
Sở hữu một căn nhà phố 3 tầng là bước ngoặt đáng tự hào, nhưng để biến nó thành không gian sống tiện nghi, chan hòa ánh sáng và phản ánh gu thẩm mỹ riêng lại là một hành trình không đơn giản. Làm sao để nhà không bị bí bách? Bố trí mặt bằng thế nào cho hợp lý với gia đình nhiều thế hệ? Làm sao để chi phí mà không bị đội lên?
Hiểu rõ những băn khoăn đó, S-housing gửi đến anh/chị cẩm nang thiết kế nội thất nhà phố 3 tầng – Tổng hợp hơn 50+ mẫu đẹp, nguyên tắc bố trí khoa học, tối ưu ngân sách và cập nhật xu hướng mới nhất 2025. Cùng S-housing bắt đầu hành trình kiến tạo tổ ấm 3 tầng vừa đẹp – vừa chuẩn – vừa riêng.
1. Gợi ý giải pháp bố trí công năng hợp lý cho nhà phố 3 tầng
Dưới đây là bản vẽ mặt bằng bố trí công năng 3 tầng lầu thuộc dự án nhà phố Củ Chi của S-housing để bạn tham khảo:
1.1 Tầng 1 – Không gian sinh hoạt chung
Tầng 1 nhà phố bao giờ cũng được dùng để bố trí các khu vực sinh hoạt chung như: phòng khách, phòng bếp, bàn ăn,… Để tạo ra quá trình sinh hoạt thuận tiện nhất cho cả gia đình.

Mặt bằng bố trí nội thất tầng 1 nhà phố 3 tầng
Toàn bộ tầng 1 nhà phố 3 tầng được thiết kế theo bố cục mở, liên thông giữa phòng khách và bếp tạo ra lối đi thông thoáng và tầm nhìn bao quát. Đây cũng là giải pháp thường thấy nhất trong các mẫu thiết kế nội thất nhà phố. Bởi nó giải quyết được nhược điểm về không gian hẹp ngang. Đồng thời cũng tận dụng tốt lợi thế về chiều dài của kiểu nhà này.

Mặt bằng bố trí nội thất tầng 1 nhà phố 3 tầng
Nội thất đa phần đều được kê sát tường để tiết kiệm diện tích tối đa cho tầng 1. KTS cũng sử dụng thêm tủ bếp chữ L để tối ưu góc chết của phòng bếp nhà phố. Mặt khác tạo thêm không gian trống để bố trí đảo bếp và bàn ăn, tăng thêm độ tiện nghi.
1.2 Tầng 2 – Không gian nghỉ ngơi riêng tư
Tầng 2 nhà phố được dùng để thiết kế nội thất phòng ngủ nhằm đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Mặt bằng bố trí nội thất tầng 2 nhà phố 3 tầng
Phòng ngủ master của bố mẹ có diện tích lớn hơn, được đặt sát ban công để nhận lợi thế về mặt cảnh quan và ánh sáng. Bàn trang điểm được tích hợp chung với hệ tủ quần áo chữ L lớn kê sát tường. Nó tạo ra không gian trống để bố trí khu vực đọc sách trong phòng ngủ.

Mặt bằng bố trí nội thất tầng 2 nhà phố 3 tầng
Phòng ngủ con trai có diện tích nhỏ hơn, được thiết kế nội thất với độ tiện nghi vừa phải, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tổng quan căn phòng cũng được phối màu trung tính để tạo ra sự kết nối, đồng bộ chung.
1.3 Tầng 3 – Không gian phụ trợ và thư giãn
Tầng 3 nhà phố được bố trí thành không gian thờ cúng trang nghiêm và thêm một phòng ngủ nhỏ. Khu vực phòng thờ thiết kế rộng rãi, phù hợp cho việc thờ phụng thường xuyên của gia đình. Tủ thờ được đặt hướng ra ban công đón nhiều ánh sáng tự nhiên — một cách bố trí vừa hợp lý về phong thủy, vừa giúp thu hút vượng khí vào nhà. Bên cạnh đó, một bộ bàn ghế gỗ nhỏ cũng được sắp xếp khéo léo, tạo thành góc sinh hoạt chung ấm cúng cho cả gia đình quây quần.

Mặt bằng bố trí nội thất tầng 3 nhà phố 3 tầng
Nhìn chung, cách bày trí của phòng ngủ trên tầng 3 khá tương đồng với phòng ngủ con trai ở tầng dưới. Vẫn là những món nội thất cần thiết như: giường, tủ quần áo, bàn làm việc, tủ tivi,… Và được sắp xếp sát tường, lấy giường làm trung tâm tạo ra lối đi rộng rãi và tổng thể cân xứng.

Mặt bằng bố trí nội thất tầng 3 nhà phố 3 tầng
2. Các mẫu nội thất nhà phố 3 tầng đẹp, nhiều phong cách
Ngôi nhà không chỉ là nơi để ở, đó còn là không gian phản chiếu tâm hồn, cá tính và câu chuyện của chính gia chủ. S-housing hiểu rằng, mỗi gia đình đều có một nếp sống và gu thẩm mỹ riêng. Vì vậy, thay vì áp đặt những thiết kế rập khuôn, chúng tôi lắng nghe và đồng hành cùng anh/chị để tìm ra phong cách thiết kế “thuộc về bạn” nhất.
2.1 Phong cách Hiện đại – Năng động, tiện nghi và tối ưu không gian
- Tổng quan phong cách: Phong cách Hiện đại hướng đến sự tối giản và thực tế. Thiết kế sử dụng đường nét thẳng, vật liệu công nghiệp như kính – kim loại – gỗ công nghiệp, kết hợp bảng màu trung tính để tạo nên một không gian sống sáng thoáng, dễ bảo trì.
- Khách hàng thực tế: Dưới đây là ngôi nhà phố 3 tầng của vợ chồng Chị Ba (45 tuổi) sống tại Củ Chi, có 2 con trai. Chị thích không gian sống gọn gàng, tiện nghi và dễ vệ sinh.

Phong cách hiện đại sử dụng màu sắc trung tính và đường nét gọn gàn

Sử dụng chủ yếu nội thất gỗ công nghiệp – tối ưu chi phí và dễ bảo trì

Tủ bếp kịch trần tối ưu công năng, thiết kế quầy bar tích hợp bàn ăn tiện dụng

Phòng ngủ master cho bố mẹ với đầy đủ tiện nghi và tràn ngập ánh sáng

Nội thất WC phòng master được thiết kế hiện đại và thời thượng

Phòng ngủ em trai với các điểm nhấn xanh năng động, sử dụng tủ liền giường tiết kiệm diện tích

Phòng ngủ con trai lớn sử dụng điểm nhấn xám cá tính, mạnh mẽ

Bàn học đặt cạnh cửa sổ nhiều ánh sáng, được trang bị đầy đủ công năng
2.2 Phong cách Tân cổ điển – Dấu ấn của sự sang trọng và đẳng cấp
- Tổng quan phong cách: Tân cổ điển giữ lại nét sang trọng của kiến trúc cổ điển, tinh giản để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Đặc trưng gồm phào chỉ, vật liệu cao cấp (da, đá, kim loại mạ vàng), đường nét đối xứng – tạo nên vẻ đẹp vững chãi và quyền quý.
- Khách hàng thực tế: Gia đình Cô Thủy (55 tuổi, doanh nhân thành đạt), mong muốn không gian sống sang trọng, thể hiện đẳng cấp và vị thế cá nhân nhưng phải có giá trị lâu dài theo thời gian.

Phòng khách sử dụng màu sáng và thiết kế mở, tạo cảm giác rộng thoáng

Phào chỉ tường tinh tế và bố cục đối xứng đặc trưng của Tân cổ điển

Tủ bếp gỗ tự nhiên sơn trắng, cánh tủ uốn lượn nhẹ, kết hợp mặt đá granite sang trọng

Phòng ngủ master tầng 2 của vợ chồng cô Thủy dùng gam trung tính thanh lịch, trang nhã

Phào chỉ tường được nhấn nhá khéo léo, tạo điểm nhìn tinh tế cho không gian

Phòng ngủ vợ chồng con trai đậm chất Tân cổ điển, từng chi tiết đều được trau chuốt

Nội thất được sắp xếp khoa học tạo ra sự thoải mái cho người dùng

Phòng 2 bé gái nhỏ sử dụng tông hồng pastel dịu dàng, phối phào chỉ và decor tường dễ thương

Cách decor trẻ trung hơn nhưng vẫn giữ đúng các nét tân cổ điển đặc trưng
2.3 Phong cách Japandi – Nơi sự ấm cúng và tiện nghi giao thoa
- Tổng quan phong cách: Japandi kết hợp chất mộc mạc, giản dị của Nhật với sự ấm áp, tiện nghi của Bắc Âu. Màu sắc trung tính, chất liệu tự nhiên như gỗ sáng, vải thô và tre nứa giúp tạo cảm giác thư giãn, an yên.
- Khách hàng thực tế: Cặp vợ chồng anh Tiến (48 tuổi – bác sĩ) có 3 con (2 trai, 1 gái), yêu thích lối sống chậm rãi và quan tâm đến sức khỏe tinh thần. Anh mong muốn có một không gian sống giúp anh “detox tâm trí” sau giờ làm việc căng thẳng.

Phòng khách gam trắng – gỗ vàng sáng, mang đến cảm giác ấm cúng, thư giãn

Không gian mở nhiều cửa sổ giúp nhà phố luôn thông thoáng, sáng sủa

Tầng 2 bố trí bếp riêng, đảm bảo sự riêng tư cho gia đình

Bàn đảo tích hợp bồn rửa và bàn ăn – giải pháp tối ưu cho nhà dài

Phòng ngủ bố mẹ dùng giường bục Japandi, đặt cạnh bếp để thuận tiện sinh hoạt

Đặt tủ kệ chìm tường để tiết kiệm tối đa diện tích phòng

Phòng 2 bé trai bố trí nội thất đôi, vừa đồng bộ vừa tiện dụng

Phòng chị gái dùng nội thất gỗ an toàn, nhiều cửa kính đón sáng tự nhiên
2.4 Phong cách Indochine – Bản giao hưởng Á Âu độc đáo
- Tổng quan phong cách: Indochine hòa quyện giữa Á Đông truyền thống và chất lãng mạn Pháp. Gạch bông, vách gỗ CNC, đồ mây tre, nội thất gỗ sẫm màu kết hợp cùng các chi tiết kiến trúc cổ giúp tạo nên một không gian hoài niệm mà vẫn tiện nghi.
- Khách hàng thực tế: Gia đình Chú Nghĩa (50 tuổi – Giáo viên), sống cùng vợ chồng con trai đã có 1 bé nhỏ, yêu thích bản sắc Á Đông, mong muốn không gian sống có chiều sâu văn hóa và đậm chất riêng.

Sự kết hợp hài hòa giữa gỗ và hoa văn truyền thống tạo nên một không gian đậm chất nghệ thuật

Mảng xanh cổ vịt nổi bật trên nền sáng – nâu gỗ trầm, mang đến điểm nhấn thanh lịch và đầy chiều sâu

Hệ tủ bếp gỗ nâu trầm ghi dấu ấn với chi tiết chạm khắc thủ công tinh xảo

Phòng ngủ chú Nghĩa gây ấn tượng với vách đầu giường vẽ tay độc bản, tạo nên chất riêng không thể trộn lẫn

Không gian phòng ngủ của vợ chồng con trai đậm chất thi vị, với tranh chim én vẽ tay gợi cảm giác an yên và lãng mạn

Bàn trang điểm mang phong cách hoài cổ, nổi bật với chất liệu gỗ nâu trầm và đường nét mềm mại

Phòng ngủ cháu trai được thiết kế theo hơi hướng hiện đại – là “khoảng trời riêng” trẻ trung trong tổng thể nhà phố Indochine
Nhà bạn hẹp ngang và sâu hun hút? Những phong cách trên đều có thể áp dụng, nhưng cần sự khéo léo. Hãy khám phá bí quyết “hack” không gian trong thiết kế nội thất nhà phố 5m.
3. 4 Nguyên tắc cần nắm vững khi thiết kế nội thất nhà phố 3 tầng
Đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ hàng trăm dự án nhà phố mà S-housing đã thực hiện, giúp anh/chị tránh được những sai lầm phổ biến và sở hữu một không gian sống lý tưởng.
3.1 Tối ưu ánh sáng & thông gió – “Lá phổi” của nhà phố dài hẹp
Cảm giác bí bách, ngột ngạt và thiếu sáng luôn là nỗi lo thường trực của gia chủ nhà phố. Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào đèn điện, hãy tận dụng “món quà” từ thiên nhiên bằng những cách sau:
- Giếng trời: Nên đặt ở giữa nhà (gần cầu thang) hoặc cuối nhà (sau bếp) – những vị trí khó đón sáng. Giếng trời thẳng đứng như “trục xương sống” giúp ánh sáng và gió trời lan tỏa đều khắp các tầng.
- Ô thông tầng: Tạo khoảng mở nối liền các tầng tại vị trí phòng khách hoặc cầu thang, vừa tăng chiều cao thị giác, vừa giúp không gian thêm thoáng và liền mạch.
- Vật liệu xuyên sáng: Ưu tiên cửa kính, vách kính, gạch kính hoặc gạch thông gió để ánh sáng lan tỏa tốt hơn. Kết hợp với sơn tường màu sáng, gương và vật liệu phản xạ để mở rộng không gian một cách tự nhiên.

Giếng trời giúp “mở lối” cho ánh sáng và khí trời vào nhà và phân bổ đồng đều cho từng tầng nhà phố
3.2 Bố trí công năng hợp lý cho 3 tầng nhà phố
Bố trí công năng nhà phố 3 tầng cần dựa trên số lượng thành viên và nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Việc phân chia phòng ốc khoa học giúp tối ưu tiện ích sử dụng và nâng cao trải nghiệm sống.
Một số gợi ý bạn có thể tham khảo:
- Gia đình có người lớn tuổi: nên bố trí phòng ngủ ở tầng trệt hoặc tầng 1 để hạn chế việc leo cầu thang.
- Gia đình có trẻ nhỏ: thiết kế nội thất cần ưu tiên sự gọn gàng, hạn chế đồ vật cồng kềnh và tránh các góc nhọn nguy hiểm.
- Phòng ngủ chính: nên đặt ở tầng 2 để giảm thiểu tiếng ồn từ đường phố.
- Trang bị thêm thang máy: nếu điều kiện cho phép, việc lắp đặt thang máy mini sẽ gia tăng sự tiện nghi khi di chuyển giữa các tầng.

Trao đổi với KTS về nhu cầu sử dụng của gia đình khi thiết kế nội thất
📌 Gợi ý: Việc trao đổi kỹ với KTS ngay từ đầu sẽ giúp bạn có phương án bố trí phòng chức năng nhà phố tối ưu nhất.
Từ nguyên tắc đến thực tế. Lý thuyết sẽ trở nên sống động hơn qua một ví dụ cụ thể. Mời bạn xem tận mắt cách bố trí công năng trong mẫu thiết kế nội thất nhà phố 6x15m
3.3 Giữ sự đồng bộ – Chìa khóa cho một ngôi nhà đẹp và có gu
Một ngôi nhà đẹp không chỉ nằm ở từng góc nhỏ được chăm chút, mà còn ở tổng thể hài hòa và liền mạch. Khi các không gian kết nối với nhau một cách tinh tế và có chủ đích, ngôi nhà sẽ toát lên “thần thái” riêng. Ngược lại, sự chắp vá trong phong cách, màu sắc hay vật liệu dễ khiến tổng thể trở nên rối mắt và thiếu thẩm mỹ.

Duy trì sự đồng bộ trong bảng màu hay phong cách chủ đạo để tạo ra tổng thể hài hòa trong nhà phố 3 tầng
Để đảm bảo tính đồng bộ trong thiết kế nhà phố 3 tầng, bạn nên lưu ý:
- Xác định phong cách chủ đạo: Chọn một phong cách xuyên suốt (Hiện đại, Tối giản, Tân cổ điển…) và áp dụng linh hoạt cho toàn bộ không gian.
- Duy trì bảng màu nhất quán: Sử dụng 3–4 tông màu chính và lặp lại chúng ở các phòng, với tỷ lệ biến đổi phù hợp theo chức năng từng khu vực.
- Liên kết vật liệu: Lặp lại một số vật liệu đặc trưng như gỗ (sàn, tay vịn, ốp tường), đá, kim loại để tạo sự kết nối nhẹ nhàng giữa các tầng.
3.4 Lựa chọn vật liệu phù hợp với từng khu vực sử dụng
Vật liệu là yếu tố chiếm đến 50% giá trị thẩm mỹ, tuổi thọ và ngân sách đầu tư trong thiết kế nội thất. Việc lựa chọn đúng vật liệu không chỉ giúp công trình đẹp hơn mà còn đảm bảo khả năng sử dụng bền lâu, dễ bảo trì.

Sàn phòng ngủ lát gỗ tạo cảm giác êm chân, ấm cúng và tăng tính thẩm mỹ
Ví dụ thực tế: Có sự khác biệt nhất định khi chọn chất liệu sàn cho phòng ngủ và khu vực sinh hoạt chung:
- Phòng ngủ: Cần sự thoải mái và thẩm mỹ, nên sàn gỗ là lựa chọn lý tưởng vì mang lại cảm giác êm chân, ấm cúng và vẻ đẹp sang trọng
- Phòng khách – bếp: Sử dụng gạch men vì khả năng chịu lực tốt, đồng thời cũng dễ vệ sinh hơn.
Nắm vững nguyên tắc “Nên” và cả “Không nên”. Bạn đã biết những gì cần làm, giờ hãy trang bị kiến thức về những điều cần tránh. Xem ngay các lưu ý quan trọng khi thiết kế nội thất nhà phố để không phải hối tiếc.
4. Gợi ý thiết kế nội thất từng khu vực chức năng nhà phố 3 tầng
Mỗi không gian trong ngôi nhà đều phục vụ một mục đích riêng – từ sinh hoạt chung, nghỉ ngơi đến thờ cúng hay thư giãn. Vì vậy, việc thiết kế nội thất không thể áp dụng một công thức chung, mà cần cân nhắc kỹ về công năng, thẩm mỹ và thói quen sử dụng thực tế của gia đình.
Dưới đây là những gợi ý bố trí cụ thể cho từng khu vực chức năng trong nhà phố 3 tầng, giúp bạn vừa tận dụng hiệu quả diện tích, vừa tạo nên một tổ ấm đẹp và tiện nghi.
4.1 Thiết kế phòng khách – bếp (Tầng 1): Giao thoa giữa tiện nghi và kết nối
Không gian sinh hoạt chung của nhà phố nên được thiết kế liên thông giữa phòng khách và bếp, giúp tối đa hóa diện tích và tạo sự kết nối tự nhiên giữa các thành viên trong gia đình. Thay vì ngăn cách bằng tường kín, có thể sử dụng vách ngăn ước lệ như quầy bar, đảo bếp hoặc kệ trang trí – vừa phân chia không gian tinh tế, vừa tạo điểm nhấn thẩm mỹ.

Thiết kế phòng khách liền bếp tạo cảm giác rộng thoáng cho nhà phố
Lựa chọn nội thất thông minh như sofa văng hoặc sofa góc chữ L áp sát tường, bàn trà tích hợp ngăn kéo hoặc nâng hạ sẽ giúp tối ưu hóa từng mét vuông mà vẫn đảm bảo tiện nghi.

Sử dụng tủ bếp chữ I gọn gàng, kết hợp bố trí bàn đảo tích hợp bàn ăn song song tạo ra lối đi thuận tiện
Muốn phòng bếp nhà phố đẹp và tiện nghi, hãy lưu ý đến kiểu dáng và công năng của bộ tủ bếp. Nên ưu tiên chọn kiểu tủ chữ i hoặc chữ L để tiết kiệm diện tích. Nếu cần nhiều không gian lưu trữ, có thể lắp thêm tủ treo tường hoặc sử dụng đảo bếp đa năng.
4.2 Thiết kế phòng ngủ: Không gian nghỉ ngơi mang dấu ấn riêng
Phòng ngủ là nơi nuôi dưỡng cảm xúc và sự hồi phục mỗi ngày, vì thế cần được thiết kế thoải mái, ấm cúng và cá nhân hóa. Với các không gian khiêm tốn, nên ưu tiên tủ âm tường, tủ kịch trần, hoặc giường có ngăn kéo để gia tăng diện tích lưu trữ mà không làm rối mắt.
Ánh sáng trong phòng ngủ nên nhẹ dịu, sử dụng ánh sáng vàng ấm, kết hợp đèn trần hắt, đèn tab hoặc đèn tường để tạo không khí thư giãn.

Phòng ngủ master sử dụng tủ âm tường cao kịch trần giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ

Tủ tivi treo tường gọn gàng giúp tiết kiệm diện tích sàn và thuận tiện dọn dẹp
Phòng ngủ master có thể chú trọng sự sang trọng và riêng tư, trong khi phòng ngủ trẻ em nên có màu sắc tươi sáng, khơi gợi sự sáng tạo, đồng thời an toàn và phù hợp với độ tuổi.

Phòng ngủ trẻ em khuyến khích sử dụng bảng màu tươi sáng, kích thích óc sáng tạo
Xu hướng thiết kế phòng ngủ trẻ em hiện nay hướng đến không gian đa năng, tích hợp 3 khu vực – nghỉ ngơi, học tập và giải trí. Do đó, cần sử dụng nhiều nội thất thông minh mới có thể sắp xếp vừa một phòng và đảm bảo về mặt công năng sử dụng.

Bàn học nên đặt gần cửa sổ để có nhiều ánh sáng
4.3 Thiết kế phòng thờ: Giữ gìn giá trị truyền thống trong không gian hiện đại
Phòng thờ là không gian tâm linh, cần sự trang nghiêm và yên tĩnh, thường được đặt tại tầng cao nhất và hướng ra mặt tiền. Tránh bố trí phía trên phòng ngủ hoặc nhà vệ sinh để đảm bảo yếu tố phong thủy.
Nên sử dụng gỗ tự nhiên như gỗ gõ, gỗ hương để thể hiện sự thành kính và bền vững theo thời gian. Kích thước bàn thờ cũng cần tuân thủ thước Lỗ Ban, đảm bảo cả tính phong thủy lẫn tỷ lệ thẩm mỹ.

Gian thờ nên đặt ở tầng 3 để đảm bảo sự kín đáo, trang nghiêm, thiết kế chú trọng tính phong thủy
4.4 Tận dụng không gian phụ: Những góc nhỏ tạo nên giá trị lớn
Trong thiết kế nhà phố, ban công, sân thượng và gầm cầu thang là những khu vực phụ thường bị bỏ quên nhưng lại có thể trở thành điểm nhấn đặc biệt nếu biết khai thác khéo léo.
- Ban công/sân thượng có thể biến thành khu vườn nhỏ trên cao, nơi thư giãn, uống trà hoặc đơn giản là hít thở không khí trong lành sau một ngày dài.
- Gầm cầu thang có thể cải tạo thành tủ kho, kệ sách, góc làm việc mini hoặc thậm chí là một tiểu cảnh khô nghệ thuật, vừa tận dụng không gian vừa tăng giá trị thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà.

Tận dụng gầm cầu thang với tủ trang trí hiện đại, tạo thành không gian lưu trữ tinh tế và nổi bật
Nếu nhà bạn cao hơn 3 tầng? Việc bổ sung thêm tầng sẽ thay đổi hoàn toàn bài toán công năng, đặc biệt là vị trí cầu thang và các không gian chung. Xem ngay giải pháp tối ưu cho nội thất nhà phố 4 tầng.
5. Đơn giá thiết kế nội thất nhà phố 3 tầng [Cập nhật 2025]
Gói dịch vụ | Giá thiết kế (VNĐ/m2) |
Gói cơ bản | 250.000 |
Gói nâng cao | 320.000 |
📌 Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá thực tế có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Gọi Ngay: 090.167.0099 (Tư Vấn Miễn Phí 24/7)
6. Thiết kế thi công nội thất nhà phố 3 tầng đẹp, tối ưu chi phí cùng S-housing
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất nhà phố 3 tầng, S-housing đã hoàn thiện thành công hơn 500+ dự án tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành lân cận.
Mỗi công trình đều nhận được phản hồi tích cực, cùng tỷ lệ hài lòng từ khách hàng đạt trên 99%.

Thiết kế thi công nội thất nhà phố 3 tầng đẹp, tối ưu chi phí cùng S-housing
Đội ngũ kiến trúc sư (KTS) chuyên môn cao của S-housing không chỉ mang đến các phương án thiết kế nội thất nhà phố 3 tầng đẹp, sáng tạo, đậm dấu ấn cá nhân, mà còn giúp khách hàng tối ưu chi phí hiệu quả lên đến 30% nhờ những lợi thế sau:
- Tư vấn tối ưu ngân sách: Ưu tiên quyền lợi khách hàng bằng việc cân đối hợp lý giữa nhu cầu sử dụng thực tế và mức đầu tư tài chính.
- Sở hữu xưởng sản xuất riêng 1500m²: Trang bị máy móc hiện đại, chủ động trong gia công nội thất, đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm.
- Nguồn vật tư chính hãng: Liên kết lâu dài với các thương hiệu uy tín như Gỗ An Cường, Đá Vicostone,… giúp đảm bảo độ bền đẹp cho từng sản phẩm nội thất.
- Quy trình thi công nội thất nhà phố trọn gói, khép kín: Không qua trung gian, hạn chế tối đa phát sinh chi phí ngoài hợp đồng.
👉 Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thiết kế thi công nội thất nhà phố 3 tầng đẹp mắt, tối ưu công năng và chi phí hợp lý, S-housing chính là lựa chọn đáng tin cậy.
7. Những câu hỏi thường gặp
7.1 Thiết kế cầu thang nhà phố 3 tầng cần chú ý gì?
Có 3 điểm cần lưu ý:
- Kiểu thiết kế: Ưu tiên sự gọn nhẹ, thông thoáng, ví dụ như cầu thang xương cá + lan can kính.
- Vị trí cầu thang: Nên đặt lệch bên, sát tường, dọc theo chiều dài nhà phố nếu muốn tạo sự thông thoáng; hoặc đặt giữa nếu muốn tận dụng để phân chia không gian phòng khách và bếp.
- Tận dụng gầm cầu thang: Tích hợp với tủ tivi tạo điểm nhấn độc đáo, làm kho lưu trữ hoặc kết hợp tiểu cảnh.
7.2 Cách phân chia công năng hợp lý cho 3 tầng nhà phố là gì?
Dưới đây là 1 bố cục công năng thông dụng bạn có thể tham khảo:
- Tầng 1 (trệt): 2-3m sân trước làm gara – phòng khách – bếp ăn – WC.
- Tầng 2: Phòng ngủ master – phòng ngủ nhỏ.
- Tầng 3: Phòng ngủ phụ – Phòng thờ/phòng sinh hoạt chung – Sân phơi hoặc sân thượng.
7.3 Chi phí thiết kế - thi công nội thất nhà phố 3 tầng khoảng bao nhiêu?
Dựa trên mức giá trung bình trên thị trường hiện nay, ước tính như sau:
- Thiết kế nội thất: 200.000 – 350.000đ/m2
- Thi công nội thất: 3 triệu – 8 triệu đồng/m2.
Tùy thuộc vào diện tích, chất liệu, phong cách nội thất và nhu cầu cá nhân.
7.4 Nên sử dụng vật liệu gì cho nội thất nhà phố 3 tầng để bền đẹp?
Dưới đây là những gợi ý lý tưởng, vừa bền đẹp, vừa là các phương án tiết kiệm chi phí hiệu quả:
- Gỗ công nghiệp cao cấp chống ẩm (MDF lõi xanh, HDF, Plywood)
- Kính cường lực (Ốp tường bếp, làm vách ngăn, lan can)
- Đá nhân tạo (Ốp bếp hoặc lát sàn nhà)
- Inox 304 mạ PVD (Làm tay nắm hoặc phụ kiện bếp)
7.5 Có nên thuê đơn vị thiết kế nội thất chuyên nghiệp cho nhà phố 3 tầng?
Nên thuê vì những lợi ích sau:
- Đảm bảo tối ưu công năng – thẩm mỹ hài hòa – hợp phong thủy.
- Kiểm soát chi phí hiệu quả – Đảm bảo tiến độ thi công.
- Tránh các lỗi sai về mặt kỹ thuật, kết cấu, độ bền công trình.
- Tận dụng hiệu quả diện tích, bố trí khoa học.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề thiết kế nội thất nhà phố 3 tầng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ HOTLINE của S-housing để được tư vấn chính xác và hoàn toàn miễn phí.
Công ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing
- HCM Office & Showroom: 02 Đường số 37, KDC Vạn Phúc City, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức
- Showroom Hà Nội: Bảo tàng Văn học Việt Nam, Ngõ 275 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội (An Duy Interior)
- Xưởng sản xuất: 16 Trần Thị Trò, Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi, Tp.HCM
- Mobile: 090 167 0099