đề cao sự uy nghi, lộng lẫy, sử dụng đường nét cong và hoa văn rườm rà, choáng ngợp thị giác. Ví dụ: Cung điện Versailles, Nhà thờ Winter, Điện Zwinger.

Đến nay, phong cách cổ điển không ngừng cải biến và hoàn thiện để thích hợp với thời đại mới, tạo nên những công trình mang vẻ đẹp trường tồn với thời gian.

2. Yếu tố quan trọng tạo nên phong cách cổ điển

Sự bề thế, xa hoa và đẳng cấp của phong cách cổ điển xuất phát từ những “yếu tố vàng” sau:

2.1 Tính đối xứng trong không gian

Tính đối xứng rất quan trọng trong phong cách thiết kế cổ điển để tạo ra các không gian hài hòa, cân bằng và mang vẻ đẹp hoàn hảo. Từ việc phân chia bố cục cho đến sắp xếp các chi tiết nhỏ đều phải được thực hiện tỉ mỉ và khắt khe.

Nội thất được bố trí theo nguyên tắc đối xứng là điểm đặc trưng của phong cách Cổ điển

Nội thất cổ điển được bố trí theo nguyên tắc đối xứng

Trong phong cách cổ điển sử dụng 3 kiểu đối xứng phổ biến dưới đây:

  • Đối xứng tuyệt đối: Không gian nội thất được chia thành 2 phần, gồm bên trái và bên phải. Chúng có thiết kế giống nhau hoàn toàn từ màu sắc, vật liệu, nội thất cho đến phụ kiện trang trí. 
  • Đối xứng qua trục: Chọn một bức tường, hành lang hoặc một vật dụng có kích thước lớn trong không gian làm trục chính. Sau đó sắp xếp các yếu tố màu sắc, vật liệu và ánh sáng đối xứng nhau qua trục đó.
  • Đối xứng phản xạ: Sử dụng gương hoặc các bề mặt phản chiếu để tạo ra hiệu ứng đối xứng phản xạ. Kiểu đối xứng này sẽ giúp mở rộng không gian rõ rệt. 

2.2 Màu sắc sang trọng và quyền lực

Màu sắc trong phong cách cổ điển mang hình ảnh của giới quý tộc Châu Âu xưa. Đó là các gam màu trầm ấm, thể hiện sự quyền quý và mang lại cảm giác ấm cúng. Những gam màu tiêu biểu thường thấy là:

  • Màu vàng đồng: Xuất hiện trên các chi tiết tay nắm tủ, chân đèn, khung tranh hoặc các họa tiết dát vàng trên tường và nội thất.
  • Màu nâu đậm: Thường là màu của nội thất gỗ tự nhiên, điển hình như ghế sofa, bàn trà, tủ quần áo, giường ngủ,…
  • Màu đỏ: Thường xuất hiện trên các chi tiết trang trí như gối vuông, hoa văn rèm, thảm trải sàn, bình hoa,…
  • Màu trắng kem: Là một gam màu nhẹ nhàng và tinh tế nên thường được chọn làm màu sơn tường, trần hoặc sàn.
Màu sắc trong phong cách cổ điển mang nét đặc trưng của giới quý tộc

Màu sắc của phong cách cổ điển mang nét đặc trưng của giới quý tộc

Ngoài ra,  phong cách cổ điển còn sử dụng các gam màu nổi trội khác như xanh dương, xanh cổ vịt, cam đất,… để tạo điểm nhấn. Những gam màu này được sử dụng tiết chế, có tỷ lệ phù hợp để giữ sự hài hòa và hoàn hảo. 

2.3 Chất liệu cao cấp và bền bỉ

Phong cách cổ điển nổi bật với sự sang trọng và xa xỉ. Nguyên nhân cũng đến từ việc sử dụng các chất liệu cao cấp trong thiết kế. Những chất liệu này không chỉ bền bỉ mà còn tạo ra giá trị thẩm mỹ cao cho các không gian nội thất.

Vật liệu nội thất cổ điển thường là các loại vật liệu cao cấp

Nội thất cổ điển thường được làm từ các vật liệu cao cấp

Dưới đây là những chất liệu được sử dụng phổ biến trong phong cách cổ điển: 

  • Gỗ tự nhiên: Dùng trong các hạng mục nội thất chính như sofa, bàn ghế, tủ kệ, giường ngủ,… Phổ biến là gỗ gụ, gỗ óc chó, gỗ sồi hoặc gỗ hương, có độ bền cao, màu sắc ấm cúng và vẻ đẹp sang trọng.
  • Đá hoa cương: Dùng để lát sàn, ốp tường, làm mặt bếp, bàn ăn,… Có màu sắc và hoa văn đa dạng, độ bền cao, dễ lau chùi và mang lại vẻ đẹp đẳng cấp.
  • Kim loại: Được dùng làm khung gương, khung tranh, tay nắm cửa, chân đèn,… Là kim loại dát vàng, dát bạc hoặc đồng thau, tạo ra hiệu ứng lung linh và sự quý phái.
  • Vải: Dùng làm bọc ghế, bọc sofa, rèm cửa, thảm trải sàn,… Thường là vải nhung, nỉ, lụa hoặc thổ cẩm, mang lại sự mềm mại và lãng mạn. 
  • Thủy tinh cao cấp: Được dùng làm gương, cửa sổ hoặc đèn chùm trang trí, mang lại sự thanh lịch và tinh tế.

2.4 Ánh sáng ấm cúng và sang trọng

Ánh sáng vàng ấm là đặc trưng của phong cách cổ điển. Nó dùng nhiều nguồn sáng từ đèn chùm, đèn lồng, đèn nến, đèn rọi, đèn âm trần và đèn treo tường để tạo ra không gian sống động và lộng lẫy. Mỗi loại đèn dùng ở các khu vực phù hợp để phục vụ các mục đích chiếu sáng khác nhau:

  • Ánh sáng chung: Dùng đèn âm trần, đèn chùm để cung cấp ánh sáng tổng thể.
  • Ánh sáng bổ trợ: Dùng đèn đứng, đèn LED nội thất, đèn bàn để cung cấp thêm ánh sáng cho việc sinh hoạt.
  • Ánh sáng nhấn: Dùng đèn hắt, đèn chiếu điểm để làm nổi bật các chi tiết trang trí như tranh, tượng, phào chỉ,…
Ánh sáng ấm cúng và sang trọng trong phong cách cổ điển

Ánh sáng ấm cúng và sang trọng trong phong cách cổ điển

Phong cách cổ điển còn dùng nhiều cửa sổ lớn kết hợp rèm mỏng để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Loại ánh sáng này mang lại cho không gian sự ấm cúng, sáng sủa và thoáng đãng.

2.5 Đồ nội thất đặc thù cổ điển

Nội thất sử dụng trong phong cách cổ điển có tính đặc thù cao. Chúng có kích thước đồ sộ, kiểu dáng sang trọng, đường nét mềm mại. Bề mặt được điêu khắc các hoa văn cổ điển tinh xảo như hoa văn acanthus, hình xoắn ốc, hoa văn palmette,… lấy cảm hứng từ kiến trúc Hy Lạp và La Mã.

Nội thất cổ điển có kích thước lớn đi kèm hoa văn cầu kỳ, tinh xảo

Nội thất cổ điển có kích thước lớn đi kèm hoa văn cầu kỳ, tinh xảo

Phong cách cổ điển sẽ xác định điểm nhấn chính trong không gian. Sau đó trang trí xung quanh để làm nổi bật lên điểm nhấn đó. Ví dụ như:

  • Phòng khách: Chọn bộ sofa là điểm nhấn chính. Bộ sofa sẽ có kích thước lớn, kiểu dáng hoành tráng, làm từ vật liệu cao cấp và bọc đệm sang trọng.
  • Phòng ngủ: Chọn giường làm điểm nhấn chính. Giường thường là King size hoặc Queen size, có khung bằng gỗ masif dát vàng hoặc bạc được điêu khắc nhiều chi tiết uốn lượn sang trọng. Bên trên treo hệ màn trường cầu kỳ, tạo cảm giác hoàng gia.

2.6 Chi tiết trang trí cầu kỳ và tinh xảo

Đặc trưng của phong cách cổ điển là vẻ đẹp đồ sộ, quyền quý và đẳng cấp. Vì vậy mà cách trang trí đặc trưng của nó cũng thể hiện rõ sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Thường thấy là các họa tiết đắp nổi trên cột và cửa, các đường gờ hay đường phào chỉ chạy dọc trần nhà với tường, các hoa văn điêu khắc tỉ mỉ trên đồ nội thất.

Cách trang trí đặc trưng của phong cách cổ điển thể hiện rõ sự cầu kỳ, tỉ mỉ

Cách trang trí đặc trưng của phong cách cổ điển thể hiện rõ sự cầu kỳ, tỉ mỉ

Ngoài ra, phong cách cổ điển còn sử dụng các phụ kiện trang trí sau:

  • Tranh treo tường: Có họa tiết và màu sắc ấn tượng. Khung làm từ gỗ tự nhiên, có hoa văn điêu khắc tinh tế và mạ vàng sang trọng. 
  • Tượng điêu khắc: Là tượng các vị thần Hy Lạp và La Mã, tượng động vật hoang dã, tượng chân dung vua hay hoàng hậu,… đặt trên kệ, bệ hoặc trong tủ kính, tạo ra sự cổ kính. 
  • Đèn chùm: Có thiết kế cổ điển sang trọng, kích thước lớn, tạo điểm nhấn tại trung tâm mỗi phòng. Đèn làm từ kim loại và pha lê, có nhiều tầng lớp. 
  • Thảm trải sàn: Làm từ vải cao cấp như len, lụa hoặc nhung, có màu sắc sặc sỡ và hoa văn độc đáo, đặt dưới nội thất chính để làm nổi bật công năng của căn phòng.

4. Ưu nhược điểm của phong cách cổ điển

Để biết phong cách cổ điển có phù hợp với công trình của bạn không, cùng điểm qua các ưu nhược điểm của nó nhé!

Thiết kế nội thất phong cách cổ điển

Không gian nội thất cổ điển mang nét ấm cúng và sang trọng

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao: Mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, giúp gia chủ phô trương vị thế và gu thẩm mỹ tinh tế.
  • Mang đậm dấu ấn thời gian: Sử dụng nhiều hoa văn cổ điển lấy cảm hứng từ kiến trúc La Mã và Hy Lạp, tạo ra không gian sống độc đáo, khắc sâu dấu ấn lịch sử.
  • Mang lại tính bền vững cho công trình: Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, bền bỉ và sang trọng gỗ tự nhiên, đá cẩm thạch, đồng thau, nhung, lụa,… 
  • Thể hiện dấu ấn cá nhân: Cho phép gia chủ điều chỉnh hoa văn, màu sắc và thiết kế theo sở thích.

Nhược điểm:

  • Kén không gian: Sử dụng nhiều nội thất kích thước lớn, hoa văn cầu kỳ nên phong cách này chỉ phù hợp với những không gian rộng rãi.
  • Chi phí đầu tư khá cao: Chi phí cao vì thiết kế cầu kỳ, sử dụng vật liệu cao cấp và đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp. 
  • Cảm giác nặng nề: Có thể gây cảm giác nặng nề, choáng ngợp vì sử dụng nhiều chi tiết cầu kỳ.
Phong cách cổ điển thích hợp với không gian rộng

Phong cách cổ điển thích hợp với không gian rộng

Kết luận: Phong cách cổ điển thích hợp với những ai thích vẻ đẹp sang trọng, tráng lệ và cổ kính. Tuy nhiên, gia chủ phải cân nhắc diện tích, không gian, ngân sách và đơn vị thiết kế – thi công để có được một công trình ưng ý.

5. Các biến thể khác của phong cách cổ điển

Bị chi phối bởi nhiều nền văn hóa và sự phát triển của từng vùng miền, phong cách cổ điển xuất hiện nhiều biến thể khác. Dưới đây là phân loại các phong cách con phổ biến của phong cách cổ điển:

5.1 Phong cách cổ điển Châu Âu

Biến thể này mang nhiều nét đặc trưng của phong cách cổ điển gốc. Thiết kế chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại, đề cao sự trang trí tinh tế với các đường cong mới lạ và cầu kỳ trong không gian. Vật liệu tiêu biểu là các loại gỗ quý và đồng thau. Có hai biến thể tiêu biểu:

Phong cách cổ điển Ý đặc trưng với kiến trúc hoành tráng

Phong cách cổ điển Ý đặc trưng với kiến trúc hoành tráng

  • Phong cách cổ điển Ý (Classical Italian): Được phát triển bởi các nhà kiến trúc lớn như Michelangelo và Palladio. Đặc trưng với kiến trúc hoành tráng gồm các cột La Mã, tượng điêu khắc, tranh nghệ thuật. Sử dụng gỗ quý, đồng thau và đá cẩm thạch cùng các màu sắc nổi trội như vàng, xanh lá, đỏ. 
Phong cách cổ điển Pháp mang đường nét mềm mại và có màu sắc nhẹ nhàng

Phong cách cổ điển Pháp mang đường nét mềm mại và có màu sắc nhẹ nhàng

  • Phong cách cổ điển Pháp (French Neoclassical): Là sự kết hợp giữa nghệ thuật Pháp tinh tế và văn hóa La Mã cổ đại. Đặc trưng bởi đường nét mềm mại, thanh thoát, phong phú trong chi tiết trang trí. Nổi bật với các hoa văn dát vàng, dát bạc và những chiếc đèn chùm hoành tráng. Màu sắc nhẹ nhàng, thường là pastel, trắng, xám hoặc vàng nhạt. 

5.2 Phong cách cổ điển Á Đông

Bị ảnh hưởng bởi văn hóa Á Đông, biến thể này thể hiện sự tao nhã của nghệ thuật Châu Á kết hợp với tính toàn vẹn của kiến trúc cổ điển. Đặc trưng là những đường nét cong tròn mềm mại, các chi tiết trang trí tỉ mỉ và nội thất gỗ tự nhiên sang trọng. Có hai biến thể tiêu biểu: 

Phong cách cổ điển Trung Quốc dùng gỗ tự nhiên làm chất liệu

Phong cách cổ điển Trung Quốc dùng gỗ tự nhiên làm chất liệu

  • Phong cách cổ điển Trung Quốc (Chinese Classical): Dùng gỗ tự nhiên làm chất liệu chính để thể hiện các họa tiết chạm khắc tỉ mỉ. Hoa văn và họa tiết mang tính biểu tượng, tận dụng màu sắc của thiên nhiên như xanh lá, nâu đỏ và vàng để tạo sự ấm cúng, sang trọng. 
Phong cách cổ điển Nhật Bản sử dụng đường nét đơn giản nhất trong các biến thể

Phong cách cổ điển Nhật Bản sử dụng đường nét đơn giản nhất trong các biến thể

  • Phong cách cổ điển Nhật Bản (Japanese Classical): Sử dụng đường nét và hoa văn đơn giản nhất trong các biến thể của phong cách cổ điển. Nội thất chủ yếu làm bằng gỗ, kiểu dáng tinh tế mà sang trọng. Màu sắc tươi sáng và thanh tao như trắng kem, nâu đất, xanh lam,… tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên.

6. Cách ứng dụng phong cách cổ điển trong nhà ở

6.1 Thiết kế nội thất phòng khách

Thiết kế nội thất phòng khách phong cách cổ điển nên ưu tiên những gam màu như: trắng, kem, nude, vàng nhạt, vàng nâu,… Để thể hiện được sự quyền quý, cao sang cho nơi tiếp khách quý của bạn. Ngoài ra, gia chủ phải xem xét về nhu cầu sử dụng của gia đình để có cách bố trí công năng trong phòng khách sao cho phù hợp vì đây cũng là nơi sinh hoạt chung của các thành viên. 

Phòng khách Classic mang những gam màu hướng tới sự quý phái, sang trọng

Phòng khách phong cách cổ điển sử dụng những gam màu sang trọng

Dưới đây là cách chọn nội thất cho phòng khách cổ điển mà bạn có thể tham khảo:

  • Sofa: Kích thước lớn, kiểu dáng hoành tráng, được bọc vải hoặc da tùy theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên, chọn loại bọc da sẽ giúp bạn dễ dàng vệ sinh bề mặt ghế hơn so với bọc vải.
  • Tủ và bàn trà: Làm bằng gỗ được chạm khắc các chi tiết uốn lượn tinh xảo, màu sắc đồng bộ với nhau và hài hòa với tổng thể phòng khách. Nên có nhiều ngăn kéo để lưu trữ vật dụng, giữ sự gọn gàng cho không gian.
  • Đèn trang trí: Chọn các kiểu đèn chùm bằng thủy tinh cao cấp kết hợp kim loại như vàng, bạc, đồng hoặc loại đèn nhiều tầng kiểu cổ điển.
  • Phụ kiện decor: Tranh treo tường nghệ thuật, tượng điêu khắc trưng bày trên tủ kệ, bộ tách trà cổ điển hoặc một bình hoa để bàn.
Những mẫu đèn trần cầu kỳ là chi tiết không thể thiếu trong phong cách Classic

Đèn trần là chi tiết không thể thiếu trong phong cách Classic

6.2 Thiết kế nội thất phòng ngủ

Để thiết kế phòng ngủ cổ điển, hãy chọn giường làm trung tâm. Làm nổi bật nó bằng thảm trải sàn, đèn chùm hoặc hệ màn trường đậm chất hoàng gia. Chọn tab đầu giường, bàn ghế, kệ tủ,… với thiết kế đồng bộ với giường, từ chất liệu, màu sắc đến hoa văn. Ưu tiên dùng nội thất bằng gỗ tự nhiên để thể hiện các chi tiết trang trí tinh xảo đặc trưng của phong cách cổ điển.

Nên lựa chọn những màu sắc nhẹ nhàng trong thiết kế phòng ngủ cổ điển

Thiết kế phòng ngủ cổ điển sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, dễ chịu

Chọn màu sáng cho tường và trần như trắng kem, be, xám nhạt để tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu. Những màu này dễ kết hợp với các gam màu cổ điển như đỏ, vàng, cam, xanh lá, tạo sự sống động và ấn tượng cho phòng ngủ. Sử dụng đèn chùm, đèn treo tường, đèn ngủ với ánh sáng vàng dịu nhẹ. Phụ kiện trang trí thích hợp là tranh treo tường, bình hoa cổ điển hoặc chậu cây xanh để tăng thêm sự tươi mát cho phòng.

Tranh nghệ thuật được sử dụng nhiều trong phòng ngủ Classic Style

Tranh nghệ thuật được sử dụng nhiều trong phòng ngủ cổ điển

6.3 Phòng bếp phong cách cổ điển

Ứng dụng nội thất cổ điển trong thiết kế phòng bếp cần chú ý đến sự thông thoáng và khoa học. Các vật dụng nên được bố trí hợp lý, tuân theo nguyên tắc tam giác hoạt động nhằm mang lại sự thuận tiện cho quá trình nấu nướng của gia chủ.

Thông thường, tủ bếp đẹp trong phòng bếp cổ điển thường được làm bằng gỗ tự nhiên bền bỉ và sang trọng. Bên trên sẽ là những hoa văn, họa tiết được chạm trổ tinh xảo, hút mắt người nhìn.

Tủ bếp Classic Style được làm bằng gỗ tự nhiên sơn trắng đi kèm nhiều họa tiết tinh xảo

Tủ bếp cổ điển được làm bằng gỗ tự nhiên sơn trắng

Trong một số kiểu nhà như: nhà phố, chung cư,… Tủ bếp sẽ thường được làm bằng gỗ công nghiệp với phần cánh chạy pano. Cách làm này giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn thể hiện được nét đặc trưng của Classic Style.

Cánh tủ bếp chạy pano hiện đại trong phòng bếp Classic Style

Cánh tủ bếp chạy pano hiện đại trong phòng bếp phong cách cổ điển

Xem thêm: 50 mẫu phòng bếp Indochine sang trọng, ấm cúng đậm chất Việt

7. Một số mẫu thiết kế nội thất phong cách cổ điển đẹp

Dưới đây là một số mẫu công trình nội thất đẹp theo phong cách Classic Style do S-housing tổng hợp. Hy vọng bạn sẽ dễ dàng hình dung cách ứng dụng phong cách này trong thực tế và có thêm ý tưởng độc đáo cho riêng mình.

7.1 Nội thất biệt thự phong cách cổ điển

Phong cách cổ điển có thể nói là một “mảnh ghép hoàn hảo” dành cho kiểu nhà biệt thự. Với lợi thế lớn về diện tích, KTS có thể thoải mái để phô diễn vẻ đẹp hoa mỹ, đồ sộ của phong cách này.

Phòng khách biệt thự phong cách cổ điển

Phòng khách biệt thự cổ điển hiện lên với vẻ đẹp lộng lẫy, xa hoa

Nhìn vào không gian phòng khách, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra quy luật đối xứng đặc trưng của nội thất cổ điển. Từ việc bày trí vật dụng cho đến cách sử dụng hoa văn, tất cả đều được tuân theo nguyên tắc nghiêm ngặt, thể hiện sự chỉn chu của lối thiết kế này.

Phòng bếp biệt thự phong cách cổ điển

Cách phối màu tương phản thông minh làm nổi bật toàn bộ không gian


Phòng ngủ Master của biệt thự phong cách cổ điển

Phòng ngủ Master với những hệ hoa văn tường trần tinh xảo, hoa mỹ


Không gian nghỉ ngơi sang trọng và đầy đủ tiện nghi của phòng ngủ Classic Style

Không gian nghỉ ngơi sang trọng và đầy đủ tiện nghi


Phòng ngủ trẻ em phong cách cổ điển

Phòng ngủ trẻ em mang tông hồng ngọt ngào và lãng mạn


Bố trí nội thất đáp ứng nhu cầu sử dụng của 2 bé gái

Bố trí nội thất đáp ứng nhu cầu sử dụng của 2 bé gái

Cách trang trí phòng ngủ được kiến trúc sư S-housing linh hoạt thay đổi để phù hợp với sở thích và nhu cầu của chủ nhân mỗi phòng. Nếu phòng bố mẹ được thiết kế với bảng màu trung tính thời thượng, sang trọng. Thì phòng ngủ cho 2 bé gái lại mang tông hồng chủ đạo đầy ngọt ngào và lãng mạn. Tuy nhiên, mỗi phòng vẫn mang đầy đủ những nét đặc trưng của phong cách cổ điển để tạo ra tính thống nhất trong tổng thể biệt thự.

7.2 Nội thất nhà phố phong cách cổ điển

Phong cách cổ điển ứng dụng trong thiết kế nội thất nhà phố đã được tiết chế bớt về độ cầu kỳ trong hoa văn, đường nét,… Để phù hợp hơn với đặc điểm không gian của kiểu nhà này.

Phòng khách nhà phố phong cách cổ điển kết hợp với nội thất cao cấp

Nội thất cao cấp có màu sắc hài hòa với tổng thể phòng khách


Các chi tiết trang trí góp phần hoàn thiện vẻ đẹp của nhà phố Classic Style

Các chi tiết trang trí giúp hoàn thiện vẻ đẹp của nhà phố cổ điển


Phòng bếp sang trọng trong nhà phố cổ điển

Phòng bếp sang trọng đi cùng gam màu trắng nhã nhặn


Không gian phòng khách đầy đủ ánh sáng và thông thoáng

Thiết kế liên thông tạo không gian mở thoáng đãng

Lợi thế của nhà phố là về chiều dài. Do đó, KTS đã chọn bố trí phòng khách liền bếp để tận dụng lợi thế này. Nhiều cửa sổ được lắp đặt giúp bếp có thêm nhiều ánh sáng tự nhiên và hỗ trợ việc trao đổi không khí trở nên dễ dàng hơn.

Thiết kế phòng ngủ trong nhà phố cổ điển

Chiếc giường bọc đệm sang trọng thu hút mọi ánh nhìn


Thiết kế phòng ngủ phong cách cổ điển

Phòng ngủ phụ được thiết kế có phần đơn giản hơn

Màu sắc sử dụng trong phòng ngủ khá nhẹ nhàng và tươi sáng. Phong cách cổ điển được thể hiện thông qua: giường bọc nệm sang trọng, phào chỉ tường bắt mắt và nguyên tắc sắp xếp đối xứng quen thuộc.

Thiết kế phòng thờ phong cách cổ điển

Gian thờ trang nghiêm và được bố trí ở nơi yên tĩnh

Hầu như các phòng chức năng trong nhà phố đều mang nét đẹp cổ điển của Châu Âu. Tuy nhiên, phòng thờ lại được trang trí đậm chất Việt Nam với bàn thờ gỗ, hoa văn truyền thống và 2 bình gốm sứ lớn. Là khu vực trang nghiêm, phòng thờ được bố trí ở một phòng riêng yên tĩnh, gần ban công để có nhiều ánh sáng.

7.3 Nội thất chung cư phong cách cổ điển

Thiết kế nội thất chung cư ứng dụng phong cách cổ điển hiện đại (hay còn gọi là bán cổ điển) mở ra không gian sống sang trọng và thời thượng. Gam màu xanh navy mới mẻ được sử dụng như một yếu tố điểm nhấn xuyên suốt trong toàn bộ căn hộ. Kết hợp với đó là các chất liệu mới như: tấm nhựa giả đá, kim loại, nhựa, kính cường lực, pha lê,… Tạo nên một phong cách cổ điển thật mới mẻ và hợp thời trong chung cư.

Bộ sofa chữ L màu xanh là điểm nhấn của phòng khách chung cư Classic Style

Sofa chữ L màu xanh là điểm nhấn của phòng khách chung cư cổ điển


Tường tivi được thi công tấm nhựa giả đá vừa đẹp, vừa có chi phí hợp lý

Tường tivi được thi công tấm nhựa giả đá đẹp mắt


Trang trí tường phòng ăn bằng kính

Trang trí tường phòng ăn bằng kính thủy tạo cảm giác rộng rãi hơn


Cánh tủ chạy pano làm hiện lên nét đặc trưng của phong cách cổ điển

Cánh tủ chạy pano làm nổi bật nét đặc trưng của phong cách cổ điển


Phòng ngủ Master trong chung cư Classic Style

Thiết kế phòng ngủ Master sang trọng dành cho bố và mẹ


Thiết kế phòng thay đồ trong phòng ngủ Master

Phòng thay đồ tách biệt với giường ngủ bằng hệ thống cửa kính lùa


Các họa tiết Classic được thể hiện một cách nhẹ nhàng và tinh tế

Các họa tiết cổ điển được thể hiện một cách nhẹ nhàng và tinh tế


Thiết kế phòng ngủ Classic Style với điểm nhấn xanh ấn tượng

Mảng tường xanh nổi bật trong không gian phòng ngủ nhỏ


Sự pha trộn giữa yếu tố cổ điển và hiện đại bên trong phòng ngủ chung cư

Sự pha trộn yếu tố cổ điển và hiện đại trong phòng ngủ chung cư

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, S-housing đã giúp bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về phong cách cổ điển. Nếu bạn là người yêu thích vẻ đẹp cầu kỳ, hoa mỹ của phong cách này, hoặc có mong muốn được ứng dụng nó vào trong không gian sống thì hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 090 167 0099 của S-housing để được tư vấn và nhận giải pháp tối ưu ngay nhé!

Công ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing

  • Văn Phòng: 02 Đường số 37, KDC Vạn Phúc City, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức
  • Showroom: S5.01.16.18 Vinhome Grand Park, Q9, TP. Thủ Đức, Tp.HCM
  • Xưởng Sản Xuất: 16 Trần Thị Trò, Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi, Tp.HCM
  • Fanpage: https://www.facebook.com/shousingvn/

Bài Viết Liên Quan

Đánh giá bài viết

Nam Nguyễn

Tôi là Nguyễn Nam, CEO & Founder Công ty Kiến trúc – Nội thất S-housing, có hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành. Không dừng lại ở việc thiết kế – thi công nội thất thông thường, tôi còn có 5 năm nghiên cứu về Phong thủy hiện đại, 2 năm học hỏi và tiên phong ứng dụng thành công công nghệ thiết kế 4D – VR tại Việt Nam để diễn họa kiến trúc và nội thất, mang lại những lợi ích thiết thực trên phương diện thời gian và ngân sách cho khách hàng của mình.Minh chứng về chuyên môn và kinh nghiệm của tôi chính là 1500+ dự án thành công, nhận về tỷ lệ hài lòng đến 99% từ phía khách hàng, đưa S-HOUSING vươn lên trở thành đơn vị thuộc TOP 10 công ty nội thất hàng đầu lĩnh vực tại Việt Nam và duy trì điều này trong suốt gần 10 năm kể từ ngày thành lập.