Có muôn vàn loại vật liệu làm ghế sofa như nỉ, mute, nhung, simili,… Tùy vào đặc tính riêng của từng loại mà chất lượng, độ bền và trải nghiệm sử dụng là khác nhau. Dưới đây sẽ là một số thông tin về các loại vật liệu phổ biến cũng như tính ứng dụng của chúng trong sản xuất sofa.
Vật liệu làm ghế sofa là gì?
Vật liệu làm ghế sofa là yếu tố quyết định phần lớn đến chất lượng của sofa. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu dùng để sản xuất ghế sofa. Tùy theo nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình mà bạn có thể lựa chọn loại vật liệu phù hợp. Bên cạnh đó khi lựa chọn vật liệu cho sofa, bạn cũng cần chú ý đến phong cách nội thất của không gian tổng thể.
Cấu tạo và kích thước của sofa
Cấu tạo của sofa
Cấu tạo của một chiếc sofa thường bao gồm 6 thành phần chính.
- Phần khung xương: Là khung gỗ hoặc kim loại giúp đảm bảo sự chắc chắn và định hình cho sofa.
- Phần chân sofa: Tùy theo thiết kế của sofa mà chân ghế sẽ sử dụng các chất liệu khác nhau như thép, inox, gỗ, nhựa cứng,.. Chân ghế phải đảm bảo sự bằng phẳng và khả năng chịu tải.
- Phần mút lót: Thường sử dụng loại mút có kết cấu đặc cao, độ đàn hồi lớn, tránh xẹp lún sau quá trình sử dụng.
- Phần hệ lò xo đàn hồi: Lò xo được làm từ thép chật lượng cao, có khả năng đàn hồi cao.
- Phần đệm ngồi, đệm tựa sofa: Là thành phần quyết định độ êm ái của một chiếc sofa. Vì thế việc lựa chọn chất liệu cho đệm rất quan trọng.
- Phần chất liệu bọc sofa: Thường lam từ da thuộc, nỉ, vải,…Tùy theo nhu cầu sử dụng và gu thẩm mỹ mà gia chủ có thể lựa chọn.
- Các phụ kiện khác: Gồm có gối ôm, thảm trải sofa, các phụ kiện dẫn động thuộc hệ cơ dành cho các loại sofa thông minh.
Kích thước, kiểu dáng của sofa
Kích thước sofa tiêu chuẩn phù hợp với người Việt:
- Chiều cao (0.75m – 0.8m), chiều rộng/chiều sâu (0.8m), chiều cao mặt ngồi (0.39m – 0.41m).
Kích thước sofa tiêu chuẩn phù hợp với người nước ngoài:
- Chiều cao (1m – 1.02m), chiều rộng/chiều sâu (1m – 1.02m), chiều cao mặt ngồi (0.5m).
Chất liệu làm ghế sofa phổ biến trên thị trường
Khung ghế sofa
Khung ghế sofa là yếu tố quyết định sự chắc chắn, độ bền và giá thành của sofa. Phần khung có thể làm từ gỗ hoặc kim loai như inox và sắt. Mỗi loại vật liệu sẽ có các ưu nhược điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
Khung gỗ
Vật liệu gỗ làm ghế sofa thường dùng gồm có gỗ sồi, tần bì, thông,.. Chất lượng tốt hơn thì có gỗ hương, gỗ gụ. Ưu điểm của khung sofa gỗ là tính thẩm mỹ cao nhờ màu sắc gỗ và vân gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng chịu lực kém hơn sofa, dễ bị gãy hoặc xuất hiện mối mọt.
Khung kim loại
Khung sofa bằng kim loại (thép, inox) có độ bền vượt trội, hầu như không xảy ra hiện tượng gãy khi sử dụng. Ưu điểm của các loại sofa khung kim loại là sự chắc chắn và tính thẩm mỹ cao. Nhược điểm cần quan tâm là trọng lượng khá nặng, khó di chuyển.
Đệm mút xốp
Đệm sofa tốt sẽ có độ đàn hồi cao, vuông vắn và không bị xẹp lún khi ngồi xuống. Ngược lại, đệm kém chất lượng dễ bị mất độ đàn hồi, sau khi sử dụng một thời gian sẽ bị xẹp lún.
Mẹo để lựa chọn đệm cho sofa tốt là hãy chú ý tới thông số của mút xốp. Các thông số này thường không được công khai và người mua hàng cũng ít khi quan tâm đến. Tuy nhiên, đối với người thợ sản xuất sofa thì mút xốp là vật tư không thể thiếu. Hai loại mút xốp chất lượng tốt có thông số là D40 hoặc D16. Một số loại mút xốp phổ biến trên thị trường hiện nay là D25, D27, T16 hoặc T15.
Lò xo
Lò xò là thành phần giúp đảm bảo sự đàn hồi cho ghế sofa. Hiện nay có hai hệ thống lò xo phổ biến là lò xo đứng và lò xo dạng túi ngang (lò xo giàn). Mỗi hệ thống lò xo sẽ có cách bày trí riêng biệt để gia tăng sự êm ái và đảm bảo tính đàn hồi cho ghế. Vì vậy việc lựa chọn lò xo cũng rất quan trọng. Ghế sofa sẽ trở nên cứng, dễ bị xẹp lún nếu lò xo kém đi hoặc bị gãy.
Vật liệu làm lò xo ghế sofa chủ yếu là hợp kim hoặc thép. Chúng giúp gia tăng độ chịu lực và co kéo tốt, hạn chế trường hợp lò xo bị gãy. Lò xò được lắp đặt ngay bên dưới đệm mút để đàn hồi và nâng đỡ khối đệm. Một số loại đệm mút còn có cả lò xo bên trong.
Da, vải bọc ghế sofa
Da, vải bọc ghế sofa là thành phần quyết định tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cảm quan của người dùng. Hiện nay trên thị trường có 6 loại vật liệu chính dùng để bọc ghế sofa.
Chất liệu vải nỉ
Nỉ là một chất liệu làm từ vải và len, được thành hình bằng cách ép sợi thành một lớp mỏng. Vật liệu nỉ mềm mại nhờ vào lớp lông ngắn mịn ở bề mặt cả trong lẫn ngoài. Nỉ với ưu điểm tạo cảm giác thoải mái, ấm áp với nhiều màu sắc và mẫu mã đa dạng; tuy nhiên, lại rất dễ bám bụi, dễ lấm bẩn, dễ thấm nước, cần làm sạch thường xuyên. Khi ứng dụng vào vật liệu làm sofa sẽ đem lại cảm giác ấm áp và mềm mại cho người dùng.
Chất liệu vải bố
Vải bố được tạo nên từ nguyên liệu chính là các sợi bông. Vi thế sofa làm từ vải bố có ưu điểm là mềm mại và thoáng mát. Chúng cũng là vật liệu thân thiện với môi trường và quen thuộc với người dùng. Tuy nhiên nhược điểm của sofa vải bố là giá thành khá đắt và khan hiếm.
Chất liệu vải nhung
Ứng dụng vật liệu nhung vào các mẫu thiết kế sofa mang lại cảm giác giàu sang, quyền quý cho gia chủ. Ưu điểm nổi bật của vật liệu nhung khi làm sofa là cảm giác xa xỉ và êm ái vì bề mặt nhung là các sợi ngắn phản xạ ánh sáng nhiều góc, tạo sự khác biệt về màu sắc ở các góc nhìn khác nhau.
Tuy nhiên, vật liệu nhung cũng rất dễ bám bụi, cần được vệ sinh đúng cách thường xuyên để đảm bảo chất lượng. Mặt khác, khi sử dụng vật liệu nhung làm sofa cần quan tâm về cách thiết kế, phân bổ, sử dụng kết hợp các vật liệu nội thất khác để đảm bảo tính hài hòa và độc đáo cho tổng thể ngôi nhà.
Chất liệu da thật
Bề mặt da thật có tính thẩm mỹ cao nên giá thành đắt đỏ hơn. Ưu điểm của sofa da thật là dễ lau chùi và ít thấm hút. Màu sắc của da thật cũng bắt mắt và mang lại độ ấm khi sử dụng. Khi sử dụng sản phẩm từ da thật, gia chủ cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng đặc điểm của loại da đó để có phương án tẩy rửa phù hợp.
Chất liệu simili
Simili được cấu tạo từ các lớp lót dệt từ sợi polyester và lớp nhựa PVC. Bề mặt da có các vân hoặc họa tiết tạo độ bám cho sản phẩm. Vật liệu làm ghế sofa từ simili có ưu điểm như khả năng chống nước tốt giúp dễ dàng lau chùi, vệ sinh. Tuổi thọ và độ bền của simili khá cao. Chúng cũng có nhiều mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao và giá thành rẻ.
Vì simili là vật liệu giả da nên chất lượng, độ mềm mại không bằng da thật. Nhược điểm thứ hai là mùi nhựa đặc trưng có thể gây cảm giác khó chịu cho người dùng. Đây cũng là loại vật liệu khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường. Sofa làm từ vật liệu simili có giá thành rẻ hơn nhưng chất lượng không thua kém da thật. So với da thật, bảng màu của simili đa dạng hơn từ đó các mẫu sofa làm ra cũng đa dạng hơn về màu sắc và kiểu dáng.
Chất liệu giả da
Là da công nghiệp hay da PU, làm từ nhựa vinyl. Chất liệu giả da cũng sở hữu tính thẩm mỹ cao, không thua kém da thật. Tuy nhiên, giá thành của sofa giả da không quá cao nhưng lại có độ bền vượt trội, không duy trì độ ẩm. Vì vậy bạn không cần lo lắng về việc vệ sinh và bảo dưỡng sofa.
Chân ghế sofa
Chân ghế đóng vai trò bảo vệ sofa không bị ẩm ướt và bám bụi từ sàn nhà. Vật liệu làm chân ghế sofa có thể được làm từ sắt, gỗ hoặc inox tùy theo nhu cầu và thiết kế của sofa. Kiểu dáng của chân ghế bao gồm cổ điển, tròn, dài, vuông hoặc chữ V.
Một số vật liệu làm ghế sofa khác
Bên cạnh các vật liệu chính để tạo thành một bộ sofa thì còn các vật tư khác. Chúng cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu như keo phun dán mút, dán đệm ghế sofa hoặc các phụ kiện hỗ trợ các khớp nối với nhau. Đây là các vật liệu gắn liền với quá trình sản xuất sofa được nhiều nhà sản xuất quan tâm.
Các tiện ích của ghế sofa mang lại
- Là nơi nghỉ ngơi êm ái, chiếc ghế vừa là nơi làm việc vừa là nơi vui chơi, sinh hoạt mà các thành viên trong gia đình yêu thích.
- Nâng cao trải nghiệm, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho khách và gia chủ.
- Tạo cảm giác ấm cúng cho cả gia đình khi quây quần bên nhau. Chiếc ghế sofa là vị trí mà mọi người thường tụ tập để ăn uống, trò chuyện sau một ngày dài làm việc.
- Tạo điểm nhấn trong không gian hiệu quả. Chiếc ghế sofa có nhiều thiết kế độc đáo và phù hợp với phong cách chủ đạo của ngôi nhà.
- Mang yếu tố phong thủy, việc bố trí sofa theo phong thủy còn giúp mang lại sự may mắn và thuận trong công việc và cuộc sống cho gia chủ.
Hướng dẫn cách nhận biết và lựa chọn vật liệu làm ghế sofa chất lượng
Chất liệu sofa
Giá thành của một chiếc sofa được quyết định phần lớn bởi chất liệu tạo thành chúng. Để đánh giá chính xác chất lượng của vật liệu bạn cần phải nắm rõ tính năng và độ bền. Bạn cũng có thể tìm đến những người có kinh nghiệm hoặc các đơn vị cung cấp sofa uy tín để được tư vấn chính xác nhất.
Tham khảo thị trường
Trên thị trường hiện nay có vô vàn đơn vị cung cấp sofa với nhiều mẫu mã, mức giá đa dạng. Các mẫu sofa sẽ khác nhau về chất liệu, màu sắc, phong cách thiết kế,… Để đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất bạn cần phải xác định được nhu cầu và mong muốn của mình. Bên cạnh đó bạn cũng cần tham khảo giá cả thị trường để đánh giá được nhà cung cấp có bán giá đúng với chất lượng thực tế không.
Lựa chọn đơn vị uy tín
Tương tự mẫu mã của sofa, trên thị trường cũng có vô vàn nhà cung cấp. Việc này khiến cho người tiêu dùng khó lòng biết đâu là đơn vị uy tín để lựa chọn. Nếu chọn sai, bạn không chỉ phải sử dụng sản phẩm kém chất lượng mà còn mất rất nhiều tiền. Vì thế, lựa chọn phù hợp nhất lúc này là những nhà cung cấp uy tín, có tên tuổi trên thị trường. Bạn cũng có thể tìm đến những công ty thiết kế nội thất để đặt thiết kế và gia công sofa. Có thể sẽ tốn nhiều chi phí hơn nhưng gia chủ có thể linh hoạt về kích thước, kiểu dáng hay tích hợp thêm các tính năng mà bạn mong muốn.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về vật liệu làm ghế sofa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này hoặc có nhu cầu thiết kế nội thất, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE S-housing (090 167 0099) để được tư vấn và giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.
Bài viết liên quan
- Top 3 vật liệu xây dựng nhẹ được ưu chuộng nhất
- Vách ốp gỗ là gì? ứng dụng vách ốp gỗ vào không gian nhà ở
- Thiết kế nội thất căn hộ, nhà phố, biệt thự đẹp nhất Sài Gòn