Bạn hứng thú với vẻ đẹp mang hơi hướng hoài cổ và mong muốn kết hợp chúng trong không gian sống hiện đại? Hay bạn cần một phong cách thiết kế có thể mang lại không gian sống thanh lịch, tiện nghi nhưng không kém phần mới mẻ, ấm cúng? Nếu bạn trả lời “có” thì đừng bỏ qua phong cách Mid-Century mà S-housing giới thiệu trong bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu xem đây là phong cách gì, đặc trưng ra sao và cách ứng dụng thực tế để biết đây có phải là sự lựa chọn lý tưởng cho tổ ấm của bạn không nhé!
1. Giới thiệu về phong cách Mid-Century
1.1 Phong cách nội thất Mid-Century là gì?
Phong cách Mid-Century là phong cách thiết kế lấy cảm hứng từ sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới. Nó sở hữu vẻ đẹp riêng biệt, vừa có sự hoài niệm của những năm 1940 – 1960, vừa có sự tinh tế và tiện nghi của không gian sống hiện đại. Ngoài ra, phong cách này còn tạo được sự gắn kết với thiên nhiên thông qua vật liệu và thiết kế mở. Do đó, nó được nhiều gia chủ ưa chuộng trong cuộc sống áp lực hiện nay.
Tên gọi “Mid-Century”, nghĩa tiếng Việt là “Giữa thế kỷ”, được dùng để đánh dấu mốc thời gian phong cách này xuất hiện và trở thành xu hướng mới trong lĩnh vực nội thất – kiến trúc. Sau này, nó được bổ sung thêm cụm từ “Modern”, tức tên đầy đủ là “Mid-century Modern”, để nhấn mạnh sự cách tân và hiện đại hóa so với những phong cách xuất hiện trước nó.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Mid-Century
Vào giữa thế kỷ 20, Thế chiến thứ 2 kết thúc đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa tại Hoa Kỳ. Các kiến trúc sư phải tìm kiếm giải pháp thiết kế nội thất mới cho các căn hộ và nhà ở đô thị. Từ đó, phong cách Mid-Century hình thành, chịu ảnh hưởng từ phong cách Bauhaus và các xu hướng nghệ thuật đương đại. Nó tập trung vào tính đơn giản và tiện nghi của không gian, sử dụng vật liệu hiện đại và thiết kế mở gắn kết thiên nhiên. Trong đó, Charles & Ray Eames, George Nelson và Eero Saarinen là 4 nhà thiết kế nổi tiếng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc định hình phong cách này.
Phong cách Mid-Century trở nên nổi trội vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Nhiều người khi đó thích không gian sống hoài niệm nhưng phải tiện nghi và hợp thời. Sự truyền thông của truyền hình, báo chí khi đó cũng giúp đẩy mạnh sự phát triển trở lại của phong cách này.
Đây không chỉ là một trào lưu thiết kế mà còn là nền tảng của nhiều phong cách nội thất về sau. Điển hình là phong cách tối giản (Minimalism) và phong cách Bắc Âu (Scandinavian). Đến nay, Mid-Century Modern vẫn phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều thiết kế trên toàn thế giới.
2. Yếu tố thiết kế đặc trưng của phong cách Mid-Century
2.1 Đường nét đơn giản, hình khối rõ ràng
Phong cách Mid-Century sử dụng đường nét đơn giản và gọn gàng, tạo ra sự thanh thoát, hiện đại và tinh tế. Các vật dụng nội thất mang hình khối rõ ràng và có tỷ lệ cân đối so với tổng thể không gian.
Cách bày trí của Mid-Century tập trung vào sự tối giản và tiện lợi. Giảm thiểu các yếu tố trang trí cầu kỳ, không phục vụ mục đích sử dụng, giúp giữ cho không gian luôn rộng rãi và thông thoáng.
2.2 Vật liệu công nghiệp – tự nhiên kết hợp hài hòa
Như đã đề cập bên trên, phong cách Mid-Century sử dụng nhiều vật liệu công nghiệp như kim loại, kính hoặc nhựa. Tuy nhiên, phong cách này vẫn chuộng việc sử dụng gỗ trong các thiết kế để làm nội thất, đồ trang trí, lát sàn hoặc ốp tường để tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi thiên nhiên. Sự kết hợp này tạo ra sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại. Các yếu tố thiết kế cũ và mới được đan xen khéo léo tạo ra vẻ đẹp hài hòa và riêng biệt cho Mid-Century.
2.3 Không gian mở gắn kết với thiên nhiên
Sau giai đoạn chiến tranh, các gia đình tại Mỹ muốn có không gian sống quây quần ấm cúng giữa các thành viên và gần gũi với thiên nhiên. Do đó, phong cách Mid-Century tập trung việc tạo ra không gian mở để đáp ứng những nhu cầu này.
Nhà ở kiểu Mid-Century hạn chế vách ngăn giữa các phòng. Đồng thời sử dụng nhiều cửa sổ lớn để tận dụng ánh sáng tự nhiên, tạo sự kết nối giữa không gian trong và ngoài ngôi nhà. Thiết kế mở kết hợp với vật liệu tự nhiên, mang lại bầu `không khí thoáng đãng, thoải mái và gần gũi.
Phong cách này cũng chú trọng đến việc sử dụng đèn trong không gian. Tùy thuộc vào mỗi khu vực để bố trí loại đèn phù hợp như đèn đứng nơi ghế đọc sách, đèn thả trần chỗ bàn ăn,… Đèn được thiết kế đơn giản, có chân hoặc dây treo mảnh và thẳng. Chao đèn có dạng hình học độc đáo làm bằng kim loại hoặc bằng mây tre đan lát.
2.4 Bảng màu “bất quy tắc” độc đáo
Phong cách Mid-Century sử dụng màu sắc một cách “bất quy tắc”. Mọi sự kết hợp trong không gian đều tràn đầy ngẫu hứng, thể hiện sự tự do và phóng khoáng. Thông thường, các gam màu trung tính như trắng, xám, nâu, đen sẽ được dùng làm nền. Sau đó mới bổ sung các gam màu nổi bật, tươi sáng như vàng, cam, xanh lam, xanh lá,… bằng nội thất hay phụ kiện trang trí để tạo điểm nhấn cho thiết kế.
Nhà thiết kế Brooke Schneider đã giải thích rằng, việc kết hợp các gam màu tươi sáng đặc trưng của những thế kỷ 19 – 20 với các gam màu trung tính trầm sẽ tạo nên sự sống động và thú vị. Điều này kích thích thị giác người nhìn, gợi ra những cảm giác tích cực.
Màu sắc tự nhiên của gỗ cũng được ưa chuộng trong phong cách này. Nó dễ dàng kết hợp với những gam màu khác khác. Đồng thời cũng làm cho không gian thêm ấm cúng và hoài niệm.
2.5 Nội thất tinh tế, tính ứng dụng cao
Nội thất phong cách Mid-Century là những sản phẩm được thiết kế tối giản, tinh tế và mang tính ứng dụng cao. Công năng được khai thác triệt để nhằm tối ưu hóa không gian, mang lại hiệu quả trong sử dụng và sự thoải mái cho người dùng.
Đa số vật dụng trong phong cách này, bao gồm tủ kệ, bàn ghế hay giường ngủ, đều có chân thấp hoặc mảnh. Đặc điểm thiết kế này tạo ra cảm giác rộng rãi và thông thoáng hơn cho không gian. Những sản phẩm mang tính biểu tượng Mid-Century có thể kể đến như: ghế Eames, bàn Noguchi, ghế bành Saarinen,…
2.6 Sử dụng họa tiết một cách chọn lọc
Mỗi họa tiết, hoa văn xuất hiện trong phong cách Mid-Century đều mang đến một ý nghĩa thẩm mỹ nhất định. Phong cách này chuộng những chi tiết đơn giản, mang tính hình học trừu tượng, có sự pha trộn giữa quá khứ và hiện tại, phổ biến là:
- Họa tiết hình học trừu tượng: Hình tròn, hình tam giác, tứ giác, lục giác, đường chéo,… được ứng dụng trên các bề mặt vải, gạch lát sàn, giấy dán tường, tranh ảnh hoặc đồ decor. Chúng mang tính đối xứng và có bố cục trang trí rõ ràng.
- Hoa văn chạm khắc đơn giản: Được sử dụng trên các bề mặt nội thất bằng gỗ như tủ kệ, bàn ghế, giường ngủ,… Chủ yếu là đường cong vừa phải và uyển chuyển làm tăng sự mềm mại cho không gian.
- Hoa văn thiên nhiên cách điệu: Sử dụng cho tranh treo tường, bọc gối sofa thảm trải sàn hoặc cây xanh trang trí, mang lại cảm giác tươi mới, sống động và gần gũi thiên nhiên.
Tóm lại, phong cách này sử dụng và kết hợp hoa văn một cách chọn lọc, hướng tới sự đơn giản, tinh tế, không phô trương nhưng vẫn đủ “gây thương nhớ” cho người nhìn.
3. Ứng dụng phong cách Mid-Century trong nhà ở hiện đại
Để giúp bạn dễ hình dung về cách ứng dụng phong cách nội thất Mid-Century trong thực tế hiện nay, S-housing đã tổng hợp một số mẫu thiết kế theo từng không gian trong nhà ở để bạn tham khảo:
3.1 Phòng khách
Bạn hãy dùng các món nội thất biểu tượng như: ghế Eames, bàn Noguchi, ghế bành Saarinen,…để thể hiện tinh thần của phong cách Mid-Century trong phòng khách. Sử dụng không gian mở, kết nối phòng khách với không gian ngoài trời hoặc bếp ăn để tạo sự thông thoáng.
Nếu muốn trang trí tạo điểm nhấn, hãy ưu tiên các mẫu rèm, thảm trải, tranh treo tường, bọc gối tựa sofa mang những họa tiết hình học đơn giản hoặc có màu sắc tương phản.
3.2 Phòng bếp và bàn ăn
Thiết kế phòng bếp phong cách Mid-Century ưu tiên sử dụng tủ kệ, bàn ghế ăn và các vật dụng có thiết kế đơn giản. Chú trọng công năng bằng việc lắp đặt trang thiết bị hiện đại, đảm bảo sự tiện nghi nhưng vẫn đáp ứng tiêu chí tối giản. Bố trí cửa sổ lớn để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Sử dụng thêm đèn LED, đèn trần,… để cung cấp điều kiện ánh sáng tốt nhất cho quá trình nấu nướng, ăn uống.
Các bề mặt tủ hoặc bàn nên giữ trơn nhẵn hết mức có thể. Kết hợp gỗ với kim loại để tạo ra sự bền bỉ cho vật dụng. Tạo điểm nhấn cho bếp bằng màu sắc, hoặc chọn những mẫu đèn trang trí có kiểu dáng độc đáo nhưng tinh tế.
3.3 Phòng ngủ
Thể hiện cá tính riêng của bạn khi thiết kế phòng ngủ Mid-Century thông qua bảng màu thiết kế. Nếu thích sự trẻ trung, năng động, hãy chọn những gam màu như vàng, cam, xanh lá, hồng,… kết hợp màu nền trắng để đảm bảo sự hài hòa. Nếu thích sự chững chạc, ấm cúng thì các gam màu gỗ, be, kem,… chính là lựa chọn lý tưởng.
Ngoài yếu tố thẩm mỹ, tính công năng cần được chú trọng trong phòng ngủ. Đảm bảo giường, tủ, bàn ghế được sắp xếp hợp lý, tạo lối đi thông thoáng và thuận tiện trong sinh hoạt. Ưu tiên đồ dùng mang hình khối đơn giản, kết hợp cửa sổ lớn nhằm mang lại sự thông thoáng, rộng rãi.
3.4 Phòng làm việc
Thiết kế phòng làm việc phong cách Mid-Century chú trọng tính gọn gàng, tiện dụng và không gian mở sáng sủa. Bàn làm việc chân mảnh, kiểu dáng tối giản, kết hợp ghế ngồi thoải mái và kệ sách hiện đại. Trong đó, dòng ghế Eames được dùng khá thông dụng. Điểm nhấn đến từ cây xanh trang trí hoặc tranh ảnh trừu tượng được chọn theo gu thẩm mỹ cá nhân.
4. Các mẫu thiết kế nội thất phong cách Mid-Century đẹp
Để giúp bạn dễ hình dung về cách ứng dụng phong cách nội thất Mid-Century trong thực tế hiện nay, S-housing đã tổng hợp một số mẫu thiết kế theo từng không gian trong nhà ở để bạn tham khảo:
4.1 Căn hộ Mid-Century với hiệu ứng hình học thú vị
Căn hộ nhỏ đầy sống động nhờ hiệu ứng thị giác thú vị tạo ra từ hệ hoa văn hình học được vận dụng sáng tạo trong không gian. Màu kem chủ đạo kết hợp màu nâu của nội thất gỗ tạo ra lớp nền hài hòa giúp cân bằng lại sự nổi trội của những gam màu nhấn. Một phong cách Mid-Century đầy ngẫu hứng tự do nhưng không kém phần tinh tế đã được tái hiện hoàn hảo bên trong thiết kế nội thất căn hộ.
4.2 Thiết kế nội thất quán cafe phong cách Mid-Century
Thiết kế quán cafe ứng dụng phong cách Mid-Century với nguồn cảm hứng Scandinavian phóng khoáng. Sử dụng những mẫu bàn ghế đơn giản, chân mảnh và cao, bố trí sát tường tạo ra sự thông thoáng và rộng rãi. Sàn được lát gỗ mang lại cảm giác ấm cúng. Tường được trang trí bằng những họa tiết mang tính biểu tượng, thể hiện dấu ấn riêng của quán cafe.
4.3 Mẫu nội thất biệt thự Mid-Century Modern
Không gian biệt thự là sự song hành giữa đường nét cũ và mới. Các mái vòm cổ điển được kết hợp chung với nội thất gỗ mộc mạc mang đường nét gọn gàng. Thiết kế mở với nhiều hệ cửa lớn tạo ra sự gắn kết với thiên nhiên. Đồng thời tận dụng ánh sáng ngoài trời làm ngôi nhà trở nên thông thoáng và thoải mái. Lựa chọn vật liệu thiên nhiên mang đến sự bền vững và ấm cúng trong không gian sống.
5. Lỗi sai cần tránh khi thiết kế nội thất Mid-Century
Dưới đây là những lỗi sai thường gặp của những gia chủ khi lựa chọn phong cách Mid-Century cho tổ ấm của họ. Bạn cần tránh những lỗi sau để đảm bảo thiết kế của mình đạt hiệu quả tốt nhất:
- Tránh lạm dụng màu nổi: Quá nhiều màu nổi trong một không gian sẽ làm nó trở nên rối mắt và đánh mất đi sự thanh lịch của Mid-Century. Chỉ nên dùng chúng để làm điểm nhấn, kết hợp màu nền nhẹ nhàng để tạo sự hài hòa, dễ chịu.
- Tránh chọn nội thất cồng kềnh: Những vật dụng kiểu dáng cồng kềnh hoặc mang họa tiết phức tạp gây ra sự nặng nề và làm mất đi tính tối giản của các thiết kế Mid-Century. Thay vào đó, hãy chọn sản phẩm có kích thước vừa phải, cân xứng không gian, đường nét gọn gàng và công năng cao.
- Tránh lạm dụng các yếu tố trang trí: Nắm rõ nguyên tắc “vừa và đủ” khi trang trí. Sử dụng tiết chế màu sắc, họa tiết, đồ decor như tranh, gối tựa,… để giữ cho không gian sự tinh tế, gọn gàng và hòa hợp.
- Tránh không gian kín, thiếu sáng: Cần chú ý đến việc tạo ra các không gian mở, hạn chế tường ngăn tù túng hay bố trí quá nhiều đồ đạc. Dùng cửa sổ lớn và rèm mỏng để đảm bảo tính mở trong thiết kế, giữ sự thông thoáng, sáng sủa, gắn kết với thiên nhiên.
Lời kết
Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về phong cách Mid-Century sau khi tham khảo bài viết trên của S-housing. Quả thực, đây sẽ là một phong cách nội thất sẽ mang lại cho bạn một không gian sống độc đáo, mang vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch, ẩn chứa sự hòa quyện hài hòa giữa các yếu tố cũ – mới, nhưng cũng không kém phần tiện nghi và gần gũi thiên nhiên.
Nếu bạn cần giải pháp ứng dụng hiệu quả phong cách này cho tổ ấm, hãy để S-housing giúp bạn. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe mọi nhu cầu, thắc mắc và đưa ra những lời tư vấn tốt nhất. Hãy liên hệ cho S-housing qua những kênh sau đây nhé!
Công ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing
- HCM Office & Showroom: 02 Đường số 37, KDC Vạn Phúc City, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức
- HCM Office 2: V3 – 43 khu Manhattan Vinhome Grand Park, Q9, TP. Thủ Đức
- Showroom 3: Bảo tàng Văn học Việt Nam, Ngõ 275 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
- Mobile: 090 167 0099
- Website: https://s-housing.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/shousingvn/
Bài Viết Liên Quan
- 10+ Thiết kế phong cách nội thất Công nghiệp thô mộc ấn tượng
- Nội thất phong cách Hàn Quốc – cảm hứng đến từ xứ sở kim chi
- Phong cách Indochine là gì? 60+ Mẫu thiết kế đẹp ấn tượng
- Top 48+ các phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất