Phong cách thiết kế nội thất Vintage – Nơi thời gian lắng đọng

Một không gian quán cafe phong cách vintage tại Việt Nam 

Phong cách nội thất Vintage là sự pha trộn thú vị giữa cổ điển và hiện đại. Khác với tân cổ điển, phong cách này không tập trung vào sự sang trọng, cao cấp mà lại thiên về vẻ đẹp hoài cổ, mộc mạc và mang đậm dấu ấn thời gian. Chính sự đặc biệt này mà Vintage không chỉ phổ biến trong ngành thiết kế nội thất mà còn ảnh hưởng lớn tới các lĩnh vực thời trang, hội họa, nhiếp ảnh, nghệ thuật. Vậy phong cách này được yêu thích vì điều gì? Hãy cùng khám phá những điều có thể bạn chưa biết về phong cách Vintage trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phong cách nội thất Vintage – Cảm nhận hơi thở thời gian

1.1 Phong cách nội thất Vintage là gì?

Phong cách nội thất Vintage là phong cách thiết kế mang đậm dấu ấn thời gian, thể hiện vẻ đẹp hoài cổ và sự mộc mạc của quá khứ. Nó tái hiện hình ảnh những thập niên trước thông qua việc kết hợp các yếu tố cổ điển trong không gian sống hiện đại. Không đơn thuần là việc sử dụng những món đồ cũ, sự độc đáo của Vintage đến từ cách lựa chọn và kết hợp tinh tế những vật dụng này, tạo nên không gian vừa lôi cuốn vừa nghệ thuật, mang đậm dấu ấn riêng. 

Phong cách nội thất vintage tái hiện vẻ đẹp hoài cổ đầy mộc mạc 

Phong cách nội thất vintage tái hiện vẻ đẹp hoài cổ đầy mộc mạc

Vintage dù là một phong cách thiết kế bắt nguồn từ những năm 1920 đến 1970 nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu và phù hợp với gu thẩm mỹ hiện đại nhờ khả năng cân bằng các yếu tố cũ và mới. Đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho những ai yêu thích sự lãng mạn, ấm cúng, muốn sở hữu một không gian sống mang đậm sắc thái quá khứ và thể hiện được dấu ấn cá nhân. 

1.2 Nguồn gốc hình thành 

Phong cách nội thất Vintage xuất hiện vào giữa thế kỷ 20, khi các vật dụng trong đời sống hằng ngày dần thể hiện rõ nét dấu ấn thời gian. Ban đầu, thuật ngữ “Vintage” dùng để chỉ các loại rượu vang lâu năm. Về sau, nó được mở rộng về mặt khái niệm để áp dụng cho những đồ vật có tính cổ điển và giá trị thẩm mỹ cao. Không chỉ dùng trong nội thất mà từ “Vintage” còn phổ biến trong các các lĩnh vực khác như thời trang, nghệ thuật,…

Phong cách vintage xuất hiện trong giai đoạn kinh tế khó khăn, cần tiết kiệm

Phong cách vintage xuất hiện trong giai đoạn kinh tế khó khăn, cần tiết kiệm

Phong cách này ra đời vào giai đoạn sau Thế chiến thứ 2, khi kinh tế khó khăn và con người phải đối mặt với sự thiếu thốn vật chất. Việc tái sử dụng các món đồ cũ vì mục đích tiết kiệm trở thành nhu cầu phổ biến và dần phát triển thành một xu hướng thẩm mỹ đặc biệt. Qua thời gian, Vintage dẫn được hoàn thiện, nâng tầm và trở thành biểu tượng của gu thẩm mỹ tinh tế, thể hiện sự yêu thích vẻ đẹp quá khứ và cảm giác hoài niệm. Đến năm 1980, nó trở nên phổ biến rộng rãi không chỉ ở Phương Tây mà còn trên toàn thế giới. 

Vintage kết nối con người hiện đại với những giá trị lịch sử

Vintage kết nối con người hiện đại với những giá trị lịch sử

Ngày nay, phong cách Vintage không chỉ được xem là một xu hướng thiết kế mà còn là cách để con người kết nối với những giá trị lịch sử hay lưu giữa lại những kỷ niệm đẹp của quá khứ trong không gian sống hiện đại. 

2. Nét đặc trưng của phong cách nội thất Vintage

2.1 Về màu sắc

Mỗi phong cách thiết kế sẽ có những bảng màu đặc trưng riêng để dễ dàng được nhận diện hay phân biệt với phong cách khác. Hiển nhiên, phong cách Vintage cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Trong phong cách này, yếu tố màu sắc không chỉ để tạo ra các cảm quan về mặt thẩm mỹ mà còn phản ánh từng giai đoạn phát triển của nó.

Màu sắc thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của phong cách nội thất Vintage 

Màu sắc thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của phong cách nội thất Vintage

Quá trình phát triển của phong cách nội thất Vintage được chia thành 3 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn đặc trưng với một cách vận dụng màu sắc khác nhau, cụ thể như sau:

  • Art Deco Vintage (1920 – 1940): Sử dụng chủ yếu màu sáng và trung tính như trắng, be, xám để tạo ra không gian nội thất nhẹ nhàng, thanh thoát và tinh tế.
  • Mid-Century Modern ( 1930 – 1960): Sử dụng những gam màu đậm và ấn tượng hơn như xanh lam, cam, vàng để tăng tính hiện đại trong thiết kế nhưng vẫn giữ được nét cổ điển quyến rũ của Vintage.
  • Từ 1960 đến nay: Màu sắc trở nên đa dạng, cho phép những sự kết hợp tự do dựa trên sở thích cá nhân, miễn vẫn giữ được tinh thần hoài cổ. Phổ biến nhất vẫn là những gam màu nhẹ nhàng mang đậm nét đặc trưng của Vintage như trắng, kem, xanh nhạt, hồng phấn, xám nhạt.
Gian bếp vintage sử dụng màu pastel nhẹ nhàng và mới mẻ

Gian bếp vintage sử dụng màu pastel nhẹ nhàng và mới mẻ

2.2 Về đồ nội thất

Đồ nội thất là yếu tố cốt lõi quyết định vẻ đẹp của phong cách Vintage. Các vật dụng được lựa chọn và bày trí sao cho tôn lên vẻ đẹp hoài cổ của không gian nhưng phải thể hiện rõ nét dấu ấn của thời gian qua những chi tiết mộc mạc, chân thực. Trong các không gian Vintage, những món nội thất cũ xưa như bàn ghế gỗ trầy xước, đèn chùm cổ, đồng hồ xưa, radio cổ điển, ghế sofa sờn màu hay các mảng tường tróc sơn mang nét đẹp thời gian là những điểm nhấn quan trọng. 

Nội thất trong phong cách vintage mang đậm dấu ấn thời gian

Nội thất trong phong cách vintage mang đậm dấu ấn thời gian

Nội thất cổ điển sẽ được đặt chung với các thiết bị hiện đại như đèn LED, quạt, loa, hệ thống giải trí,… tạo ra không gian sống pha trộn hài hòa giữa nét cũ và mới. Sự pha trộn này mang lại cảm giác gần gũi, ấm cúng, đảm bảo sự tiện nghi và tăng tính ứng dụng của Vintage trong đời sống hiện đại. 

Một không gian quán cafe phong cách vintage tại Việt Nam 

Một không gian quán cafe phong cách vintage tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nội thất phong cách Vintage phổ biến thường là chăn con công, ghế salon thùng hay các vật dụng thời chiến. Các chi tiết này tạo ra sự gần gũi với văn hóa xưa và làm cho không gian sống trở nên độc đáo, giàu tính nghệ thuật. 

2.3 Về yếu tố trang trí

Hiếm thấy phong cách nội thất nào mang các yếu tố trang trí linh hoạt và đa dạng như phong cách Vintage. Không yêu cầu sự cầu kỳ hay đòi hỏi việc lựa chọn tỉ mỉ, phong cách này có thể tận dụng những chi tiết giản dị và tự nhiên nhất. Đó có thể là một bức tường cũ tróc sơn để lộ ra lớp gạch đỏ bên trong, hay là một tấm khăn trải bàn đã phai màu theo năm tháng. 

Phong cách nội thất Vintage có yếu tố trang trí linh hoạt và đa dạng

Phong cách nội thất Vintage có yếu tố trang trí linh hoạt và đa dạng

Các yếu tố trang trí trong Vintage được tự do lựa chọn theo sở thích cá nhân của mỗi gia chủ mà không cần phải tuân theo bất kỳ quy tắc khuôn khổ nào. Những người yêu thích phong cách này thường có niềm đam mê sưu tầm các món đồ cổ hoặc đồ secondhand có tuổi đời thậm chí vượt xa tuổi của chính họ. Những món đồ này được bày trí trong nhà như những “bộ sưu tập” để đời của gia chủ. Nhờ vậy mà các không gian Vintage luôn có sự độc đáo riêng biệt, nơi từng món đồ đều ẩn chứa một câu chuyện hay kỷ niệm đẹp đẽ của quá khứ. 

Đồ cổ là yếu tố trang trí không thể thiếu trong phong cách Vintage

Đồ cổ là yếu tố trang trí không thể thiếu trong phong cách Vintage

2.4 Về ánh sáng

Trong phong cách nội thất Vintage, ánh sáng cũng được xem là một yếu tố thẩm mỹ quan trọng trong việc tạo ra bầu không khí ấm cúng, hoài cổ và lãng mạn. Phong cách này ưa chuộng việc sử dụng cửa sổ lớn kết  hợp rèm mỏng để mang ánh sáng tự nhiên dịu nhẹ lan tỏa ra khắp không gian, tạo ra sự thoáng đãng và dễ chịu. 

Ánh sáng trong không gian nội thất vintage nhẹ nhàng và dễ chịu

Ánh sáng trong không gian nội thất vintage nhẹ nhàng và dễ chịu

Những mẫu đèn chùm, đèn bàn hay đèn treo tường mang thiết kế cổ điển được sử dụng phổ biến trong phong cách Vintage. Chúng thường làm từ kim loại như đồng thau, sắt, kết hợp với thủy tinh tạo thành các điểm nhấn trang trí nổi bật làm tăng tính hoài niệm của không gian. Không chuộng ánh sáng trắng như các phong cách hiện đại, Vintage chủ yếu lựa chọn ánh sáng vàng dịu nhẹ để tạo ra sự ấm cúng, quyến rũ.

Ánh sáng được xem là một phần nghệ thuật trang trí trong phong cách vintage

Ánh sáng được xem là một phần nghệ thuật trang trí trong phong cách vintage

Ánh sáng trong phong cách Vintage không chỉ để chiếu sáng mà còn được xem là một phần của nghệ thuật trang trí. Nó được phân bổ một cách có chủ đích để làm nổi bật các chi tiết điểm nhấn như bàn trà, kệ sách, tranh treo tường,… 

3. Các ứng dụng của phong cách nội thất Vintage

Nắm được các đặc trưng của phong cách Vintage chỉ là bước đầu để bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về phong cách này. Thực tế, khi ứng dụng Vintage, có nhiều câu hỏi được đặt ra bởi các gia chủ:

  • Phong cách vintage có phù hợp cho thiết kế không gian bếp không?
  • Phong cách vintage có thiết kế phòng tắm được không?
  • Phong cách vintage có thể ứng dụng như thế nào trong không gian ngoài trời như sân vườn?

Vậy nên sau đây, hãy cùng S-housing xem qua các mẫu không gian ứng dụng phong cách này để dễ dàng hình dung về cách ứng dụng thực tế của nó nhé!

3.1 Thiết kế nội thất nhà ở vintage

Phong cách nội thất vintage với vẻ đẹp hoài cổ ấm cúng, mộc mạc và gần gũi, hoàn toàn phù hợp với mọi không gian trong nhà. Trong đó, với những khu vực cần sự thoải mái và bình yên như phòng khách, phòng ngủ hay phòng đọc sách, sự lựa chọn này càng phù hợp hơn. Dưới đây là một số ví dụ để bạn tham khảo:

Một góc tiếp khách cực chill bên trong căn hộ nhỏ phong cách vintage

Một góc tiếp khách cực chill bên trong căn hộ nhỏ phong cách vintage

Thảm trải sàn có họa tiết nổi bật phổ biến trong phòng khách vintage

Thảm trải sàn có họa tiết nổi bật phổ biến trong phòng khách vintage

Những vật dụng mang dáng vẻ của những thập niên cũ

Những vật dụng mang dáng vẻ của những thập niên cũ

Gian bếp phong cách vintage tràn ngập sự ấm cúng từ gỗ

Gian bếp phong cách vintage tràn ngập sự ấm cúng từ gỗ

Cảm nhận hơi thở Châu Âu lãng mạn trong mẫu bếp kiểu vintage

Cảm nhận hơi thở Châu Âu lãng mạn trong mẫu bếp kiểu vintage

Hoàn thiện vẻ đẹp của bếp vintage với những món đồ cổ trang trí

Hoàn thiện vẻ đẹp của bếp vintage với những món đồ cổ trang trí

Phòng ngủ phong cách vintage sử dụng nhiều nội thất cổ điển

Phòng ngủ phong cách vintage sử dụng nhiều nội thất cổ điển

Màu sắc nhã nhặn và gỗ tự nhiên tạo sự yên bình cho phòng ngủ vintage

Màu sắc nhã nhặn và gỗ tự nhiên tạo sự yên bình cho phòng ngủ vintage

Mẫu phòng ngủ vintage sử dụng nhiều vật dụng cổ xưa

Mẫu phòng ngủ vintage sử dụng nhiều vật dụng cổ xưa

Phòng tắm vintage sử dụng gạch men xanh rêu ấn tượng và hoài cổ

Phòng tắm vintage sử dụng gạch men xanh rêu ấn tượng và hoài cổ

Các trang thiết bị trong phòng tắm vintage mang đậm dấu ấn thời gian

Các trang thiết bị trong phòng tắm vintage mang đậm dấu ấn thời gian

Mẫu bồn tắm thịnh hành trong thiết kế phòng tắm kiểu vintage

Mẫu bồn tắm thịnh hành trong thiết kế phòng tắm kiểu vintage

3.2 Thiết kế quán cafe hoặc nhà hàng vintage

Hiện nay, thiết kế quán cafe hay nhà hàng theo phong cách nội thất vintage trở thành xu hướng. Nó thu hút khách hàng bởi cảm giác thân thuộc, bình dị, gợi ra ký ức những ngày ấu thơ đẹp đẽ và bình yên. Trong các không gian này thường sử dụng chủ yếu những mẫu bàn ghế gỗ mang đường nét uốn cong mềm mại. Xung quanh đặt nhiều kệ sách hoặc kệ trưng bày đồ cổ tạo thành nét riêng cuốn hút.

Không gian quán cafe kết hợp phong cách vintage và công nghiệp

Không gian quán cafe kết hợp phong cách vintage và công nghiệp

Quán cafe vintage tràn ngập nội thất và đồ trang trí xưa cũ

Quán cafe vintage tràn ngập nội thất và đồ trang trí xưa cũ

Thiết kế nhà hàng kiểu vintage với nét đẹp thô mộc, hoài cổ và gần gũi

Thiết kế nhà hàng kiểu vintage với nét đẹp thô mộc, hoài cổ và gần gũi

Không gian đầy hoài niệm của quán cafe phong cách vintage

Không gian đầy hoài niệm của quán cafe phong cách vintage

Nhà hàng kiểu vintage thu hút với không gian xưa cũ mộc mạc và ấm áp

Nhà hàng kiểu vintage thu hút với không gian xưa cũ mộc mạc và ấm áp

3.3 Thiết kế homestay vintage

Thiết kế homestay vintage tạo ra không gian nghỉ dưỡng độc đáo, khác biệt, mang nguồn cảm hứng quá khứ đầy gần gũi và ấm cúng. Các phòng ngủ thường được bố trí cửa sổ lớn, kết nối với thiên nhiên bên ngoài. Nội thất chính gồm giường, tủ, kệ hay bàn ghế đều được làm từ gỗ, hoặc mang màu sắc trung tính trầm ấm, tạo ra trải nghiệm thư giãn bình yên và đáng nhớ.

Biến homestay thành “tổ ấm” của khách hàng với phong cách vintage ấm cúng

Biến homestay thành “tổ ấm” của khách hàng với phong cách vintage ấm cúng

Phòng ngủ homestay vintage sử dụng nội thất gỗ mộc mạc, xưa cũ

Phòng ngủ homestay vintage sử dụng nội thất gỗ mộc mạc, xưa cũ

Cửa sổ lớn tận dụng quan cảnh và tạo cảm giác yên bình

Cửa sổ lớn tận dụng quan cảnh và tạo cảm giác yên bình

Một không gian phòng ngủ homestay kiểu vintage ấm cúng, hoài niệm

Một không gian phòng ngủ homestay kiểu vintage ấm cúng, hoài niệm

3.4 Thiết kế shop quần áo vintage

Phong cách nội thất vintage phù hợp để thiết kế shop quần thời trang nữ, điển hình là những mặt hàng quần áo cũng mang phong cách vintage. Kiểu thiết kế shop này đặc trưng với không gian nhẹ nhàng, hoài niệm, sử dụng chủ yếu các gam màu nhẹ nhàng và ấm cúng. Các loại kệ trưng bày, giá treo đồ, tủ kệ được làm bằng gỗ và mang dấu vết thời gian. Phụ kiện trang trí sẽ là những món đồ cổ điển hoặc các sản phẩm thủ công, tái chế,… mang lại cảm giác gần gũi và dung dị. 

Shop quần áo phong cách vintage sử dụng những đồ thủ công trang trí

Shop quần áo phong cách vintage sử dụng những đồ thủ công trang trí

Các mẫu tủ trưng bày cổ điển, mang đậm dấu ấn thời gian

Các mẫu tủ trưng bày cổ điển, mang đậm dấu ấn thời gian

Shop thời trang phong cách vintage sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, ấm cúng

Shop thời trang phong cách vintage sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, ấm cúng

4. Sự khác biệt giữa phong cách Vintage và phong cách Retro là gì?

Phong cách nội thất Vintage và phong cách Retro trên thực tế hay bị nhầm lẫn với nhau vì đều là hai phong cách thiết kế hướng về quá khứ, tôn vinh những giá trị cũ và tạo ra cảm giác hoài niệm trong không gian. Tuy nhiên, chúng lại mang nhiều điểm khác biệt tinh tế:

Phong Các VintagePhong Cách Retro
Màu sắcNhẹ nhàng, trung tính như be, kem, nâu nhạt cùng một số màu pastel.Tươi sáng, rực rỡ như đỏ, vàng, cam, xanh biển, đỏ,… kết hợp cùng họa tiết hình học, họa tiết PopArt.
Cảm giác không gianẤm áp, nhã nhặn, mang lại sự thư thái và gợi nhớ về quá khứ.Vui nhộn, năng động, gây ấn tượng với nhiều yếu tố độc đáo, phá cách.
Chất liệuChất liệu tự nhiên và truyền thống (gỗ, da, vải bố, vải dệt tay).Kết hợp chất liệu cổ điển và hiện đại tạo sự đa dạng, linh hoạt trong thiết kế.
Đường nétHoa văn cổ điển có sự cầu kỳ, tinh xảo, uốn lượn mềm mại, được chạm khắc nổi trên các bề mặt.Nhấn mạnh vào đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, các khối hình học trong không gian.
Phù hợpNgười thích sự bình yên, ổn định, bền vững, không chạy theo xu hướng hiện đại.Người thích sự sáng tạo, phá cách, muốn có sự năng động và tươi mới trong không gian sống. 

5. Lưu ý cần tránh khi thiết kế nội thất kiểu vintage

Muốn thể hiện đúng tinh thần của phong cách nội thất vintage trong thiết kế của bạn, hãy lưu ý những điều sau đây:

  • Cân bằng tính cổ điển và hiện đại: Kết hợp hài hòa các vật dụng cũ cùng những yếu tố nội thất hiện đại để tránh sự nhàm chán, tạo ra sự độc đáo và giảm cảm giác nặng nề.
  • Chú ý màu sắc: Hạn chế tối đa các gam màu quá sặc sỡ để tránh làm mất đi sự thanh lịch và trầm lắng đặc trưng của vintage.
  • Nội thất mang dấu ấn thời gian: Đừng bỏ qua các món nội thất như sofa bọc vải hoa văn cổ điển, bàn gỗ tối màu, ghế da cũ,… khi thiết kế không gian vintage.
  • Tận dụng đồ tái chế hoặc đồ thủ công: Các vật dụng này thể hiện tinh thần tiết kiệm, tạo ra vẻ mộc mạc và gần gũi đặc trưng của vintage.
  • Đừng quên các phụ kiện trang trí: Đồng hồ quả lắc, radio cổ, đĩa vinyl, khung tranh gỗ chạm khắc, thảm hoa văn,… hoặc chính những món đồ second-hand mà bạn sưu tập được, sẽ là yếu tố giúp hoàn thiện vẻ đẹp của vintage. Tuy nhiên, cần biết cách sử dụng có tiết chế để tránh cảm giác lộn xộn, nặng nề. 
  • Các điểm nhấn xưa cũ: Tường tróc sơn, sàn gỗ mộc mạc, bàn ghế sắt rèn, tường gạch nung “lộ thiên”,… là những điểm nhấn nên có trong thiết kế. 

Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về phong cách nội thất vintage. Nếu bạn cần tư vấn thiết kế nội thất nhà ở, homestay, nhà hàng, quán cafe hay shop quần áo theo phong cách này, hãy liên hệ S-housing để chúng tôi giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất. 

Công ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing

  • HCM Office & Showroom: 02 Đường số 37, KDC Vạn Phúc City, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức
  • HCM Office 2: V3 – 43 khu Manhattan Vinhome Grand Park, Q9, TP. Thủ Đức
  • Showroom 3: Bảo tàng Văn học Việt Nam, Ngõ 275 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
  • Mobile: 090 167 0099
  • Website: https://s-housing.vn/ 
  • Facebook: https://www.facebook.com/shousingvn/ 
Đánh giá bài viết

Nam Nguyễn

Tôi là Nguyễn Nam, CEO & Founder Công ty Kiến trúc – Nội thất S-housing, có hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành. Không dừng lại ở việc thiết kế – thi công nội thất thông thường, tôi còn có 5 năm nghiên cứu về Phong thủy hiện đại, 2 năm học hỏi và tiên phong ứng dụng thành công công nghệ thiết kế 4D – VR tại Việt Nam để diễn họa kiến trúc và nội thất, mang lại những lợi ích thiết thực trên phương diện thời gian và ngân sách cho khách hàng của mình.Minh chứng về chuyên môn và kinh nghiệm của tôi chính là 1500+ dự án thành công, nhận về tỷ lệ hài lòng đến 99% từ phía khách hàng, đưa S-HOUSING vươn lên trở thành đơn vị thuộc TOP 10 công ty nội thất hàng đầu lĩnh vực tại Việt Nam và duy trì điều này trong suốt gần 10 năm kể từ ngày thành lập.