MDF Và HDF là gì? Cách phân biệt gỗ công nghiệp MDF và HDF

Gỗ công nghiệp MDF Và HDF là gì? Cách phân biệt MDF và HDF

Kiến trúc – nội thất đồ gỗ đã luôn là xu hướng suốt bao nhiêu thập kỷ qua của những tín đồ tôn sùng sự sang trọng trong không gian sống. Tuy nhiên, gỗ tự nhiên có giá thành khá cao và cũng rất hiếm để khai thác. Một số loại gỗ hiếm có thể lên đến hàng nghìn đô la nhưng nếu không cẩn thận, khách hàng sẽ bị lừa mua phải gỗ kém chất lượng. Sự ra đời của gỗ công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào công cuộc kiến thiết thị trường vật liệu kiến trúc nội thất.

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất từ các loại cành cây, nhánh cây thu hoạch từ các cánh rừng gỗ ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su,… Các cánh rừng gỗ nhân tạo này giúp cung cấp một lượng lớn nguyên liệu dành cho sản xuất gỗ công nghiệp mà chi phí không quá đắt đỏ, thời gian thu hoạch cũng rất nhanh. Vì vậy giá thành của gỗ công nghiệp không quá cao mà vẫn có được các tính năng cần thiết cho người sử dụng.

Hai loại gỗ công nghiệp hay được các khách hàng tin dùng nhất là gỗ công nghiệp HDF và MDF. Bởi vì có vẻ ngoài hơi tương tự nhau một chút nên khách hàng sẽ dễ bị lầm lẫn. Tuy nhiên, về giá thành và tính chất của cả hai lại khác nhau hoàn toàn. Để lựa chọn được loại gỗ phù hợp nhất cho sản phẩm của mình thì bạn hãy chú ý một số điểm sau nhé.

Cách phân biệt hai loại gỗ công nghiệp MDF và HDF

Phân biệt dựa trên tính chất

Tính chất của gỗ công nghiệp MDF

Ván gỗ công nghiệp MDF với màu sắc đa dạng

Ván gỗ công nghiệp MDF với màu sắc đa dạng

Gỗ công nghiệp MDF (viết tắt từ Medium Density, Fiberboard), có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Xét về cấu tạo thì gỗ MDF có các thành phần cơ bản là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF

Các loại mảnh vụn, nhánh cây được lấy từ những cánh đồng gỗ nhân tạo được đập nhỏ, nghiền nát bằng máy sao cho thật nhuyễn, tạo thành các sợi gỗ nhỏ cellulo. Những sợi gỗ này được đưa vào bồn để rửa trôi hết các tạp chất, khoáng chất nhựa còn sót lại, rồi đưa vào máy trộn có sẵn keo và các chất kết dính chuyên dụng để nén thành nguyên tấm. Việc tạo ra ván gỗ công nghiệp MDF gồm có hai quy trình cơ bản là quy trình khô và quy trình ướt. Mỗi cách làm đều cho ra sản phẩm gỗ có chất lượng và tính thẩm mỹ khác nhau.

cach-phan-biet-hai-loai-go-cong-nghiep-mdf-va-hdf-02

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF

Tính chất của gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF với nhiều màu sắc đa dạng

Gỗ công nghiệp HDF với nhiều màu sắc đa dạng

– Gỗ công nghiệp HDF (viết tắt từ High Density Fiberboard) hay còn có tên gọi quen thuộc hơn là ván ép. Gỗ công nghiệp HDF đươc tạo thành từ 80 đến 85% chất liệu gỗ tự nhiên từ các rừng cây ngắn ngày. Gỗ được thu hoạch về sẽ trộn với các phụ gia khác để làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ.

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF

cach-phan-biet-hai-loai-go-cong-nghiep-mdf-va-hdf-04

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF

  • Bột gỗ sẽ được lấy bằng việc thu hoạch gỗ tự nhiên từ các cánh rừng gieo trồng. Gỗ được thu hoạch theo dạng nguyên khối được luộc và sấy khô ở nhiệt độ cao từ 1000C – 2000C. Lúc này, chất nhựa bên trong thân gỗ sẽ được xử lý sạch sẽ, còn thân gỗ được sấy khô hết nước bằng dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hóa. Chất lượng gỗ sẽ được bảo đảm hoàn toàn vì thời gian xử lý nhanh.
  • Bột gỗ sẽ được xử lý bằng cách kết hợp với những chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ công nghiệp HDF có kích thước 2000mmx2400mm. Ván gỗ công nghiệp HDF thường có độ dày từ 6mm đến 24mm, ngoài ra có thể sản xuất nhiều kích thước khác tùy theo yêu cầu mà khách hàng đề ra.
  • Những tấm ván gỗ HDF sau khi xử lý bề mặt xong sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ này thường được làm từ Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ màu sắc và vân gỗ của sản phẩm luôn ổn định và bảo vệ bề mặt khỏi những tác động bên ngoài.

Phân biệt dựa trên độ dày của ván gỗ

– Gỗ công nghiệp MDF có:

  • Độ dày tiêu chuẩn từ 9mm, 12mm đến 15mm
  • Kích thước tiêu chuẩn là 1200*2400mm

– Gỗ công nghiệp HDF có:

  • Kích thước tiêu chuẩn: 2.000×2.400mm
  • Độ dày tiêu chuẩn từ 6mm đến 24mm

Bảng phân biệt các loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF

cach-phan-biet-hai-loai-go-cong-nghiep-mdf-va-hdf-05

Bảng phân biệt 3 loại gỗ mfc, mdf và hdf

– Các loại gỗ công nghiệp tuy sẽ giống nhau về hình dáng nhưng mỗi loại sẽ có đặc tính khác nhau.

Sau khi xem qua bảng phân biệt các loại gỗ công nghiệp có thể thấy:

  • Gỗ công nghiệp MDF có thành phần được làm từ gỗ sợi, còn gỗ công nghiệp HDF được làm từ bột gỗ. Trong quá trình sản xuất, gỗ thô làm nên gỗ HDF sẽ được nghiền nhỏ và mịn hơn gỗ MDF.
  • Gỗ công nghiệp MDF được chia ra thành bốn loại bao gồm: loại gỗ MDF dùng trong nhà, loại gỗ MDF chịu nước, loại gỗ MDF có mặt trơn và mặt không trơn.
  • Gỗ công nghiệp HDF được chia thành ba loại: loại HDF thường, HDF chống ẩm có hai nhánh là (HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm), HDF chống cháy.
  • Giá thành của gỗ công nghiệp MDF không rẻ nhưng vẫn ở mức trung bình, thấp hơn giá thành của gỗ công nghiệp HDF trên thị trường.

Phân biệt qua độ chịu lực

Gỗ MDF và HDF trên cơ bản là khá giống nhau về các bước trong sản xuất. Tuy nhiên, gỗ công nghiệp HDF trong quá trình sản xuất còn được ép lại dưới áp suất cực mạnh nên chúng có độ cứng cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác. Gỗ công nghiệp HDF sẽ có độ chịu lực cao từ 800-1040kg/m3, hơn hẳn gỗ công nghiệp MDF.

Có thể bạn quan tâm: Cách Phân Biệt Gỗ Công Nghiệp MFC Và MDF

Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF và HDF

Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF và HDF

  • Gỗ HDF và MDF đều có độ bền và các tính năng đa dạng khác như tính chống ẩm mốc, mối mọt, bền mặt nhẵn mịn dễ dàng vệ sinh, chùi rửa trong quá trình sử dụng.
  • Gỗ công nghiệp HDF lõi gỗ chặt hơn nên sở hữu sức chịu lực, chịu bền tốt hơn. Bên cạnh đó, gỗ HDF còn có loại chống cháy, chịu nhiệt tốt, thích hợp gia công khu vực bếp vì vậy tính đa dụng cũng cao hơn.
  • Gỗ công nghiệp MDF tuy không có nhiều tính năng như HDF nhưng lại có mức giá phải chăng, thuận tiện cho sự lựa chọn của khách hàng hơn.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF và HDF

  • Gỗ công nghiệp HDF tuy có nhiều công năng khác nhau, cũng đa dạng về mẫu mã nhưng giá thành cao hơn các loại gỗ công nghiệp khác trên thị trường.
  • Gỗ công nghiệp MDF được phủ lớp Melamine nên còn hạn chế về khả năng chịu nhiệt và không đa dạng về chủng loại.

Clicktủ bếp đẹp[XEM NGAY] 300+ Mẫu thiết kế tủ bếp đẹp “lựa chọn tốt nhất cho nhà bạn”

Đánh giá bài viết

Tác giả: Nguyễn Nam

Xin chào! Tôi là Nguyễn Nam. Tôi là một lập trình viên có khả năng hình dung không gian và tưởng tượng tốt, là một phong thủy sư sau nhiều năm nghiên cứu và thực hành với bút danh là Chân Vũ.
Để áp dụng những kiến thức và khả năng của mình vào một công việc và sản phẩm cụ thể, Tôi chọn nội thất, bởi lẽ trước đây tôi tham gia phụ mộc cho xưởng sản xuất kiếm tiền ăn học. Tôi có kiến thức và quy trình giúp tôi hiểu thế nào là giá trị cốt lõi của một sản phẩm chất lượng mà khách hàng thật sự mong muốn. Và hôm nay, tôi ở đây, với cương vị là người sáng lập ra thương hiệu Nội thất S-Housing, sẵn sàng dùng những kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn của mình để chia sẻ với bạn về những bí quyết kiến tạo tổ ấm đẹp và bền vững.