Sàn gỗ là một trong những hạng mục quan trọng trong thiết kế thi công nội thất. Gỗ tự nhiên tuy có nhiều ưu điểm nhưng nếu để sử dụng sàn gỗ tự nhiên thì giá thành sẽ khá đắt, không phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Vì vậy, sàn gỗ nhân tạo đã được ra đời, nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của số đông khách hàng hiện nay.
Sàn gỗ nhân tạo là gì?
– Sàn gỗ nhân tạo được tạo nên từ chất liệu nhựa và bột gỗ. Hỗn hợp trên sẽ được sản xuất thành sàn gỗ bằng phương pháp ép đùn và phun đúc nên không chứa các loại keo, hóa chất độc hại trong sản phẩm. Chúng có khả năng chịu mưa nắng rất tốt, thích hợp sử dụng cho cả ngoại và nội thất.
– Màu sắc chủ yếu: gỗ nâu đậm màu cà phê, màu nâu tối hoặc vàng sáng.
– Các hạng mục sử dụng bao gồm: Gỗ ốp trang trí hàng rào, gỗ ốp bể bơi ngoài trời, gỗ ốp tường ngoài trời hoặc trong nhà, gỗ ốp sàn hoặc trần nhà,..
Ưu và nhược điểm của sàn gỗ nhân tạo
Ưu điểm
– Được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại nên đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất lượng và độ bền.
– Khắc phục thành công nhược điểm ở chất liệu gỗ tự nhiên như cong vênh co ngót, ẩm ướt, nấm mốc sau quá trình sử dụng.
– Một số vị trí tiếp xúc thường xuyên với nước hoặc chịu tác động trực tiếp của môi trường bên ngoài mà gỗ tự nhiên không thể làm được thì có thể thay thế bằng sàn gỗ nhân tạo.
– Màu sắc, mẫu mã đa dạng với vân gỗ tự nhiên tinh xảo, có thể ứng dụng cho đồ nội/ngoại thất đều được.
– Dễ dàng thi công, bắt vít và đóng đinh, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho gia chủ.
– Mức giá hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
– Vì đa dạng mẫu mã lại có độ bền, chắc chắn cao nên sàn nhân tạo có thể ứng dụng trong nhiều phong cách thiết kế phong phú. Giúp mang lại vẻ đẹp và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình.
Nhược điểm
– Khả năng chịu lực có phần kém hơn một chút so với sàn gỗ tự nhiên
– Nếu không sử dụng và bảo quản đúng cách thì tuổi thọ có thể sẽ thấp hơn sàn gỗ tự nhiên.
– Không thể trạm trổ các chi tiết hoa văn tinh xảo như với chất liệu gỗ tự nhiên.
XEM THÊM: Sàn gỗ tự nhiên – Ưu, nhược điểm và những điều cần lưu ý
Các loại sàn gỗ nhân tạo trung bình đến cao cấp phổ biến trên thị trường
Sàn gỗ ThaiLand
– Xuất xứ: Thái Lan
– Sàn nhân tạo Thái Lan được đánh giá là có chất lượng tốt nhờ vào phần cốt gỗ công nghiệp HDF cao cấp. Mức giá của sàn gỗ nhân tạo Thái Lan cũng rất phải chăng so với một loại sàn gỗ cao cấp như vậy. Hai loại sàn gỗ Thái Lan được nhiều khách hàng tin dùng gồm:
+ Sàn gỗ Thaixin 8 – 12ly
+ Sàn gỗ Thaistar 8 – 12ly
Sàn gỗ Morser
– Xuất xứ: Việt Nam
– Sàn gỗ nhân tạo Morser có độ cứng cao vì được ép dưới tỷ trọng 1000kg/cm. Bên cạnh đó, bề mặt sàn sử dụng công nghệ hèm khóa Uniclic nên trông mượt mà và không bị hở sau thời gian sử dụng.
+ Sàn gỗ Morser lõi xanh 8mm
+ Sàn gỗ Moser lõi xanh 12mm
+ Sàn gỗ Morser lõi nâu 12mm
Sàn gỗ Egger
– Xuất xứ: Đức
– Sàn gỗ công nghiệp Egger được sản xuất dựa trên công nghiệp DPL (Direct Pressured Laminate), còn được gọi là phương pháp ép trực tiếp giúp làm tăng độ cứng chắc, chịu lực và chịu nước của sản phẩm. Bên cạnh đó, cách ép chặt này làm tăng độ kết dính, hạn chế việc cốt gỗ bên trong bị giãn nở.
+ Sàn gỗ Egger Aqua 8 ly
+ Sàn gỗ Egger 3D xương cá
+ Sàn gỗ Egger
Sàn gỗ Hornitex
– Sàn gỗ Honitex cao cấp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Châu Âu. Bề mặt sàn gỗ Hornitex sở hữu vân gỗ tự nhiên 3D, chống trơn trượt vô cùng tốt, thích hợp với các gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
– Xuất xứ: Đức
+ Sàn gỗ Hornitex 8 ly bản nhỏ
+ Sàn gỗ Hornitex 10 ly
+ Sàn gỗ Hornitex 12 ly
Bài viết liên quan
- Các loại rèm cửa được ưa chuộng nhất hiện nay
- Tìm hiểu về kính vách ngăn trong nội thất hiện đại ngày nay
- Thiết kế nội thất căn hộ, nhà phố, biệt thự đẹp nhất Sài Gòn