Phong cách nội thất Industrial – Vẻ đẹp cá tính và mạnh mẽ

Chậu cây treo tường độc đáo trong phòng làm việc kiểu Industrial

Phong cách nội thất Industrial với vẻ đẹp ấn tượng và đầy khác biệt đã trở thành “ứng cử viên sáng giá” trong các công trình thương mại. Nhiều gia chủ sở hữu gu thẩm mỹ độc đáo cũng lựa chọn phong cách này cho ngôi nhà của họ. Vậy phong cách Industrial hình thành ra sao và mang những đặc trưng cụ thể nào? Cần lưu ý gì khi ứng dụng nó trong thiết kế nội thất? Cùng S-housing tìm hiểu rõ hơn về phong cách này ngay sau đây nhé!

1. Phong cách nội thất Industrial là gì?

Phong cách nội thất Industrial, hay còn gọi là phong cách công nghiệp, lấy cảm hứng từ hình ảnh các nhà máy và xưởng sản xuất cũ. Nó phản ánh bối cảnh cuối thế kỷ 20, khi cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu thoái hóa và nhiều nhà máy bị bỏ hoang.

Phong cách công nghiệp gây ấn tượng bởi sự táo bạo và cá tính

Phong cách công nghiệp gây ấn tượng bởi sự táo bạo và cá tính

Phong cách Industrial được ưa chuộng trong các dự án thương mại như quán cafe, shop,… bởi vẻ đẹp táo bạo, mạnh mẽ, kết hợp giữa tính hiện đại và các yếu tố thô sơ. Katinat – một thương hiệu Cafe nổi tiếng – đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của họ bằng phong cách này. 

Katinat đặc trưng với các không gian quán mang phong cách nội thất Industrial

Katinat đặc trưng với các không gian quán mang phong cách nội thất Industrial

Khi thiết kế nhà ở ứng dụng phong cách công nghiệp, kiến trúc sư tận dụng các nét thô sơ có sẵn trong không gian như tường bê tông, đường ống trần nhà,… Sau đó, trang bị thêm các thiết bị cần thiết để phục vụ cuộc sống sinh hoạt.

2. Nguồn gốc và các biến thể của phong cách Industrial

2.1 Nguồn gốc & Quá trình phát triển

Sau cuộc cách mạng công nghiệp đầu thế kỷ 20, nhiều nhà xưởng và bãi kho cũ được tái sử dụng, tạo ra xu hướng thiết kế mới mang tên “Phong cách nội thất Industrial”. Phong cách này có đặc trưng như trần cao, cột thép, tường gạch thô, và ống nước lộ thiên. Đến những năm 1960, phong cách này mới được chú ý tại Mỹ và lan rộng ra nhiều quốc gia Châu Âu vào những năm 1990. Người dân bắt đầu yêu thích không gian sống độc đáo, kết hợp giữa sự thô mộc và yếu tố hiện đại.

Phong cách nội thất Industrial lấy cảm hứng từ các nhà xưởng cũ

Phong cách nội thất Industrial lấy cảm hứng từ các nhà xưởng cũ

Cho đến nay, phong cách Industrial đã trở thành xu hướng thiết kế nội thất được yêu thích toàn cầu. Ngoài ứng dụng trong nhà ở, nó được ưu ái trong các công trình thương mại như quán cafe, văn phòng, nhà hàng, quán bida,… bởi vẻ đẹp ấn tượng từ ánh nhìn đầu tiên. Phong cách này còn được tinh chỉnh và hiện đại hóa không ngừng để luôn phù hợp với thị hiếu thời đại.

2.2 Các biến thể của phong cách nội thất Industrial

Phong cách nội thất Industrial xuất hiện nhiều biến thể

Phong cách nội thất Industrial xuất hiện nhiều biến thể

Vì chịu ảnh hưởng từ nhiều xu hướng thiết kế, cũng như luôn phải biến đổi để phù hợp với thời đại, phong cách Industrial đã xuất hiện nhiều biến thể. Trong đó có 3 biến thể phổ biến:

  • Công nghiệp hiện đại: Sử dụng màu sắc tươi sáng hơn bản gốc. Thêm vật liệu cao cấp như kính cường lực và đá nhân tạo để tăng sự sang trọng. Thiết kế tích hợp nhiều công nghệ hiện đại mang lại tiện nghi cao.
  • Công nghiệp mộc mạc: Tập trung vào sự gần gũi với thiên nhiên và vẻ đẹp mộc mạc. Chủ yếu sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ và đá, nội thất thủ công, và bố trí nhiều cửa sổ lớn để tận dụng ánh sáng tự nhiên.
  • Công nghiệp tối giản: Loại bỏ các chi tiết rườm rà, chủ yếu sử dụng màu trung tính. Chú trọng khai thác công năng không gian với nội thất thông minh.

3. Nét đặc trưng của phong cách nội thất Industrial

Nếu như các phong cách nội thất khác luôn đề cao sự trau chuốt và tỉ mỉ thì phong cách nội thất Industrial ngược lại. Phong cách này gạt bỏ đi các đường nét rườm rà hay họa tiết tỉ mỉ. Thay vào đó là nét đẹp thuần túy được tạo nên từ những gì thô mộc nhất. Hãy cùng S-housing tìm hiểu kỹ hơn về đặc trưng của phong cách công nghiệp sau đây.

3.1 Màu sắc trầm ấm, mạnh mẽ

Hướng đến sự cá tính và mạnh mẽ nên phong cách Industrial chủ yếu chỉ sử dụng các gam màu trầm hoặc trung tính. Phổ biến là các màu nền như xám, đen hoặc nâu giúp tôn lên các chi tiết kim loại hoặc gỗ.

Màu sắc nội thất tông màu trung tính

Tông màu trung tính trầm được ưu tiên sử dụng

Hiện nay, màu sắc trong phong cách này đã đa dạng hơn để phù hợp với xu hướng. Bạn có thể thêm vào không gian các màu nổi như đỏ, cam, vàng, xanh lá,… qua nội thất hay đồ trang trí. Chúng sẽ tạo điểm nhấn, tăng thêm sự sống động và mới mẻ cho thiết kế.

Màu sắc độc lạ trong phong cách industrial

Thiết kế phong cách Industrial độc đáo trong phá cách tối màu

Tông màu trung tính trầm được ưa chuộng trong thiết kế nội thất phong cách công nghiệp. Trong đó, các màu sắc  xám, xám, navy, trắng, đen và nâu gỗ trầm được ưu tiên sử dụng. Sự kết hợp hài hòa của màu sắc mang lại cảm giác nhẹ nhàng và bình yên. Bạn cũng có thể sáng tạo để màu sắc sáng lên một chút, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ làm mất vẻ đẹp vốn có của phong cách nội thất Industrial.

3.2 Nhấn mạnh sự thô mộc của chất liệu

Phong cách công nghiệp khai thác nét thô mộc bên trong chất liệu. Do đó, trong các không gian này sẽ không xuất hiện các bề mặt bóng bẩy hay được gia công kỹ lưỡng mà thay vào đó là các chi tiết như:

Mảng tường gạch thô ấn tượng trong phong cách công nghiệp

Mảng tường gạch thô ấn tượng trong phong cách công nghiệp

  • Bê tông hoặc gạch thô: Được dùng làm tường, trần hoặc sàn. Không sơn hay xử lý bề mặt tỉ mỉ mà sẽ để lộ ra ngoài, tạo ra vẻ đẹp mộc mạc và gần gũi.
  • Kim loại: Sắt, thép, nhôm không gỉ được dùng để làm khung cửa, cầu thang, hệ thống ống nước, đèn trang trí,… tạo ra những điểm nhấn mạnh mẽ.
  • Gỗ: Thường là gỗ tự nhiên có bề mặt xù xì, không gia công mài nhẵn hoặc sơn bóng kỹ lưỡng. Được dùng để lát sàn hoặc làm đồ nội thất trong phong cách công nghiệp. 
  • Đường ống, dây điện: Không thiết kế âm tường, âm trần như các phong cách khác. Đường ống hoặc hệ thống dây điện trong phong cách Industrial được đặt “lộ thiên” để tạo ra những điểm nhấn thô mộc, mạnh mẽ.
 
Các đường ống dây điện được thiết kế "lộ thiên" tạo điểm nhấn ấn tượng cho Industrial

Các đường ống dây điện được thiết kế “lộ thiên” tạo điểm nhấn ấn tượng cho Industrial

3.3 Chú trọng ánh sáng trong không gian 

Các không gian kiểu công nghiệp dễ bị tối vì chủ yếu sử dụng các gam màu trầm. Do đó, phong cách này rất chú trọng vào việc tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cửa sổ lớn. Bạn sẽ dễ thấy các cửa sổ cao kịch trần làm bằng kính trong các không gian này.

Cửa sổ lớn thông tầng tận dụng ánh sáng tự nhiên tối đa cho không gian Industrial

Cửa sổ lớn thông tầng tận dụng ánh sáng tự nhiên tối đa cho không gian Industrial

Không chỉ tận dụng ánh sáng ngoài trời, phong cách này còn sử dụng nhiều loại đèn chiếu để đảm bảo độ sáng cho không gian. Phổ biến là đèn thả trần công nghiệp và đèn rọi ray. Chúng thường được làm bằng kim loại cứng cáp và sơn đen để tạo sự mạnh mẽ

Đèn rọi ray làm nổi bật các bề mặt bê tông mạnh mẽ, cá tính

Đèn rọi ray làm nổi bật các bề mặt bê tông mạnh mẽ, cá tính

3.4 Trần cao thông thoáng, ít vách ngăn

Các không gian Industrial hầu như đều mang kết cấu trần nhà cao tạo cảm giác thông thoáng và rộng rãi. Giữa các khu vực trong nhà ít khi sử dụng tường ngăn bằng bê tông dày. Thay vào đó là các dạng vách ngăn mỏng bằng kính hoặc gỗ, hay tận dụng một món nội thất để phân chia khu vực. Từ đó tạo ra một không gian mở thoáng đãng, có sự gắn kết giữa các gian phòng.

Không gian Industrial mang kết cấu trần nhà cao tạo cảm giác thông thoáng và rộng rãi

Không gian Industrial mang kết cấu trần nhà cao tạo cảm giác thông thoáng và rộng rãi

3.5 Đồ nội thất mang vẻ đẹp công nghiệp

Nội thất phong cách Industrial mang vẻ đẹp đậm chất công nghiệp với hình khối vuông vức, đường nét đơn giản và màu sắc trầm tối mạnh mẽ. Một số vật dụng còn được lấy cảm hứng từ các thiết kế công nghiệp cổ điển hoặc được tái chế từ các vật liệu cũ, tạo nên sự thân thuộc, gần gũi, mang lại dấu ấn riêng biệt cho phong cách này.

Nội thất phong cách công nghiệp kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

Nội thất phong cách công nghiệp kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

Bàn ghế trong không gian thường đi kèm với bánh xe, tạo sự linh hoạt trong di chuyển. Các chi tiết như mối hàn, đinh tán được để lộ ra ngoài, tạo điểm nhấn làm tăng sự thô mộc cho nội thất. Các bộ sofa thường có khung kim loại, có đệm ngồi êm ái được bọc bởi da hoặc vải thô.

Đèn thả trần thiết kế ấn tượng tạo điểm nhấn cho không gian

Đèn thả trần thiết kế độc đáo, tạo điểm nhấn cho căn nhà

Các chi tiết trang trí phổ biến như bóng đèn có hình dáng lạ mắt, cây xanh hay tranh treo tường có họa tiết kinh điển,… Tất cả đều được tiết chế và bố trí ở mức vừa phải, hài hòa với không gian nội thất chung.

3.6 Các thiết kế cầu thang  độc đáo

Điểm đặc trưng của cầu thang trong phong cách nội thất Industrial chính là chất liệu gỗ thô hoặc thép thô. Đối với cầu thang từ chất liệu gỗ, họ thường chỉ làm qua công đoạn chống mối mọt, chống ẩm sau đó gia công làm nhám để tránh trơn trượt. Còn đối với cầu thang từ chất liệu thép thô họ sẽ phủ lớp sơn đen nhám. Việc gia công không quá cầu kỳ như phong cách hiện đại nhằm giữ được những đường nét thô sơ hài hòa với phong cách công nghiệp.

Mẫu cầu thang làm từ chất liệu gỗ chống trơn trợt mối mọt

Mẫu cầu thang làm từ chất liệu gỗ chống trơn trợt mối mọt

4. Một số cách ứng dụng phong cách nội thất công nghiệp

Tham khảo một số cách làm sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng thể hiện phong cách nội thất công nghiệp trong không gian của mình:

4.1 Tạo ra các bề mặt bê tông thô ráp

Hãy chọn một bức tường mà bạn muốn làm nổi bật nó trong không gian và thiết kế nó dưới dạng tường bê tông. Ví dụ như trong phòng khách, bức tường treo tivi chính là vị trí lý tưởng để làm điều này. Hoặc bạn có thể ứng dụng tương tự cho phòng ngủ, cụ thể là chọn mảng tường phía sau đầu giường.

Thiết kế tường giả bê tông trong phòng khách kiểu Industrial

Thiết kế tường giả bê tông trong phòng khách kiểu Industrial

Để dễ thi công và hạn chế tình trạng bám bụi, gia chủ có thể chọn các loại gạch ốp giả bê tông hoặc giấy dán tường giả bê tông. Với bề mặt phẳng mịn hơn bê tông thật, chúng giúp bạn dễ lau chùi nhưng vẫn thể hiện được đặc trưng của phong cách công nghiệp.

 

4.2 Những điểm nhấn của thiên nhiên

Bạn hoàn toàn dễ dàng thêm vào các điểm nhấn thiên nhiên trong phong cách nội thất Industrial chỉ qua một vài chi tiết đơn giản. Bạn có thể chọn những vật dụng có màu xanh như ghế ngồi, gối ôm,… Hay dùng các họa tiết được lấy cảm hứng từ cỏ cây hoa lá cho thảm trải sàn, giấy dán tường hoặc tranh ảnh trang trí trong nhà.

Phong cách Industrial với nhiều điểm nhấn của thiên nhiên

Phong cách Industrial với nhiều điểm nhấn của thiên nhiên


Chậu cây treo tường độc đáo trong phòng làm việc kiểu Industrial

Chậu cây treo tường độc đáo trong phòng làm việc kiểu Industrial

Căn hộ sử dụng không gian mở liên kết phòng khách, bếp và phòng ăn. Tạo thành một sảnh sinh hoạt ấm cúng. Ngoài ra, thiết kế hành lang kết hợp các phần thủ công và mô hình hình học độc đáo; kết hợp với ánh sáng sống động tạo nên điểm nhấn cho ngôi nhà.

4.3 Cảm hứng điện ảnh trong phong cách công nghiệp

Khung thép trần kết hợp cùng đèn rọi ray, gợi ra hình ảnh đậm chất phim trường Hollywood cho thiết kế bếp phong cách Industrial. Bên cạnh còn là sự kết hợp đầy phá cách giữa tường gạch nung và các bề mặt nội thất phẳng mịn màu xám. Sự cứng cáp của không gian được dung hòa với hệ đèn thả trần bo tròn mềm mại. 

Nếu bạn là một gia chủ có cá tính mạnh, thích sự ấn tượng thì hãy thử tham khảo ý tưởng bên dưới nhé!

Tủ bếp chữ I nội thất phong cách công nghiệp

Sự kết hợp hoàn hảo giữa sắc đen, chất liệu bê tông và gạch thô ấn tượng

4.4 Tạo không gian mở với vách ngăn kính

Đây là cách làm lý tưởng nếu bạn sở hữu một căn hộ mini và muốn ứng dụng phong cách độc đáo này cho không gian sống. Bếp và phòng khách sẽ được bố trí mở liền mạch, dùng bàn ăn nhỏ gọn để tạo sự tách biệt. Sử dụng vách ngăn kính cho khu vực giường ngủ để đảm bảo tính riêng tư, cách âm hiệu quả cho không gian nghỉ ngơi hằng ngày.

Vách kính phòng ngủ giúp ngăn cách không gian nhưng không gây bí bách

Vách kính phòng ngủ giúp ngăn cách không gian nhưng không gây bí bách


Tủ quần áo được thiết kế tinh tế phía sau tường đầu giường

Tủ quần áo được thiết kế tinh tế phía sau tường đầu giường

5. Các mẫu thiết kế phong cách Industrial sáng tạo

5.1 Mẫu căn hộ phong cách Industrial lấy cảm hứng âm nhạc

Biến nhà không chỉ là nơi để sống mà còn là nơi thể hiện niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng của bạn. Những chiếc guitar “bụi bặm”, cộng hưởng với sự cá tính của phong cách công nghiệp tạo nên một tổng thể hòa hợp đến không ngờ. Bạn sẽ thấy điều S-housing nói là đúng khi nhìn vào thiết kế dưới đây.

Một góc phòng khách phong cách nội thất công nghiệp

Một góc nhỏ cạnh phòng khách dành cho niềm đam mê âm nhạc của gia chủ


Chiếc bàn cà phê bằng đồng thau đặt giữa trung tâm phòng khách

Chiếc bàn cà phê bằng đồng thau đặt giữa trung tâm phòng khách


Kiến trúc nhà bếp phong cách nội thất công nghiệp

Kiến trúc nhà bếp độc đáo với khung kim loại và kính tách biệt

5.2 Sắc tím quyến rũ với nội thất công nghiệp

Ngôi nhà tiếp theo không quá lớn với kích thước trần nhà vừa phải, mang lại cảm giác ấm áp. Điểm nhấn lãng mạn đến từ chùm đèn trần và bộ ghế Sofa màu tím sang trọng thể hiện sự nữ tính và quyến rũ.

Sắc tím cho phong cách nội thất công nghiệp

Tông màu tím thu hút đến từ bộ ghế sofa êm ái giữa phòng khách


Màu tím quyến rũ cho phong cách nội thất công nghiệp

Các chi tiết mang sắc tím quyến rũ trong không gian phòng ngủ


Tủ bếp tông xám phong cách nội thất công nghiệp

Thiết kế tủ bếp tông màu xám mang sắc thái xanh lạ mắt

5.3 Mẫu nhà phố phong cách công nghiệp ấm cúng và mộc mạc

Ngôi nhà tận dụng cấu trúc không gian mở vô cùng khéo léo. Vừa giúp tăng thêm sự thông thoáng mà vẫn giữ được sự riêng tư cho các thành viên. Chất liệu gỗ, gạch thô màu nâu ấm tương phản với bảng màu xám và bề mặt kim loại lạnh lẽo. Tạo nên một không gian sống nhịp điệu và đậm chất nghệ thuật.

Sang trọng và ấm áp phong cách nội thất công nghiệp

Dầm trần và hệ thống chiếu sáng được bố trí hợp lý, khoa học


Phong cách nội thất công nghiệp sang trọng

Bàn ăn tròn với thiết kế ghế ăn đơn giản bằng chất liệu da thuộc và kim loại


Phong cách nội thất công nghiệp quý phái

Phòng làm việc và thư giãn được bao bọc bởi loạt vách kính cách âm

Ngôi nhà tận dụng cấu trúc không gian mở vô cùng khéo léo. Vừa giúp tăng thêm sự thông thoáng mà vẫn giữ được sự riêng tư cho các thành viên. Chất liệu gỗ, gạch thô màu nâu ấm tương phản với bảng màu xám và bề mặt kim loại lạnh lẽo. Tạo nên một không gian sống nhịp điệu và đậm chất nghệ thuật.

5.4 Phối màu trẻ trung với phong cách nội thất Industrial

Nhiều người nhầm tưởng, phong cách nội thất Công Nghiệp phải gắn liền với những chất liệu thô ráp. Hãy thử nhìn chúng với góc độ khác bằng cách phủ thêm màu sắc lên một số chất liệu.

Màu sắc nhẹ nhàng cho phong cách nội thất công nghiệp

Nội thất phòng khách nhẹ nhàng với màu cam nhạt và thiết kế bàn cà phê ngộ nghĩnh


Bàn ăn phong cách nội thất công nghiệp

Bốn chiếc ghế ăn hiện đại tiếp nối các điểm nhấn màu cam từ phòng khách


Tủ bếp phong cách nội thất công nghiệp màu pastel

Thiết tủ bếp tích hợp bàn ăn thông minh với sắc xanh bạc hà pastel

5.5 Không gian sống thông minh với phong cách công nghiệp

Những vật dụng nội thất với thiết kế thật đơn giản nhưng công năng cao, mở ra không gian sống thông minh với tính tiện nghi cao phục vụ cho đời sống sinh hoạt. Không cần quá nhiều chi tiết “đao to búa lớn”, chỉ bằng vài điểm nhấn màu sắc trẻ trung, mới mẻ, căn biệt thự đã trở nên sống động và ấn tượng hơn bao giờ hết.

Nội thất hiện đại và tiện nghi

Phòng khách đậm chất Công Nghiệp được tô điểm bằng các màu sắc rực rỡ


Bàn ăn dài với thiết độc đáo

Bàn ăn dài với thiết kế độc đáo có thể làm bàn họp để làm việc tại nhà khi cần thiết


Phòng ngủ trẻ trung với cách kết hợp màu sắc và sắp xếp không gian khoa học

Phòng ngủ trẻ trung với cách phối hợp màu sắc và bố trí không gian khoa học

Những mảng màu trung tính và rực rỡ được sắp đặt xen kẽ tạo nên một tổng thể vô cùng hài hòa. Nếu bạn là một người yêu công việc thì không gian sống trên sẽ mang lại cho bạn một nguồn cảm hứng dồi dào.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ hữu ích của S-housing về phong cách nội thất Industrial. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế nội thất theo phong cách này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay hôm nay.

Công ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing

  • HCM Office & Showroom: 02 Đường số 37, KDC Vạn Phúc City, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức
  • HCM Office 2: V3 – 43 khu Manhattan Vinhome Grand Park, Q9, TP. Thủ Đức
  • Showroom 3: Bảo tàng Văn học Việt Nam, Ngõ 275 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
  • Mobile: 090 167 0099
  • Website: https://s-housing.vn/ 
  • Facebook: https://www.facebook.com/shousingvn/
Bài Viết Liên Quan

 

Đánh giá bài viết

Nam Nguyễn

Tôi là Nguyễn Nam, CEO & Founder Công ty Kiến trúc – Nội thất S-housing, có hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành. Không dừng lại ở việc thiết kế – thi công nội thất thông thường, tôi còn có 5 năm nghiên cứu về Phong thủy hiện đại, 2 năm học hỏi và tiên phong ứng dụng thành công công nghệ thiết kế 4D – VR tại Việt Nam để diễn họa kiến trúc và nội thất, mang lại những lợi ích thiết thực trên phương diện thời gian và ngân sách cho khách hàng của mình.Minh chứng về chuyên môn và kinh nghiệm của tôi chính là 1500+ dự án thành công, nhận về tỷ lệ hài lòng đến 99% từ phía khách hàng, đưa S-HOUSING vươn lên trở thành đơn vị thuộc TOP 10 công ty nội thất hàng đầu lĩnh vực tại Việt Nam và duy trì điều này trong suốt gần 10 năm kể từ ngày thành lập.