Phong cách nội thất Japandi – lối thiết kế được ví như một “sợi dây liên kết” giữa hai nền văn hóa đối lập là Nhật Bản bình dị và Bắc Âu phóng khoáng. Vậy đặc trưng nào tạo nên sức hút của phong cách này trong đời sống hiện nay đến vậy? Phải chăng, khi đối mặt với quá nhiều thứ áp lực, căng thẳng trong thời đại này, con người ta càng muốn tìm về những gì mộc mạc, gần gũi và bình dị? Cùng S-housing khám phá về phong cách Japandi ở bài viết hôm nay nhé!
1. Tổng quan về phong cách nội thất Japandi
1.1 Tìm hiểu định nghĩa
Phong cách nội thất Japandi là lối thiết kế đặc trưng với sự tinh gọn, ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên và công năng hiện đại. Chính cái tên “Japandi” đã phần nào thể hiện rằng đây là phong cách thiết kế được kết hợp từ hai phong cách nội thất sau:
- Phong cách nội thất Nhật Bản (Japan): Đơn giản và trầm lặng. Màu sắc chủ đạo là màu gỗ tự nhiên và các gam màu trầm. Chú trọng đến sự nguyên bản của vật liệu, ít can thiệp vào đường nét tự nhiên. Đồ trang trí thường là đồ sứ, gốm thô mộc, cói, gỗ nguyên khối,… tạo cảm giác xưa cũ, gần gũi.
- Phong cách nội thất Bắc Âu (Scandinavian): Phóng khoáng, tinh tế, tiện nghi. Sử dụng màu sáng, chủ yếu là trắng tuyết. Chất liệu đặc trưng gồm vải linen, vải bố, sắt, gỗ tếch, gỗ sồi. Thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên qua cửa sổ lớn và cây xanh trang trí. Đồ nội thất có thiết kế đơn giản, đường nét mềm mại, và công năng linh hoạt.
Phong cách Japandi xuất hiện như một sự thỏa mãn cho những ai yêu thích lối sống giản đơn, tinh tế nhưng mới mẻ. Với khả năng xoa dịu tâm trạng hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu về cuộc sống tiện nghi, Japandi được giới chuyên môn coi là xu hướng thiết kế nội thất của thời đại ngày nay.
1.2 Nguồn gốc phong cách nội thất Japandi
Phong cách nội thất Japandi, dù mới được biết đến rộng rãi gần đây, đã bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 20. Khi đó, chủ nghĩa tối giản trỗi dậy và lan tỏa toàn cầu, tạo nền tảng cho nhiều phong cách thiết kế, bao gồm Scandinavian và Japan. Các nhà thiết kế nhận thấy điểm chung trong thẩm mỹ của hai phong cách này là “Less is more – Ít hơn là tốt hơn“. Họ bắt đầu kết hợp các yếu tố của cả hai, và đến đầu thế kỷ 21, phong cách Japandi chính thức được định hình rõ ràng và đón nhận rộng rãi.
Tóm lại, sự hình thành của phong cách Japandi dựa trên 4 yếu tố quan trọng:
- Triết lý Wabi-Sabi từ Nhật Bản: Thể hiện lối sống bình dị, yêu thiên nhiên, tôn vinh vẻ đẹp từ sự không hoàn hảo, đề cao sự đơn giản và kết nối giữa thiên nhiên và con người. Điều này tạo ra không gian Japandi yên bình và thư thái.
- Phong cách nội thất Scandinavian: Tối ưu hóa không gian, tận dụng ánh sáng tự nhiên, tạo ra sự ấm cúng và hiện đại, hướng đến con người.
- Sự toàn cầu hóa: Văn hóa giao thoa trên toàn cầu vào cuối thế kỷ 20 tạo điều kiện cho sự kết hợp của các phong cách thiết kế.
- Xu hướng tối giản: Là nền tảng để phát triển phong cách nội thất Japandi.
2. Các đặc trưng của phong cách nội thất Japandi
Cùng xem một phong cách nội thất khi được kết hợp giữa 2 phong cách khác nhau sẽ mang những đặc trưng gì nhé!
2.1 Bám sát nguyên lý tối giản, tinh tế
Phong cách Japandi đề cao sự tối giản trong đường nét, họa tiết cho đến cách bố trí đồ đạc. Bước vào các không gian này, bạn sẽ luôn cảm nhận được sự thông thoáng và cực kỳ gọn gàng. Những vật dụng không cần thiết, hay các hoa văn uốn lượn quá đỗi cầu kỳ sẽ không bao giờ xuất hiện.
2.2 Luôn có các yếu tố tự nhiên
Japandi là phong cách thiết kế kết nối con người với thiên nhiên, nên không gian luôn ngập tràn ánh sáng tự nhiên, cây xanh và vật liệu hữu cơ mộc mạc. Do vậy, các không gian này thường có bố cục mở, cửa sổ lớn đi kèm rèm mỏng. Đây cũng là cách tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên đặc trưng của phong cách Scandinavian.
Vật liệu đặc trưng của Japandi là gỗ màu sáng, mây, tre, đá hay vải lanh. Chúng được giữ nguyên những đường nét hữu cơ vốn có, không mài nhẵn quá mức hay đục đẽo vuông vức. Chính điều này tạo ra cảm giác ấm cúng, mộc mạc và gần gũi với tự nhiên trong Japandi.
Cây xanh chính là yếu tố trang trí không thể tách rời với phong cách này. Chúng được dùng để trang trí bàn, tủ, kệ, góc phòng,… Hoặc kết hợp với giếng trời, không gian mở, cửa sổ hướng vườn,… tạo ra những “mảng xanh” đầy sức sống và tươi mới.
2.3 Màu nền sáng đi kèm các điểm nhấn đen
Màu sáng trong phong cách Japandi sẽ không phải là những gam màu pastel trẻ trung hay dịu ngọt. Chủ yếu sẽ là màu trắng, kem, beige hoặc màu tự nhiên của gỗ và đất. Bởi Japandi luôn muốn khơi gợi cảm giác bình yên trong mỗi con người và mang lại sự thư thái dễ chịu.
Do đó các gia chủ khi thiết kế nhà theo phong cách Japandi, nên tránh sử dụng các tông màu mang sắc thái năng động, đáng yêu như hồng, cam, đỏ, tím,…. Bởi dù vô tình hay cố ý, chúng sẽ phá vỡ đi sự tĩnh lặng và điềm đạm của Japandi.
Muốn tạo điểm nhấn ư? Rất đơn giản! Hãy kết hợp xen kẽ nội thất màu sáng với nội thất đen theo tỷ lệ 70-30 hoàn hảo. Bạn không chỉ làm cho không gian trở nên sống động, mà còn gợi ra vẻ bí ẩn đầy mê hoặc cho ngôi nhà của mình.
2.4 Sự cân bằng hoàn hảo trong nhiều yếu tố
Phong cách nội thất Japandi kết hợp những yếu tố trái ngược, nhưng lại cân bằng chúng một cách hoàn hảo. Đường nét mềm mại đối lập với cứng rắn, ánh sáng đan xen bóng tối, sự đơn giản hài hòa cùng chi tiết tinh tế. Đặc trưng này tạo nên sức hút khó cưỡng của Japandi. Mặc dù là sự kết hợp giữa hai phong cách nội thất nhưng Japandi vẫn giữ được sự tách biệt và độc đáo riêng.
2.5 Đồ nội thất mang nét đẹp của hai nền văn hóa
Không gian Japandi kết hợp nội thất mộc mạc của Nhật Bản và nội thất hiện đại của Scandinavian. Với điểm chung là vật liệu tự nhiên và có thiết kế đơn giản, chúng trở nên hòa hợp bên trong thiết kế. Từ đó tôn vinh lên nét đẹp hài hòa, ấm cúng cũng như tạo ra các không gian sống Japandi đầy đủ tiện nghi.
2.6 Trang trí đẹp mắt nhưng vẫn giữ sự bình dị
Để làm không gian thêm thu hút mà vẫn giữ được sự mộc mạc của Japandi, gia chủ nên chọn các món decor mang đậm nét văn hóa Nhật Bản. Bạn có thể dùng đèn lồng giấy, quạt giấy, đồ gốm, tranh màu trung tính, đồ mỹ nghệ đan mây, hoặc đơn giản là một cành cây khô trong bình gốm nhỏ. Những món đồ này sẽ tạo nên những điểm nhấn thú vị, làm cho ngôi nhà của bạn thêm phần đẹp và sống động.
3. Dự án phong cách nội thất Japandi thực tế của S-housing
Để xem phong cách này được ứng dụng thực tế như thế nào? Có đẹp hay hợp gu của bạn hay không? Cùng nhìn qua các hình ảnh từ các dự án thiết kế nội thất phong cách Japandi của S-housing nhé!
3.1 Thiết kế nội thất căn hộ Japandi
- Dự án: Căn hộ Akari City.
- Diện tích: 78m2.
- Hạng mục: 1 phòng khách liền bếp, 2 phòng ngủ, 1 phòng làm việc kết hợp sinh hoạt chung, 1 phòng thờ mini.
- Vị trí: Quận Bình Tân, TPHCM.
3.2 Thiết kế nội thất nhà phố Japandi
- Dự án: Nhà phố 2 tầng.
- Diện tích: ~100m2.
- Hạng mục: 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 3 phòng ngủ + WC.
- Vị trí: Quận 10, TPHCM.
3.3 Thiết kế nội thất biệt thự Japandi
- Dự án: Biệt thự đơn lập.
- Diện tích: ~250m2.
- Hạng mục: 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 4 phòng ngủ + WC.
- Vị trí: Quận 7, TPHCM.
Xem ngay “thiết kế nội thất“ 600+ mẫu thiết kế nội thất đẹp hiện đại – tối ưu chi phí
Lời kết
Trên đây là chia sẻ của S-housing về những mẫu thiết kế nội thất phong cách Japandi. Hy vọng bạn đã hiểu rõ thêm về phong cách này. Nếu các bạn có thắc mắc nào thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 090 167 0099 để nhận tư vấn chi tiết nhé.
Công ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing
- Showroom 1: 02 Đường số 37, KDC Vạn Phúc City, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức
- Showroom 2: S5.01.16.18 Vinhome Grand Park, Q9, TP. Thủ Đức
- Tel: (+84) 028 399 55 365 – Mobile: 090 167 0099
- Facebook: https://www.facebook.com/shousingvn/
Bài Viết Liên Quan
- Tổng hợp 48+ phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất
- Tìm hiểu phong cách nội thất Indochine (Đông Dương) là gì?
- 10+ thiết kế phong cách nội thất hiện đại sang trọng và độc đáo
- Thiết kế nội thất là gì? Những điều cần lưu ý trong thiết kế