Sự khác biệt của nhà bếp Việt xưa và nay

Sự khác biệt của nhà bếp Việt xưa và nay

Theo hàng nghìn năm lịch sử, phong cách thiết kế bếp truyền thống và hiện đại đã xuất hiện những thay đổi rõ rệt. Nhất là khi có sự can thiệp của các phát minh khoa học hiện đại, nhằm cải tiến và phục vụ cho nhu cầu sống ngay càng cao của con người. Dưới đây sẽ là một số điểm khác biệt thú vị giữa nhà bếp Việt xưa và nay mà bạn không thể bỏ qua.

Sự khác biệt tổng thể nhà bếp Việt xưa và nay

Bếp xưa

Sự phát triển trong nội thất nhà bếp hiện đại - Hình 01
  • Vật dụng được lưu trữ một cách tự phát nên trông khá bừa bộn, thiếu tính ngăn nắp.
  • Thiếu tính thẩm mỹ trong việc sắp xếp, bày trí không gian.
  • Đơn giản, thô mộc với những chất liệu như tre, nứa, gỗ,..
  • Không gian bếp tù túng, được đặt tại một khu vực riêng biệt.
  • Chưa đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh cho người sử dụng.

Bếp nay

Sự khác biệt của nhà bếp Việt xưa và nay
  • Các vật dụng bếp được bố trí theo khu vực rõ ràng, có tính toán kỹ lưỡng để tận dụng được không gian.
  • Không gian bếp được thiết kế theo quy tắc, tiêu chuẩn về màu sắc từ tủ bếp, kệ bếp và các vật dụng khác.
  • Có sự xuất hiện của các loại chất liệu hiện đại, màu sắc và họa tiết trang trí phong phú.
  • Thiết kế bếp mở, thông thoáng, kết nối với phòng ăn và phòng khách.
  • Các thiết bị, chất liệu hiện đại giúp chống ẩm mốc, mối mọt và giữ cho không khí trong lành, giảm lượng khói thải gây ung thư.

Không gian

Căn bếp xưa thường được đặt trong không gian kín với vách ngăn là tường, gỗ hoặc cửa kính để ngăn khói than, mùi đồ ăn và dầu mỡ ảnh hưởng đến các phòng xung quanh. Ngược lại, hiện nay các căn bếp hiện đại lại được thiết kế theo kiểu mở để dễ dàng kết nối được với phòng ăn và phòng khách. Cách bố trí này giúp tiết kiệm tối đa không gian và tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên, vô cùng thích hợp trong những kiểu nhà có diện tích nhỏ hẹp hiện nay.

Thiết kế

Sự phát triển trong nội thất nhà bếp hiện đại - Hình 03

Gian bếp ngày xưa được tạo nên một cách rất ngẫu nhiên. Góc nào thuận tiện thì sẽ đặt bếp nấu vào đó, góc nào còn trống thì sẽ đặt chạn bếp vào. Cách bố trí thô sơ, không được tính toán kỹ lưỡng khiến cho việc dọn dẹp, giữ vệ sinh ngăn nắp khó khăn hơn. Trong căn bếp hiện đại ngày nay, tủ bếp gỗ có thể được thiết kế theo nhiều phong cách, kiểu dáng khác nhau tùy thuộc vào đặc tính ngôi nhà và sở thích của gia chủ.

  • Thiết kế bếp chữ I, L: Có kích thước nhỏ gọn, thích hợp sử dụng cho nhà phố, căn hộ chung cư.
  • Thiết kế bếp chữ U: Kiểu bếp khép kín, tiện nghi với ba mặt tủ bếp bao quanh giúp người nội trợ có không gian nấu nướng rộng rãi, thoải mái. Thích hợp với kiểu nhà có diện tích rộng lớn, gia chủ theo đuổi phong cách sang trọng.
  • Thiết kế bếp chữ G: Tương tự với thiết kế bếp chữ U nhưng được lắp đặt thêm một quầy bar mini
  • Thiết kế bếp song song: Dáng bếp dành cho các kiểu nhà ống hẹp, dài, giúp tận dụng được không gian, đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao.

Màu sắc

Sự phát triển trong nội thất nhà bếp hiện đại - Hình 04

Theo quan niệm thẩm mỹ xưa thì những gam màu tối, trầm thường được tận dụng nhiều vì dễ vệ sinh, giữ được vẻ đẹp bền lâu cho vật dụng. Tuy nhiên, trong không gian bếp hiện đại ngày nay thì những màu sắc tương sáng và trung tính được sử dụng phổ biến. Những gam màu tươi sáng đóng vai rò quan trọng giúp mở rộng và kết nối không gian giữa các phòng chức năng. Bên cạnh đó, chúng còn có công dụng thư giãn hiệu quả cho người nhìn, giúp xóa tan mệt mỏi sau một ngày làm việc.

Chất liệu

Chất liệu của nhà bếp xưa và nay

Các loại chất liệu thường thấy trong không gian bếp xưa là gỗ, mành, tre, nứa, đất nung hoặc cửa kính. Đối với căn bếp hiện đại ngày nay, bạn có thể bắt gặp vô vàn chất liệu mới mẻ với nhiều tính năng đa dạng. Điển hình trong số đó là chất liệu gỗ công nghiệp chuyên được dùng để gia công tủ bếp, vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa giúp bảo quản vật dụng bếp, thực phẩm khô một cách an toàn, vệ sinh. Bên cạnh đó, còn có một số chất liệu đặc biệt khác:

Nhà bếp xưa và nay có chất liệu như thế nào
  • Gỗ tự nhiên: Là loại chất liệu truyền thống dùng để gia công tủ bếp giúp mang lại vẻ đẹp sang trọng, ấm cúng. Tuy nhiên, gỗ tự nhiên cần phải được xử lý kỹ thuật tỉ mỉ nếu không sẽ xuất hiện trường hợp co ngót, cong vênh sau một thời gian sử dụng.
  • Gỗ công nghiệp: Cấu tạo từ thành phần cốt gỗ đã được kết hợp với keo và hóa chất rồi nén lại dưới một lớp bề mặt để đảm bảo tính thẩm mỹ. Gỗ công nghiệp được phân chia thành nhiều loại khác nhau với các tính năng cơ bản là chống ẩm mốc, mối mọt, chịu lực tốt.
  • Đá: Gồm đá tự nhiên và đá nhân tạo, có độ bền bỉ cao, bề mặt sáng bóng giúp làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp.
  • Nhựa WPB: Là tấm ván nhựa PVC có khả năng chống nước tuyệt đối và chống cháy tối ưu.
  • Kính cường lực 8ly: Là loại kính màu được xử lý gia nhiệt giúp mang lại độ bền bỉ, cứng cáp vĩnh cửu. Thường được dùng để ốp cho tường bếp. Thiết bị, phụ kiện:

Thiết bị, phụ kiện nhà bếp Việt xưa và nay

Căn bếp xưa thường được gợi nhớ qua hình ảnh khói bếp mù mịt mỗi khi nhóm lửa hay bầu không khí nóng bức mỗi trưa hè. Dù biết đó là những kỉ niệm mang giá trị lịch sử đáng quý nhưng cũng không thể phủ nhận sự nguy hiểm đối với sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt là với các chị, các mẹ ngày ngày phải nấu nướng, sinh hoạt trong một môi trường khói bụi, ẩm mốc, tiềm tàng nhiều nguy cơ gây bệnh như thế.

Thiết bị phụ kiện nhà bếp xưa và nay
Nhà bếp xưa và nay thiết bị phụ kiện như thế nào

Trong quá trình hình thành và phát triển, con người đã dần ý thức được những vấn đề về sức khỏe, nhất là trong lối sống thường ngày. Các thiết bị hiện đại như máy hút khói/hút mùi, thùng rác thông minh giúp kháng khuẩn, thùng gạo thông minh giúp chống ẩm mốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

sự phát triển của nhà bếp xưa và nay
Khay chén đĩa trên bồn rửa

Khay chén đĩa trên bồn rửa

Bên cạnh đó, các loại phụ kiện bếp giúp hỗ trợ thói quen nấu nướng cũng dần trở nên phổ biến. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng trong bất kỳ căn bếp Việt hiện đại nào. Ví như khay chén bát hai tầng lưu động, kệ gia vị nhỏ gọn, kệ dao thớt, khay chia muỗng nĩa,.. giúp lưu trữ vật dụng sạch sẽ, gọn gàng. Chúng không chỉ có nhiệm vụ phân chia căn bếp thành từng khu vực ngăn nắp mà còn đảm bảo được tính thẩm mỹ chung cho không gian.

Bài viết liên quan

Đánh giá bài viết

Tác giả: Nguyễn Nam

Xin chào! Tôi là Nguyễn Nam. Tôi là một lập trình viên có khả năng hình dung không gian và tưởng tượng tốt, là một phong thủy sư sau nhiều năm nghiên cứu và thực hành với bút danh là Chân Vũ.
Để áp dụng những kiến thức và khả năng của mình vào một công việc và sản phẩm cụ thể, Tôi chọn nội thất, bởi lẽ trước đây tôi tham gia phụ mộc cho xưởng sản xuất kiếm tiền ăn học. Tôi có kiến thức và quy trình giúp tôi hiểu thế nào là giá trị cốt lõi của một sản phẩm chất lượng mà khách hàng thật sự mong muốn. Và hôm nay, tôi ở đây, với cương vị là người sáng lập ra thương hiệu Nội thất S-Housing, sẵn sàng dùng những kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn của mình để chia sẻ với bạn về những bí quyết kiến tạo tổ ấm đẹp và bền vững.