Xu hướng thiết kế nội thất phản ánh sự phát triển của nghệ thuật và nhu cầu thẫm mỹ trong xã hội hiện đại. Trong đó phong cách thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên bản chất và cá nhân hóa cho mỗi không gian sống. Vậy các phong cách thiết kế nội thất nào đang được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến nhất hiện nay? Điểm khác biệt giữa mỗi phong cách là gì? Đâu sẽ là phong cách phù hợp nhất cho không gian sống của bạn? Hãy cùng S-housing tìm hiểu về đặc điểm của 30+ phong cách nội thất thịnh hành nhất ở ngay bài viết bên dưới để biết đâu sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn nhé!
1. Phong cách thiết kế Bắc Âu (Scandinavian)
Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 tại các nước Bắc Âu (điển hình như Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy). Như một sự thay đổi lối sống và tư duy của người dân sau những ảnh hưởng của chiến tranh. Là sự cân bằng hoàn hảo giữa các yếu tố: Tối giản – Tiện ích – Tiết kiệm. Do đó phong cách này nhận được sự yêu thích đông đảo từ người dân Bắc Âu và là tiền đề phát triển cho phong cách này.
Ở giai đoạn đề cao sự tiết kiệm, tận dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên như: gỗ, đá, lông thú,.. kết hợp với đường nét thiết kế tối giản giúp tiết kiệm tối đa chi phí cũng như mang lại không gian nội thất ấm cúng, gần gũi. Đồ nội thất chú trọng nhiều vào công năng, và được bố trí đơn giản giúp không gian thông thoáng, đáp ứng nhu cầu hàng ngày một cách hiệu quả.
Tone màu chủ đạo của Scandinavian thường là màu trắng toát lên vẻ đẹp tinh khôi cùng các tông trung tính như xanh ngọc, kem, xám nhẹ tạo nên những điểm nhấn, bớt đi phần nào đơn điệu, nhàm chán và tăng thêm phần trẻ trung cho không gian. Cây xanh và ánh sáng tự nhiên là những yếu tố không thể thiếu giúp hoàn thiện vẻ đẹp của phong cách Scandinavian.
2. Phong cách hiện đại (Modern)
Phong cách hiện đại thuộc TOP các phong cách thiết kế phổ biến từ thế kỷ 20 và tiếp tục được ưa chuộng đến ngày nay bởi tính linh hoạt cao. Đây là lối thiết kế đề cao sự đơn giản và tinh tế trong không gian. Nội thất hiện đại sẽ được tập trung nhiều vào mặt công năng sử dụng nhằm mang lại không gian sống tiện nghi và hợp thời cho những gia chủ lựa chọn nó.
Phong cách hiện đại là sự “đoạn tuyệt” hoàn toàn với phong cách cổ điển và những hoa văn cầu kỳ. Do đó, nó cực kỳ thích hợp để ứng dụng trong các không gian nhỏ hẹp, có diện tích khiêm tốn. Đây cũng là lý do vì sao phong cách này thường xuyên được bắt gặp trong các thiết kế nội thất chung cư, nhà ống, nhà cấp 4, văn phòng,…
Xem chi tiết: Phong cách thiết kế hiện đại – Hiện thân của lối sống tiện nghi
3. Phong cách nội thất cổ điển (Classic)
Phong cách nội thất cổ điển là sự kết tinh hoàn hảo của hai nền kiến trúc cổ đại Hy Lạp và La Mã. Bố trí nội thất cổ điển tuân theo nguyên tắc đối xứng và cân bằng tạo nên một không gian hài hòa, tinh tế.
Mỗi chi tiết trong phong cách này đều được chăm chút tỉ mỉ, khá cầu kỳ. Điểm nhấn trang trí lớn nhất đến từ những đường nét tinh xảo, hoa văn trang trí đẹp mắt cùng loạt họa tiết uyển chuyển gây ấn tượng mạnh. Đồ nội thất trong lối cổ điển chú trọng về giá trị tinh thần hơn là công năng sử dụng. Màu sắc được sử dụng trong phong cách nội thất cổ điển hướng đến những tông màu trầm đậm như đỏ, nâu, vàng, đen,…toát lên vẻ cao quý mang hơi hướng hoàng gia sang trọng.
4. Nội thất phong cách tân cổ điển (Neo-classical)
Nhắc đến các phong cách thiết kế nội thất nổi trội với vẻ đẹp độc đáo và đẳng cấp, không thể không nhắc đến phong cách Tân cổ điển. Đây là sự kết hợp cân bằng và hoàn hảo giữa 2 phong cách cổ điển và hiện đại. Nhờ đó, Tân cổ điển mang trong mình một vẻ đẹp vượt khỏi phạm trù thời gian. Để miêu tả về vẻ đẹp này, “đẳng cấp và tinh tế” có lẽ sẽ là 2 tính từ phù hợp nhất.
Màu sắc đặc trưng của Tân cổ điển cũng là những gam màu mang hơi hướng quý tộc và hướng đến sự thanh lịch. Điển hình như: trắng, đen, xám kết hợp với các tông màu nổi bật như đỏ, vàng,… Nội thất Tân cổ điển mang tính đặc thù cao, thường được làm từ những chất liệu cao cấp và bền bỉ như: gỗ tự nhiên, đá, kim loại ánh kim,… Phong cách này thường nhấn mạnh vào các họa tiết tường, trần để tạo ra sự sang trọng và lộng lẫy cho không gian.
5. Phong cách nội thất tối giản (Minimalism)
Đúng như cái tên, phong cách nội thất Minimalism hướng tới sự tối giản tuyệt đối trong thiết kế. Mọi chi tiết xuất hiện bên trong không gian đều là sự tính toán cẩn thận và đầy chủ đích của người kiến trúc sư. Với nghệ thuật sắp đặt tài tình, phong cách tối giản không chỉ đập tan các định kiến về sự nhàm chán, mà còn thể hiện cho người nhìn một nghệ thuật sắp đặt đầy khôn khéo và sáng tạo.
Hoàn toàn dễ hiểu vì sao Minimalism là một trong các phong cách thiết kế nội thất hàng đầu dành cho nhà có diện tích khiêm tốn. Nó tạo ra sự thông thoáng, rộng rãi cho không gian bằng cách sử dụng đường nét thanh mảnh, gọn gàng. Chỉ nội thất thông minh và thật sự cần thiết mới được sử dụng giúp tiết kiệm diện tích và ngân sách cho chủ nhà.
Màu sắc chủ đạo của phong cách này thường là những gam màu trung tính. Trong một không gian chỉ sử dụng tối đa 4 màu và tối ưu nhất là 3 màu. Bao gồm màu trung tính, màu nền và màu làm điểm nhấn. Các bức tường thường được sử dụng gam màu trung tính, tạo ra một bức nền làm nổi bật các món đồ nội thất bên trong.
6. Phong cách công nghiệp (Industrial Style)
Tách biệt hẳn với các phong cách thiết kế nội thất khác, phong cách công nghiệp gạt bỏ hoàn toàn các chi tiết rườm rà và trau chuốt. Thay vào đó là những đường nét thô mộc và vô cùng gần gũi. Bước vào không gian nội thất công nghiệp, bạn sẽ cảm giác như đang ở trong một công xưởng giả lập với các thiết bị hiện đại và tiện nghi bậc nhất.
Nét đẹp thô sơ và mạnh mẽ của phong cách Industrial được thể hiện thông qua cách sử dụng chất liệu và màu sắc. Sàn gỗ, tường gạch nung, trần bê tông, nội thất và đồ decor bằng kim loại tối màu,… Là những chi tiết đặc trưng giúp bạn nhận biết được một không gian nội thất công nghiệp.’
Xem chi tiết: Phong cách nội thất Industrial – Vẻ đẹp cá tính và mạnh mẽ
7. Phong cách nội thất Indochine (Đông Dương)
Đứng ở vị trí tiếp theo trong TOP các phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất chính là phong cách Indochine, hay còn gọi là phong cách Đông Dương. Lối thiết kế này đem kiến trúc Tân cổ điển Pháp kết hợp với nét đẹp văn hóa Á Đông để tạo nên một không gian nội thất độc đáo. Sự hoài cổ ấm cúng song hành cùng sự hiện đại thanh lịch nhanh chóng chinh phục nhiều gia chủ ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
Màu sắc trong Indochine có thể được biến đổi linh hoạt dựa trên sở thích của gia chủ và đặc điểm khí hậu của vùng miền. Sự độc đáo của nó còn được thể hiện thông qua các chi tiết trang trí, thường là hoa văn Đông Sơn hoặc các họa tiết được cách tân và lấy cảm hứng từ cỏ cây hoa lá, linh vật, kỷ hà,…
Với tính độc đáo cao, phong cách Indochine được ứng dụng rất phổ biến trong các công trình quy mô lớn. Điển hình như: biệt thự, resort nghỉ dưỡng, spa, khách sạn, nhà hàng,…
8. Phong cách Sang Trọng (Luxury Style)
Luxury được xem là một trong các phong cách thiết kế nội thất cao cấp bậc nhất hiện nay. Cách trang trí đặc trưng của phong cách này được phát triển dựa trên sự kế thừa phong cách Cổ điển. Màu sắc nội thất thường sử dụng tông màu trung tính mang lại cảm giác tinh tế và thanh lịch. Điểm nhấn tập trung vào vật liệu nội thất cao cấp và các chi tiết dát vàng tinh xảo.
Xem ngay: 70+ Mẫu Phong Cách Nội Thất Luxury Xứng Tầm Giới Thượng Lưu
9. Phong cách thiết kế đương đại (Contemporary)
Phong cách đương đại được phát triển và lan truyền rộng rãi vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những người ngoài ngành thường sẽ nhầm lẫn nó với phong cách hiện đại vì chúng mang khá nhiều điểm tương đồng với nhau. Cùng là một trong các phong cách thiết kế nội thất đề cao sự tối giản về đường nét, sử dụng màu sắc trung tính và chú trọng vào công năng sử dụng. Nhưng phong cách đương đại là sự cập nhật và đổi mới liên tục dựa trên thời kỳ đang diễn ra.
10. Phong cách thiết kế Mid-Century
Phong cách Mid-Century, hay còn được biết đến với một tên gọi đầy đủ hơn là Mid-Century Modern, là lối thiết kế thể hiện vẻ đẹp cổ điển của những năm 50 nhưng dưới một góc nhìn hiện đại và mới mẻ hơn. Nó đặc biệt thu hút những gia chủ yêu thích sự phá cách, ấn tượng trong không gian sống. Dù chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam nhưng Mid-Century được giới chuyên môn nhận định sẽ trở thành một trong các phong cách thiết kế nội thất thịnh hành trong thời gian sắp tới.
Bước vào không gian Mid-Century, bạn sẽ cảm nhận được sự phóng khoáng đến từ cách kết hợp màu sắc linh hoạt và đầy ngẫu hứng. Những gam màu sáng tối tương phản được sắp đặt đầy khôn khéo tạo nên không gian sống động nhưng không hề rối mắt.
Mid-Century cũng là một trong các phong cách thiết kế nội thất hướng đến lối sống gần gũi với thiên nhiên. Nên chất liệu gỗ luôn được ưu tiên sử dụng trong các không gian nội thất này. Bên cạnh đó kết hợp thêm các chất liệu thời đại như: nhựa, vinyl, mica, plywood, nhôm,… Nhằm tăng thêm sự hiện đại để giúp ngôi nhà không bị lỗi thời theo thời gian.
11. Thiết kế nội thất phong cách Bohemian
Phong cách nội thất Bohemian là phong cách được sáng lập bởi cộng đồng người Bohemia (hay còn gọi là Boho hoặc Chic) vào thế kỷ 19. Nó hướng đến vẻ đẹp mộc mạc và phóng khoáng, là một trong các phong cách thiết kế nội thất phù hợp với những ai yêu thích sự sáng tạo, phá cách và muốn thể hiện cá tính của mình thông qua không gian sống.
Các yếu tố về màu sắc, chất liệu, họa tiết,… được kết hợp đầy ngẫu hứng nhưng không hề gây ra cảm giác rối mắt và khó chịu. Sự hòa quyện giữa các chi tiết tạo nên một tổng thể độc đáo và sinh động, thể hiện rõ nét tính cách của chủ nhân ngôi nhà.
Trong phong cách thiết kế nội thất Bohemian, vải được sử dụng như một chất liệu chủ đạo. Những tấm vải đi kèm với các họa tiết cổ điển đầy quyến rũ tạo ra sự bay bổng và ấm cúng cho không gian. Đồng thời, nó cũng gợi ra một cảm giác hoài niệm, làm người nhìn hồi tưởng tới những giá trị xưa cũ trong đời sống hiện đại.
12. Nội thất phong cách Vintage
Phong cách thiết kế Vintage đưa chúng ta quay lại với sự ấm áp của quá khứ. Là sự pha trộn giữa nội thất cũ kỹ như bàn ghế tróc sơn, khung ảnh gỗ, đèn chùm cổ,… Với nội thất hiện đại như: thiết bị điện tử, đồ gia dụng, đèn decor,… Đây được xem là phong cách của kỷ niệm, để người nhìn hồi tưởng về những vẻ đẹp xưa cũ mang đậm dấu ấn của thời gian.
Dù cũng là một trong các phong cách thiết kế nội thất được pha trộn giữa cổ điển và hiện đại nhưng khác với sự xa hoa của Tân cổ điển. Phong cách Vintage thể hiện vẻ đẹp này một cách vô cùng gần gũi và bình dị. Cũng chính vì điểm này mà dù phong cách Vintage xuất hiện từ rất lâu nhưng mãi vẫn được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong đa dạng lĩnh vực đời sống.
Một không gian Vintage chuẩn mực không thể thiếu những món đồ decor nhỏ xinh như: lọ hoa, cây khô, gối tựa, tranh ảnh, đồng hồ quả lắc, tủ gỗ, thảm trải sàn,…Ánh sáng tự nhiên cũng là yếu tố được chú trọng tận dụng nhằm tạo ra sự ấm cúng và yên bình. Màu sắc sử dụng trong Vintage cũng không hề nổi trội như phong cách Retro. Chúng thường là những gam màu thiên sáng, nhẹ nhàng như: trắng, kem,… Để gợi ra cảm giác trầm lắng của những thập niên trước.
13. Thiết kế nội thất phong cách Japandi
Phong cách nội thất Japandi là sự kết tinh hoàn hảo giữa 2 phong cách: Scandinavian lịch lãm và Nhật Bản đơn giản, tinh tế. Sự hòa quyện của 2 xu hướng nội thất mang đến một không gian mới mẻ, hiện đại, ấm cúng và gần gũi.
Sử dụng các nguồn vật liệu tự nhiên như gỗ, giấy, vải,… kết hợp với tone màu trung tính như vàng, trắng, xám, xanh nhạt,…mang lại một vẻ đẹp trang nhã cho không gian.
Phong cách Japandi tuy hướng tới sự tối giản nhưng vẫn rất chú trọng tới tính tiện nghi trong không gian. Nội thất thông minh với đa dạng công năng được sắp xếp theo một bố cục khoa học và gọn ghẽ giúp tiết kiệm diện tích hiệu quả mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ tiện ích. Với ưu điểm này, phong cách Japandi cực phổ biến trong các thiết kế nội thất chung cư.
Xem ngay:Phong cách nội thất Japandi – Vẻ đẹp tinh tế của Á Âu
14. Phong cách thiết kế Tropical
Phong cách nội thất Tropical (phong cách nhiệt đới) là lối thiết kế được lấy cảm hứng từ đặc điểm khí hậu của những vùng miền nhiệt đới và mang màu sắc của cảnh quan thiên nhiên như biển, núi, rừng, bầu trời,… Nó tạo ra một không gian sống thư giãn, yên tĩnh và thanh bình hệt như một “hòn đảo thiên đường” trong mơ, nơi mà chúng ta có thể quên đi mọi xô bồ trong đời sống, giải tỏa căng thẳng và nạp lại năng lượng cho bản thân.
Khác với các phong cách thiết kế nội thất khác, phong cách Tropical sử dụng màu xanh như một gam màu chủ đạo đặc trưng. Khi du nhập vào Việt Nam, phong cách này đã được đa dạng hóa về màu sắc để phù hợp hơn với đặc điểm khí hậu gió mùa nước ta. Không chỉ có mỗi màu xanh mà còn có nhiều gam màu nổi trội khác như: đỏ trầm, tím than, cam, vàng,…
Khả năng ứng dụng của phong cách Tropical cũng cực kỳ linh hoạt. Nó hầu như có thể sử dụng trong mọi đặc điểm không gian. Từ không gian nội thất như: phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ,… Cho đến các không gian ngoại thất như: sân vườn, tiền sảnh,…
15. Phong cách thiết kế nội thất Hàn Quốc
Một trong các phong cách thiết kế nội thất gây sốt giới trẻ hiện nay chính là phong cách Hàn Quốc. Sở hữu vẻ đẹp trẻ trung và hiện đại, phong cách này hiện được ứng dụng trong rất nhiều không gian. Từ nhà ở như: chung cư, nhà phố, biệt thự,… Cho đến các văn phòng, shop mỹ phẩm, quán cafe, quán trà sữa, spa,…
Không gian mở thoáng đãng, liên thông giữa nhiều phòng chức năng chính là một nét đặc trưng thường thấy của phong cách nội thất Hàn Quốc. Cách bố trí được chắt lọc giữa kiến trúc truyền thống và tính tư duy hiện đại, đảm bảo tuyệt đối về tính logic và gọn gàng. Từ đó giúp tối ưu không gian và mang lại đời sống tiện nghi cho gia chủ.
Phong cách Hàn Quốc cũng đề cao sự tối giản và thiết thực trong không gian sống. Đa số nội thất đều là để phục vụ cho đời sống hằng ngày và hiếm khi xuất hiện các vật dụng chỉ sử dụng cho mục đích trưng bày hoặc trang trí.
16. Nội thất phong cách Á Đông
Trong số các phong cách thiết kế nội thất nếu trên, phong cách Á Đông là lối thiết kế được lai tạo từ nhiều nền văn hóa nhất. Trong đó, nổi trội nhất chính là văn hóa của Trung Hoa và Nhật Bản. Đây là phong cách được phát triển và biến đổi để phù hợp với từng quốc gia. Chính vì thế, phong cách này là một mẫu hình của sự linh hoạt và phóng khoáng, không bị gò bó bởi bất kỳ quy tắc rập khuôn nào.
Phong cách nội thất Á Đông đặc biệt thu hút những người Châu Á hoặc gốc Á. Màu sắc đặc trưng của nó được kết hợp và dung hòa giữa sở thích của người Nhật và người Trung Hoa. Thông thường, các gam màu sáng sẽ được dùng để làm màu nền. Sau đó, người ta sẽ dùng những món nội thất hoặc các chi tiết có màu nổi trội như: đỏ, đen, nâu,… Để tạo ra những điểm nhấn đầy cuốn hút cho các không gian Á Đông.
Không chạy theo thời đại, phong cách Á Đông vẫn giữ cho mình một nét riêng độc đáo khi chỉ sử dụng những chất liệu nội thất thuần tự nhiên như: gỗ, mây, tre, gạch, đá, sỏi, gốm sứ,… cho nội thất và các đồ decor. Nhờ đó, các không gian Á Đông luôn tạo ra một cảm giác đầy ấm cúng, mộc mạc và gần gũi cho người dùng.
17. Phong cách thiết kế nội thất Rustic (Rustic Style)
Phong cách Rustic bắt nguồn từ vùng nông thôn Hoa Kỳ. Phong cách này nổi bật với vẻ đẹp mộc mạc đến từ chất liệu và cách bố trí nội thất. Những chất liệu xây dựng nên không gian đúng chất Rustic thường sẽ có sẵn trong tự nhiên, ít trải qua quá trình gia công phức tạp. Tường bằng gạch đá thô sơ, sàn gỗ nhám, đồ trang trí đan lát,… Được sử dụng để tạo ra nét riêng độc đáo. Đồng thời cũng đóng vai trò như một yếu tố điểm nhấn đặc biệt trong không gian Rustic.
18. Nội thất phong cách Retro
Retro cũng là một trong các phong cách thiết kế nội thất bắt nguồn từ Bắc Âu. Tuy nhiên, nó lại có sự khác biệt lớn so với phong cách Scandinavian. Phong cách này thể hiện một nét đẹp hoài cổ đầy lãng mạn và dịu dàng. Nhưng vẫn ẩn chứa bên trong một cảm giác hiện đại và gần gũi với những trải nghiệm màu sắc ấn tượng và cuốn hút.
19. Phong cách Maverick
Maverick là một trong các phong cách thiết kế nội thất phi truyền thống được biết đến bởi không gian độc đáo, trẻ trung và mang tính sáng tạo cao. Sự rập khuôn và chuẩn chỉnh sẽ là những gì bạn không thể tìm thấy trong phong cách này. Điểm nhấn Maverick thường đến từ sự kết hợp màu sắc ngẫu nhiên và cấu trúc chồng chéo. Điều này mang đến cho không gian nội thất sự sống động, đặc sắc, làm người nhìn phải đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
20. Phong cách Hi-Tech
Hi-Tech là từ viết tắt của High Technology với nghĩa tiếng Việt là Công nghệ cao. Đúng như tên gọi của nó, phong cách thiết kế nội thất này sử dụng nhiều thiết bị hiện đại và vật liệu mới. Các kỹ thuật tiên tiến nhất thời đại được ứng dụng vào không gian kiến trúc và nội thất, mang đến nhiều tiện ích tuyệt vời cho đời sống của người dùng.
Đây cũng là một trong các phong cách thiết kế nội thất tách biệt hoàn toàn với sự cầu kỳ và hoa mỹ. Hi – Tech thường xuất hiện với những đường nét thanh mảnh, dứt khoát và mạnh mẽ.
Bên cạnh đó là bảng màu trung tính đặc trưng gồm: xám, trắng, đen,… được phối theo nguyên tắc tương phản, tạo ra hiệu ứng thị giác đầy ấn tượng cho người nhìn.
21. Nội thất phong cách Đồng Quê (Country Style)
Phong cách Đồng Quê là sự pha trộn kiến trúc từ khắp nơi trên thế giới. Trong đó, kiến trúc được lấy cảm hứng nhiều nhất đến từ vùng ngoại ô Anh, Pháp, Mỹ và Ý. Bước vào những không gian nội thất mang phong cách Đồng Quê, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự yên bình và thư thái đến lạ. Nó vừa mang vẻ đẹp của sự cổ điển, vừa cho thấy được sự hiện đại thông qua các tiện ích sinh hoạt.
Phong cách Đồng quê là một trong các phong cách thiết kế nội thất biệt thự và công trình nhà ở cao cấp được yêu thích tại Việt Nam.
22. Phong cách nội thất Romanticism
Romanticsm dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “chủ nghĩa lãng mạn”. Thông qua tên gọi, có lẽ bạn đã phần nào hình dung ra được nét đẹp đặc trưng của phong cách này. Phong cách Romanticsm bắt nguồn từ châu Âu, cụ thể là Pháp. Lối trang trí đề cao giá trị tinh thần của người dùng giúp tạo ra không gian sống nhẹ nhàng, thư giãn và “chiều chuộng” cảm xúc gia chủ.
Romanticsm cũng là một trong các phong cách thiết kế nội thất hướng đến vẻ đẹp cổ điển nên trong các không gian này thường xuyên xuất hiện các vật dụng như: ghế bành, giường bọc nệm, đèn chùm pha lê,… Những phụ kiện trang trí như: rèm cửa, nến, thảm trải sàn, tranh nghệ thuật,… Cũng được sử dụng để khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp lãng mạn, sắc sảo và nữ tính đặc trưng của phong cách nội thất này.
23. Phong cách nội thất Organic
Phong cách Organic, hay còn có tên gọi tiếng Việt là phong cách Hữu cơ, là “hiện thân” của sự kết nối giữa thiên nhiên, kiến trúc và con người. Đây là một trong số ít các phong cách thiết kế nội thất giúp kiến trúc sư khai thác khả năng sáng tạo và thể hiện “cái tôi” nghệ thuật của bản thân mình.
Chất liệu sử dụng trong phong cách Organic rất đa dạng. Vừa có các chất liệu hữu cơ như: gỗ, đá,… Cũng vừa có các chất liệu công nghiệp như: sắt, thép, xi măng, vải, da,… Đây chính là cách để phong cách này thể hiện được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và kiến trúc. Đồng thời, đây cũng là những chất liệu bền vững, mang lại độ bền cao cho cả công trình.
Điểm đặc biệt đầy cuốn hút của phong cách Organic đến từ các đường cong đầy ngẫu hứng không gian. Tường, trần, sofa, ghế tựa, đèn decor,… với kiểu dáng được biến tấu sáng tạo, khơi dậy trí óc tưởng tượng bất tận của người nhìn.
24. Nội thất phong cách Hollywood
Phía trên, S-housing cũng đã đề cập tới khá nhiều các phong cách thiết kế nội thất bắt nguồn từ Châu Âu. Và phong cách Hollywood, ngay từ tên gọi cũng đã cho ta biết được nó cũng thuộc nhóm này. Hào nhoáng, sang trọng, chuẩn chỉnh tới từng milimet chính là những gì bạn cảm nhận được khi bước vào các không gian nội thất này.
Nội thất phong cách Hollywood là sự kết hợp và dung hòa một cách hoàn hảo giữa nhiều phong cách nội thất khác, điển hình như: Tân cổ điển, Hiện đại, Trung Hoa,… Mỗi vật dụng đều mang một sắc thái riêng biệt. Nhưng khi kết hợp với nhau, chúng vẫn tạo ra được sự hài hòa đầy bất ngờ.
Là phong cách đại diện cho giới thượng lưu nên chất liệu nội thất được sử dụng bên trong cũng toàn là hàng thượng hạng. Satin, lụa, lông thú, nhung,… kết hợp cùng kim loại ánh kim sáng bóng tạo nên một không gian xa hoa và lộng lẫy. Phong cách Hollywood đặc biệt thu hút những gia chủ “chịu chi” và có sự am hiểu sâu sắc về nghệ thuật trang trí nội thất.
25. Phong cách thiết kế nội thất Funky
Funky là một trong các phong cách thiết kế nội thất được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. Khi xuất hiện, nó nhanh chóng tạo ra “cơn sốt” nhờ sở hữu diện mạo đầy mới mẻ, đi ngược hoàn toàn với những quy tắc truyền thống rập khuôn. Không gian sống động, cuốn hút được tạo nên thông qua việc sử dụng màu sắc, chất liệu và ánh sáng. Tất cả đều được kết hợp một cách ngẫu nhiên và tùy hứng. Tạo nên một không gian sôi nổi đúng với tên gọi Funky của phong cách này.
Những tông màu nóng – lạnh được đan xen với nhau một cách đầy chủ đích. Điều này mang lại hiệu ứng thị giác độc đáo, giúp kích thích óc sáng tạo của người nhìn. Với không gian nổi bật và đặc sắc, phong cách Funky thường được ứng dụng để thiết kế: văn phòng, quán cafe, phòng ngủ trẻ em,…
Các món nội thất như: bàn trà, ghế ngồi, sofa,… trong phong cách Funky được thiết kế rất sáng tạo và mới lạ. Chức năng của các vật dụng có thể được linh hoạt biến đổi trở nên khác hẳn chức năng vốn có của chúng. Kết hợp cùng lối bố trí bức phá làm người nhìn không khỏi tò mò, hiếu kỳ và luôn cảm thấy mới mẻ khi bước vào các không gian phong cách Funky.
26. Phong cách nội thất Metallic (Ánh Kim)
Phong cách nội thất Metallic được lấy cảm hứng từ ánh sáng của các kim loại bóng cao cấp như mạ vàng, đồng hoặc bạc. Vào thời kỳ Phục Hưng, đây là một trong các phong cách thiết kế nội thất được phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu và Tây Á. Đặc biệt trong các công trình kiến trúc như: lâu đài, tòa tháp,…
Thời nay, phong cách Metallic được ứng dụng khá nhiều trong các thiết kế biệt thự, khách sạn hay cửa hàng thời trang cao cấp. Chính hiệu ứng ánh kim đặc trưng của nó đã tạo ra một sức hút khó cưỡng, nhanh chóng chinh phục người nhìn ngay từ những ánh nhìn đầu tiên.
27. Thiết kế nội thất phong cách Baroque
Phong cách Baroque ẩn chứa bên trong là một “cái tôi” nghệ thuật đầy độc đáo và riêng biệt. Nó được xem là “hiện thân” của vẻ đẹp vĩ đại, bề thế, thể hiện quyền lực của nhà thờ và chế độ phong kiến vào những năm thuộc thế kỷ 17, 18 tại các nước Châu Âu. Mỗi quốc gia sẽ có một cách thể hiện phong cách Baroque khác nhau trong các kiến trúc của mình. Tuy nhiên, hầu hết mọi yếu tố trang trí đều được lấy cảm hứng từ thời Phục Hưng.
Phong cách Baroque là sử dụng hiệu ứng ánh sáng mạnh mẽ và màu sắc tương phản sáng tối rõ rệt để làm nổi bật toàn bộ không gian. Đây là lối thiết kế chú trọng vào sự cầu kỳ trong từng chi tiết. Từ tường, trần, cho đến các vật dụng bên trong đều mang những họa tiết, hoa văn sắc sảo được lấy cảm hứng từ các lĩnh vực nghệ thuật như: hội họa, điêu khắc, đắp hình nổi,…
Bên cạnh nội thất gỗ đặc trưng, phong cách Baroque còn sử dụng rất nhiều chất liệu quý hiếm và đắt đỏ khác như: thạch anh, đá, kim loại ánh kim, pha lê, nhung, lụa,… trong các thiết kế của mình. Với vẻ đẹp bề thế, phong cách này chỉ thật sự phù hợp với những không gian rộng và những công trình có quy mô lớn. Điển hình như: biệt thự, nhà hàng, khách sạn, nhà thờ,…
28. Phong cách nội thất Color Block
Phong cách Color Block là lối trang trí “sinh sau đẻ muộn” nhất so với các phong cách thiết kế nội thất khác. Nó vốn dĩ bắt nguồn từ lĩnh vực thời trang, sau đó được ứng dụng vào lĩnh vực kiến trúc và trở thành trào lưu thiết kế được giới trẻ, hoặc những ai yêu thích sự phá cách đặc biệt ưa chuộng.
Trong các không gian này, bạn sẽ khó có thể tìm thấy được một món đồ đơn sắc nào. Bởi quy tắc phối màu đặc trưng của Color Block là sử dụng trên 2 khối màu cho 1 món đồ, 1 thiết bị hoặc 1 không gian. Những màu sắc được chọn thường sẽ dựa trên mong muốn của gia chủ. Chính vì thế, phong cách Color Block còn được xem là một trong các phong cách thiết kế nội thất mang tính cá nhân hóa cao nhất.
Sống động, trẻ trung và vui tươi là cảm giác mà bạn có được khi bước vào một không gian nội thất Color Block. Do đó, dễ hiểu vì sao phong cách này hay xuất hiện trong các thiết kế quán trà sữa, shop quần áo, shop mỹ phẩm,… Vì đây đều là những nơi lưu tới thường xuyên của giới trẻ.
29. Phong cách thiết kế Pop Art
Pop Art viết đầy đủ là Popular Art, có nghĩa là nghệ thuật đại chúng. Ra đời ở Anh vào những năm 1950s, Pop Art dần chiếm lĩnh nhiều lĩnh vực trong đời sống: mỹ thuật, quảng cáo, thời trang và đặc biệt là thiết kế nội thất. Đây là phong cách đại diện cho sự phá cách và bùng nổ. Các không gian Pop Art luôn xuất hiện nhiều màu sắc sặc sỡ, thường là những gam màu bậc 1 có độ chói cao. Đan xen bên trong là những món đồ decor không rõ công năng được bố trí ngẫu nhiên tạo nên một tổng thể tươi trẻ và sống động đặc trưng của Pop Art.
Họa tiết Pop Art thường xuất phát từ truyện tranh Comic hoặc được lấy cảm hứng từ nghệ thuật Graffiti của Mỹ. Thông qua việc sử dụng hình ảnh từ cuộc sống, truyện tranh, phim ảnh,… phong cách này thể hiện tính cá nhân cao trong không gian sống và khẳng định vị trí của bộ môn nghệ thuật đương đại đầy cuốn hút.
Ánh sáng trong Pop Art cực kỳ đặc biệt. Đây là một trong số ít các phong cách thiết kế nội thất ứng dụng cùng lúc nhiều màu sắc ánh sáng khác nhau trong cùng một không gian. Nó tạo ra tính đa chiều, thể hiện sự chuyển đổi không ngừng đầy bất ngờ và ngẫu hứng.
30. Phong cách thiết kế Eco
Phong cách thiết kế nội thất Eco là lối trang trí hướng đến sức khỏe của hệ sinh thái và đề cao việc bảo vệ môi trường. Nó trở thành một trong các phong cách thiết kế nội thất được đón nhận rộng rãi hiện nay, khi con người dần có ý thức hơn về giá trị của thiên nhiên trong đời sống.
Phong cách Eco ưu tiên sử dụng vật liệu trang trí nội thất tái chế hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Điển hình như: gỗ, tre, nứa, gạch, đá, sỏi,… với vẻ đẹp gần gũi và mang lại giá trị bền vững cao cho công trình. Hơn nữa, cách sử dụng này còn giúp hạn chế các tác hại lên sức khỏe môi trường. Đồng thời còn giúp gia chủ tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư.
Phong cách Eco thường sẽ được bắt gặp trong các mẫu nội thất nhà vườn hiện nay. Các không gian này thường sẽ hội tụ đầy đủ các yếu tố của thiên nhiên. Bao gồm: ánh nắng, nội thất và đồ decor có màu sắc được lấy cảm hứng từ cỏ cây hoa lá. Đặc biệt, cây xanh sẽ luôn là thứ không thể thiếu trong các không gian này.
31. Phong cách Wabi Sabi
“Wabi Sabi” là một thuật ngữ tiếng Nhật mang ý nghĩa là đi tìm vẻ đẹp trong những điều không hoàn hảo. Bắt nguồn từ phong cách Thiền của Đạo Phật vào thế kỷ 12, Wabi Sabi không hướng người dùng đến một không gian sống có vẻ đẹp hoàn mỹ, chỉn chu. Mà nó giúp họ tìm thấy niềm vui, tìm thấy giá trị của cuộc sống thông qua những gì nguyên sơ và bất toàn nhất.
Những không gian mang phong cách Wabi Sabi luôn được thiết kế thật tối giản và mộc mạc. Bên trong chỉ sử dụng các vật liệu hữu cơ hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên, ít trải qua công đoạn xử lý phức tạp để giữ nguyên vẻ đẹp ban sơ của chúng. Nếu có chỉnh sửa thì việc chỉnh sửa cũng sẽ được thực hiện một cách đầy tinh tế, đủ để mang lại sự hài hòa cho tổng thể không gian.
Người lựa chọn phong cách Wabi Sabi luôn tìm thấy sự đơn giản trong lối sống và sự thanh tịnh trong tâm hồn. Lối thiết kế này như một “liều thuốc giải” mà ta đang tìm kiếm giữa cuộc sống đầy hỗn độn và ám ảnh bởi những kỳ vọng về sự hoàn hảo. Con người chúng ta sau ngày dài bị bủa vây với sự bon chen, hơn thua thì khi trở về ngôi nhà Wabi Sabi chính là tìm về sự lắng đọng, thư giãn và xa rời khỏi sự ồn ào, náo động.
Lời kết
Trên đây là danh sách các phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất hiện nay để bạn tham khảo và lựa chọn. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã xác định được một phong cách phù hợp nhất với ngôi nhà của mình. Nếu bạn còn có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 090 167 0099 để nhận tư vấn chi tiết nhé.
Công ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing
- Showroom 1: 02 Đường số 37, KDC Vạn Phúc City, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức
- Showroom 2: S5.01.16.18 Vinhome Grand Park, Q9, TP. Thủ Đức
- Tel: (+84) 028 399 55 365 – Mobile: 090 167 0099
- Facebook: https://www.facebook.com/shousingvn/
Bài Viết Liên Quan
- Thi công nội thất trọn gói, chuyên nghiệp, giá xưởng 2023
- 60+ thiết kế nội thất biệt thự sang trọng bậc nhất TPHCM
- TOP 80 mẫu thiết kế nội thất chung cư đẹp cao cấp nhất 2023
- TOP 99+ mẫu thiết kế nội thất nhà phố hiện đại, cao cấp 2023