Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất

Sự mộc mạc và ấm cúng trong phòng khách công ty thiết kế thi công nội thất Hà Nội

Gỗ công nghiệp là vật liệu gần như không thể thiếu trong mọi công trình nội thất. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Tại sao chúng lại được ứng dụng phổ biến đến thế? Cùng S-housing khám phá các loại cốt gỗ công nghiệp, bề mặt phủ cũng như những ưu nhược điểm của chúng nhé! Đây chắc chắn sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích cho bạn nếu muốn xây dựng không gian sống. 

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ.

Các loại gỗ công nghiệp thịnh hành nhất hiện nay

Gỗ công nghiệp (Wood – Based Panel) là những tấm gốc được tạo nên sự kết hợp giữa gỗ vụn, keo và hóa chất. Nguyên liệu dùng để làm gỗ công nghiệp thường có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên. Chúng thường được thu hoạch từ nhánh, ngọn cây gỗ tự nhiên hoặc nguyên liệu gỗ thừa. 

Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có 4 loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất gồm có:

Cốt gỗ ván dăm MFC

MFC là một loại ván gỗ dăm được làm từ những nguyên liệu là từ gỗ rừng trồng

Gỗ MFC có giá thành rẻ với nhiều loại để gia chủ lựa chọn

Cấu tạo:

Là cốt ván gỗ dăm được phủ bề mặt bằng tấm nhựa Melamine.

Tính chất:

Bề mặt Melamine có khả năng chống trầy xước và chịu nhiệt tốt. Có hai loại cốt ván dăm là MFC thông thường và MFC lõi xanh chống ẩm. 

Độ dày thông dụng:

9mm – 12mm – 18mm – 25mm.

Ứng dụng:

Phù hợp để gia công đồ nội thất gia dụng, nhất là nội thất văn phòng. Hạn chế của cốt ván gỗ dăm là khó tạo hình, xử lý cạnh hay ghép nối. Các cạnh của nội thất ván MFC thường được xử lý bằng cách nẹp nhựa hoặc bằng máy dán cạnh.  

Cốt gỗ MDF

MDF là viết tắt của từ Medium Density Fiberboard : ván sợi mật độ trung bình.

Gỗ MDF thường và MDF chống ẩm lõi xanh được ứng dụng nhiều làm nội thất

Cấu tạo:

Thành phần gồm gỗ tự nhiên được nghiền mịn kết hợp với keo chuyên dụng. Sau đó hỗn hợp này được ép gia cường theo đúng quy cách để tạo nên thành phẩm. 

Tính chất:

Không dễ nứt hay co ngót, cong vênh như gỗ tự nhiên. Cốt gỗ ít mối mọt nhưng mềm nên có khả năng chịu lực yếu. Cốt gỗ MDF dễ gia công hơn so với MFC và có bề mặt phẳng mịn cao. Cốt gỗ MDF cũng có hai loại là MDF thông thường và MDF chống ẩm lõi xanh. 

Độ dày thông dụng:

3mm – 4mm – 5mm – 6mm – 9mm – 12mm – 15mm – 17mm – 18mm – 20mm – 25mm

Ứng dụng:

Thường dùng để gia công đồ nội thất cho nhà ở, văn phòng, làm quảng cáo,… Cốt gỗ này có bề mặt phù hợp cho mọi tấm phủ từ sơn 2K đến dán PVC, Melamine, Laminate, Acrylic,… 

Cốt gỗ HDF

Gỗ công nghiệp HDF chống ẩm lõi đen

Gỗ công nghiệp HDF chống ẩm lõi đen dùng trong các công trình cao cấp

Cấu tạo:

Được làm từ gỗ tự nhiên nghiền mịn rồi mang đi ép gia cường. Điểm khác biệt tạo nên sự cao cấp của cốt gỗ HDF là chúng ứng dụng công nghệ tiến tiến để ép gỗ với độ ép rất cao. Nhờ đó giúp cho cốt gỗ thêm cứng chắc, gia tăng khả năng chịu lực cho nội thất.

Tính chất:

Độ cứng chắc cao, khả năng chịu nước chịu nhiệt vượt trội. Không xảy ra tình trạng co ngót, cong vênh sau thời gian sử dụng như gỗ tự nhiên.

Độ dày thông dụng:

3mm – 6mm – 9mm – 12mm – 15mm – 17mm – 18mm – 20mm – 25mm

Ứng dụng:

Thường được ứng dụng để gia công cho các công trình nội thất cao cấp hoặc làm cốt ván sàn gỗ công nghiệp.

Cốt gỗ dán hay ván ép (Plywood)

Các tấm ván gỗ công nghiệp cao cấp nhất hiện nay

Gỗ Plywood có cấu tạo vô cùng dày dặn và chắc chắn

Cấu tạo:

Được tạo nên từ nhiều lớp gỗ mỏng dưới 1mm chồng lên nhau và kết dính bằng keo chuyên dụng. Sau đó chúng sẽ được mang đi ép gia nhiệt để tạo nên ván gỗ thành phẩm.  

Tính chất:

Khả năng chống mối mọt, chịu lực vượt trội. Không bị co ngót, nứt nẻ sau thời gian sử dụng. Có nhiều loại cốt gỗ Plywood như gỗ dán thường, gỗ dán chịu nước phủ film, phủ keo. Bề mặt của ván gỗ Plywood thường không phẳng mịn lắm. 

 Độ dày thông dụng:

3mm – 5mm – 6mm – 8mm – 10mm – 12mm – 15mm – 18mm – 20mm – 25mm

Ứng dụng:

Gia công đồ dùng nội thất cho nhà ở, văn phòng, showroom,.. Bên cạnh đó còn được dùng làm cốt gỗ để phủ bề mặt Veneer. Các loại gỗ Plywood chịu nước còn dùng để làm copha, gia cố ngoài trời,…

Gỗ công nghiệp có mấy loại lớp phủ bề mặt?

Bề mặt gỗ công nghiệp Melamine

Lớp phủ Melamine được cấu tạo từ 3 lớp.

Bề mặt tấm phủ Melamine được cấu tạo từ 3 lớp

Cấu tạo:

Lớp Melamine có khả năng chịu nhiệt, chống trầy tương đối tốt. Các mẫu Melamine trên thị trường vô cùng phong phú với nhiều mẫu mã, màu sắc. Từ màu trơn đến vân gỗ, giả bê tông, giả đá,.. đều có đủ. 

Tính chất:

Bề mặt Melamine có khả năng chống trầy xước, chịu nhiệt tốt. Có hai loại phủ Melamine là 1 mặt và 2 mặt. 

Độ dày thông dụng:

0.4 – 1 mm. Độ dày của lớp phủ Melamine sẽ thay đổi dựa trên đơn đặt hàng của gia chủ. 

Ưu điểm:

Giá thành thấp, dễ thi công. Có thể ứng dụng cho các công trình nội thất đơn giản hay bề mặt gỗ lớn.

Nhược điểm:

Rất sợ nước, gặp nước thường bị phồng rộp. Vì thế khi lau chùi, bảo quản nội thất phủ Melamine bạn cần phải chú ý. 

Ứng dụng:

Thường dùng để gia công nội thất nhà ở hoặc văn phòng. Chúng thường được ép lên bề mặt ván gỗ dăm MFC hoặc ván gỗ ép MDF.

Bề mặt gỗ công nghiệp Laminate

Gỗ công nghiệp cao cấp phủ Laminate

Tấm Laminate được đánh giá cao nhờ độ dày dặn và các chi tiết sống động

Cấu tạo:

Là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự với Melamine nhưng dày hơn. Có thể nói Laminate là phiên bản nâng cấp của Melamine. 

Tính chất:

Laminate thường được dùng để làm tấm phủ cho ván gỗ dán hoặc MDF. Laminate có thể dán lên gỗ uốn cong, tạo hình theo công nghệ postforming. Chúng giúp tôn vinh những đường cong mềm mại, duyên dáng của nội thất. 

Độ dày thông dụng:

0.5 – 1mm tùy theo đơn đặt hàng của gia chủ. Độ dày của tấm Laminate thông thường vào khoảng 0.7 – 0.8mm.

Ưu điểm:

Tấm phủ Laminate có mẫu mã cực kỳ đa dạng, bề mặt dày dặn và vô cùng thẩm mỹ. Lamiante có thể uốn cong theo yêu cầu của thiết kế. Bên cạnh đó chúng cũng có khả năng chịu lực cao, khả năng chống trầy xước, chịu lửa, chịu nước vượt trội. Khả năng chống mối mọt và không bị ăn mòn bởi hóa chất cũng là một điểm cộng lớn. 

Nhược điểm:

Giá thành cao hơn các loại tấm phủ khác. Laminate chỉ có thể phủ trên một số ván gỗ nhất định như ván gỗ ép MDF hoặc ván gỗ dăm. Quá trình gia công phủ Laminate đòi hỏi kỹ thuật và chất liệu keo dán chuyên dụng. Để đảm bảo nội thất gỗ phủ Laminate chống nước được tốt nhất thì bạn nên chọn cốt gỗ MDF chống ẩm. Có thể dán viền kín bằng các loại nẹp bo chống thấm nước. 

Ứng dụng:

Tấm phủ Laminate có độ dày và tính thẩm mỹ cao nên thường dùng để trang trí bề mặt nội thất thay thế gỗ tự nhiên như bàn ghế, vách ngăn, kệ tủ, sàn gỗ,…

Bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic

Acrylic là gì? Ưu và nhược điểm của chúng

Các mẫu gỗ công nghiệp phủ Acrylic tráng gương sang trọng

Cấu tạo:

Acrylic được tạo nên từ vật liệu nhựa tổng hợp tinh chế từ dầu mỏ.

Tính chất:

Bề mặt tấm phủ Acrylic có độ phẳng mịn và sáng bóng cao. Chúng giúp mang lại tính thẩm mỹ hiện đại và sang trọng cho không gian nội thất. 

Độ dày thông dụng:

0.1 mm – 25mm

Ưu điểm:

Mẫu mã vô cùng phong phú từ màu trơn cho đến các chi tiết vân gỗ, vân đá,… Dễ dàng lau chùi, đánh bay các vết xước nhẹ. Chúng cũng giúp gia tăng khả năng chống ẩm cho nội thất.

Nhược điểm:

Giá thành khá cao, không ứng dụng được cho các nội thất cầu kỳ như phong cách tân cổ điển, cổ điển.

Ứng dụng:

Tấm phủ Acrylic thường được dùng cho nội thất gia dụng có chi tiết đơn giản. Một số hạng mục có thể kể đến như kệ TV, tủ quần áo, tủ bếp,…

Bề mặt gỗ công nghiệp Veneer

Gỗ công nghiệp phủ Veneer giống hệt gỗ tự nhiên

Bề mặt tấm phủ Veneer với các chi tiết vân gỗ độc nhất

Cấu tạo:

Lớp phủ Veneer là lớp gỗ tự nhiên mỏng từ 0.3 – 1mm và rộng từ 130 – 180mm. Chúng thường được phủ và ép lên bề mặt ván gỗ Plywood dày 3mm. 

Tính chất:

Là một lớp gỗ tự nhiên được lạng mỏng, thường là gỗ gồi hoặc xoan đoàn. Vì thế lớp phủ Veneer có bề mặt rất đẹp và tự nhiên. Cốt gỗ bên trong có thể sử dụng gỗ công nghiệp để tiết kiệm chi phí. Độ bền của tấm phủ Veneer sẽ phụ thuộc vào quá trình xử lý PU bề mặt. 

Độ dày thông dụng:

Trung bình là 3mm, có thể thay đổi theo đơn đặt hàng.

Ưu điểm:

Vân gỗ tự nhiên đẹp, có tính chân thực cao. Quá trình gia công tương đối đơn giản, sử dụng được cho các công trình khó, đòi hỏi sự trang trọng. 

Nhược điểm:

Dễ bị trầy xước, bong tróc. Thời gian sử dụng tương đối ngắn.

Ứng dụng:

Được ứng dụng làm tấm phủ cho nhiều hạng mục nội thất nhà ở. Vân gỗ sống động, giống với gỗ tự nhiên, giá thành cạnh tranh, có thể tạo hình theo thiết kế.

Bề mặt gỗ công nghiệp nhựa Vinyl

Gỗ công nghiệp phủ Vinyl dày dặn được yêu thích

Tấm phủ Vinyl được ứng dụng nhiều để làm sàn gỗ công nghiệp

Cấu tạo:

Kết cấu của tấm nhựa Vinyl gồm PVC và lớp bao phủ.

Tính chất:

Tấm phủ nhựa Vinyl được làm từ nhựa tổng hợp đặc biệt nhập khẩu từ Hàn Quốc. 

Độ dày thông dụng:

0.12mm – 0.18mm – 0.2mm

Ưu điểm:

Tính ổn định cao, bề mặt cứng chắc giúp chống va đập, trầy xước. Bên cạnh đó còn có khả năng chống nước, hạn chế phai màu, dễ dàng vệ sinh, lau chùi và chống bám bụi hiệu quả. 

Nhược điểm:

Bề mặt mỏng nên dễ bị trầy xước, bong tróc. Thời gian sử dụng khá ngắn.

Ứng dụng:

Thường được dùng để sản xuất đồ nội thất nhà ở và văn phòng.

Bề mặt gỗ công nghiệp sơn UV

Gỗ phủ sơn UV có giá thành cực kỳ cao

Gỗ phủ sơn UV ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao

Cấu tạo:

Sơn UV (UV-Curable material) được tạo nên từ nhwuaj nền, chất dung môi và chất đóng rắn. 

Tính chất:

Sơn UV sau khi được sơn lên bề mặt gỗ sẽ rất dễ khô (đóng rắn) thông qua tia UV (tia cực tím). Sơn UV thường có màu đơn sắc (Solid) hoặc màu vân gỗ (Woodgrain). 

Ưu điểm:

Bề mặt sơn UV láng mịn, đều, có độ bóng và cứng cáp. Tấm phủ UV có khả năng chống trầy xước, va đập tốt hơn so với Acrylic. 

Nhược điểm:

Giá thành cao, quá trình gia công đòi hỏi phải có sử dụng máy móc hiện đại như máy phát tia cực tím.

Ứng dụng:

Vì là dòng sơn phủ bề mặt mới xuất hiện gần đây nên còn chưa được ứng dụng rộng rãi. Thường được sử dụng để làm nội thất cho các công trình nội thất cao cấp hay biệt thự. 

Bề mặt gỗ công nghiệp sơn PU

Công trình thực tế hoàn thiện của S-housing

Mẫu tủ bếp tân cổ điển sơn 2K do S-housing thiết kế và thi công

Cấu tạo:

Lớp sơn PU (Polyurethane) hoàn thiện gồm có ba lớp sơn chính là sơn lót, sơn màu và sơn bóng. 

Tính chất:

Sơn PU tạo nên bề mặt phẳng mịn và dày dặn, giúp bảo vệ và làm tăng tính thẩm mỹ cho nội thất gỗ.  

Ưu điểm:

Màu sắc đa dạng và có thể tạo được nhiều hiệu ứng như sơn bóng, mờ. Bề mặt phẳng mịn, bền màu, dễ lau chùi và chịu được khí hậu khắc nghiệt. Dễ dàng sơn lại khi sơn đã cũ. 

Nhược điểm:

Quá trình thi công tương đối khó khăn và tốn nhiều thời gian. Bề mặt sơn dễ trầy xước đối với loại sơn PU thường. Sơn PU 2K có khả năng chống trầy tốt hơn.

Ứng dụng:

Sơn PU được ứng dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp nội thất. Đặc biệt là đối với nội thất nhà ở, văn phòng hoặc khách sạn. Các hạng mục thường dùng như bàn ghế, tủ quần áo, tủ bếp, giường, kệ sách,… 

So sánh ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên

Gỗ công nghiệp

Tủ bếp gỗ công nghiệp kiểu hiện đại kết hợp quầy bar

Những ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp mà bạn cần biết

Ưu điểm

Giá thành: 

Gỗ công nghiệp có rất nhiều loại từ giá rẻ đến cao cấp nên có rất nhiều lựa chọn cho gia chủ. Các loại gỗ công nghiệp cao cấp có chất lượng tương đương gỗ tự nhiên nhưng giá thành lại thấp hơn nhiều. Tùy theo loại gỗ công nghiệp mà mức giá sẽ có sự chênh lệch.

Hạn chế cong vênh, co ngót: 

Gỗ công nghiệp được đánh giá cao nhờ hạn chế được tình trạng cong vênh, co ngót thường xảy ra ở gỗ tự nhiên.

Tính thẩm mỹ cao: 

Gỗ công nghiệp có nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng từ màu trơn cho đến vân gỗ, vân đá. Các loại bề mặt cao cấp có thể tái hiện sống động từng chi tiết vân gỗ vô cùng chân thực. 

Phong cách đa dạng:

Gỗ công nghiệp có thể ứng dụng trong nhiều phong cách nội thất đa dạng như hiện đại, Bắc Âu, Japandi,… Nội thất gỗ công nghiệp có tín ứng dụng cao, vẻ đẹp trẻ trung, năng động.

Thi công nhanh chóng, dễ dàng

Quá trình thi công gỗ công nghiệp đơn giản và nhanh chóng hơn so với gỗ tự nhiên. Có thể sản xuất hàng loạt các tấm gỗ có chất lượng đồng đều. Sau quá trình xử lý hoàn thiện là đã có thể tiến hành gia công, lắp đặt cho công trình. 

Nhược điểm

Độ bền chắc: 

Độ bền của gỗ công nghiệp không được tốt như gỗ tự nhiên. Tuy thế, xu hướng nội thất hiện nay thay đổi khá nhanh nên việc thay mới nội thất theo từng năm là việc bình thường. Bên cạnh đó cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia chủ. Độ bền của gỗ công nghiệp thường kéo dài khoảng 10 năm nếu bạn tìm đến những đơn vị thiết kế, thi công chuyên nghiệp. 

Khó tạo hình: 

Do đặc điểm cơ lý và sự liên kết của cốt gỗ mà gỗ công nghiệp gặp nhiều trở ngại khi tạo hình. Gỗ công nghiệp không thể gia công, điêu khắc các chi tiết mỹ thuật cầu kỳ như phù điêu, phào chỉ, hoa văn,…

Tuổi thọ: 

Gỗ công nghiệp có tuổi thọ ít hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp thường sẽ phù hợp với các công trình nội thất hiện đại, trẻ trung. Đối với gia chủ muốn sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí thì gỗ công nghiệp sẽ là lựa chọn hoàn hảo. 

Gỗ tự nhiên

Vân gỗ ấn tượng là điểm thu hút khách hàng

Gỗ tự nhiên vẫn có nhiều nhược điểm khiến gia chủ băn khoăn

Ưu điểm

Độ bền cao:

Gỗ tự nhiên có độ bền vượt trội. Các chủng loại gỗ quý hiếm tại Việt Nam gồm có Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc,… Giá trị của gỗ còn gia tăng theo thời gian sử dụng. 

Tính thẩm mỹ cao:

Gỗ tự nhiên sở hữu bộ vân gỗ tự nhiên đặc trưng của từng loại gỗ.  Có thể nói, việc sử dụng nội thất gỗ không chỉ đơn giản là sắm sửa đồ dùng mà còn lại một môn nghệ thuận của những người thực sự đam mê. Tùy theo sở thích của gia chủ mà bạn có thể lựa chọn loại gỗ và màu sơn phù hợp. Nội thất gỗ tự nhiên thường được sơn màu cánh gián hoặc màu nâu vàng, độ đậm nhạt sẽ thay đổi theo gu thẩm mỹ của gia chủ. Hiện nay nhiều gia chủ lại yêu thích giữ màu tự nhiên của gỗ hơn. 

Khả năng chống nước tốt:

Nội thất gỗ tự nhiên có độ bền vượt trội khi tiếp xúc với nước với điều kiện phải được tẩm sấy, sơn bả kỹ để không hở mộng.

Kết cấu cứng, chắc: 

Gỗ tự nhiên có độ bền cao và khả năng chịu lực tuyệt vời nhờ kết cấu gỗ đặc. Nếu so sánh về độ bền thì gỗ tự nhiên tốt hơn gỗ công nghiệp là điều hiển nhiên. 

Các chi tiết trang trí: 

Gỗ tự nhiên có cốt gỗ đặc cho phép thợ thi công có thể đục đẽo, tạo hình, điêu khắc theo nhiều thiết kế đa dạng, giúp tạo nên tính mỹ thuật và vẻ đẹp sang trọng cho nội thất. Điều này gỗ công nghiệp sẽ không thể làm được.

Đa phong cách: 

Nội thất gỗ tự nhiên chủ yếu là mang phong cách cổ điển sang trọng và ấm cúng. Chúng cũng có thể ứng dụng để làm nội thất phong cách hiện đại.

Nhược điểm

Giá thành đắt đỏ:

Gỗ tự nhiên càng càng khan hiếm nên việc khai thác cũng dần trở nên khó khăn hơn. Hầu hết gỗ tự nhiên là được nhập khẩu nên giá thành vô cùng đắt đỏ. Quá trình gia công gỗ tự nhiên cũng vô cùng khó khăn và đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Vì thế mức giá của gỗ tự nhiên luôn cao hơn so với gỗ công nghiệp.

Tình trạng cong vênh, co ngót: 

Nếu quá trình gia công gỗ tự nhiên không đảm bảo được các tiêu chuẩn nhất định sẽ dễ xảy ra hiện tượng cong vênh, co ngót sau quá trình sử dụng. Đặc biệt là với các hạng mục như cánh cửa, cánh tủ, tủ bếp,… Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do người thợ bố trí kích thước không hợp lý và ghép mộng không đúng kỹ thuật. Thời gian đầu sẽ không thấy lỗi xuất hiện, sau một thời gian sử dụng thì cánh tủ sẽ bị vênh, không đóng được. 

Báo giá nội thất gỗ công nghiệp 

Tủ bếp gỗ công nghiệp cao cấp cho nhà nhỏ

Báo giá tủ bếp gỗ công nghiệp chính xác và nhanh chóng nhất

Mức giá của các loại gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay khá phong phú. Tùy vào cốt gỗ, bề mặt phủ và kích thước nội thất mà giá cả sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Dưới đây là bảng giá gỗ công nghiệp do S-housing cung cấp. Hy vọng sau khi tham khảo bảng giá, bạn sẽ nắm bắt được mức giá trung bình của vật liệu gỗ công nghiệp, từ đó đưa ra được những lựa chọn chính xác và hợp lý nhất. 

Vật liệu Đơn giá
MDF chống ẩm phủ Melamine 2.600.000 VNĐ/md
MDF chống ẩm phủ Acrylic 3.300.000 VNĐ/md
MDF chống ẩm phủ Laminate 3.150.000 VNĐ/md
MDF chống ẩm sơn 2K 3.300.000 VNĐ/md

S HOUSING kính gửi đến quý khách bảng giá thiết kế được cập nhật ngày 01/01/2022. Bảng giá đã bao gồm thiết kế 3D miễn phí và chi phí vận chuyển tại nội thành Hồ Chí Minh, xem mức phí vận chuyển các tỉnh thành.

Sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp do S-housing thực hiện

Ứng dụng gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất

Nội thất tủ và kệ trang trí làm từ gỗ công nghiệp phủ Melamine

Thiết kế nội thất tối giản và tinh tế

Nội thất tab đầu giường và bàn ghế làm việc cho nhà phố phong cách Nhật Bản

Vân gỗ và màu trắng kết hợp hài hòa trong nội thất

Đường nét nội thất tinh tế với cách kết hợp màu sắc hài hòa

Không gian tinh tế và ấm cúng trong phòng ngủ

Nội thất giường thông minh trong phòng ngủ Master

Không gian bếp hiện đại và sang trọng với chất liệu Acrylic

Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Acrylic màu xám hiện đại

Thiết kế bếp tiện nghi với màu sắc hài hòa

Đảo bếp ốp đá Vicostone sang trọng và bền chắc

Các công trình sử dụng gỗ công nghiệp của S-housing thường mang phong cách hiện đại. Lối thiết kế đề cao tính công năng với đường nét và hình khối nội thất đơn giản. Cách kết hợp gỗ công nghiệp vân gỗ và màu trắng được nhiều gia chủ yêu thích nhất. Chúng giúp mang lại vẻ đẹp nhẹ nhàng và ấm cúng cho không gian sống. Bên cạnh đó để tạo thêm điểm nhấn thì có thể sử dụng nhiều màu sắc hơn nhưng chủ yếu là những màu sắc tươi sáng và sang trọng. 

Đơn vị thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp chất lượng

Đơn vị thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp uy tín

S-housing là đơn vị thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp tại TPHCM

S-housing là đơn vị thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM. Các công trình thi công nội thất do S-housing thực hiện đều nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín thì S-housing sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất cho bạn. Đến với S-housing, gia chủ sẽ nhận được:

  • Giải pháp thiết kế không gian sống khoa học và hiệu quả nhất. Giúp cân bằng tính thẩm mỹ và công năng một cách hài hòa.
  • S-housing cam kết cung cấp mức giá tốt nhất với chất lượng nội thất cao nhất.
  • Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc – nội thất. Phong cách làm việc tận tâm, luôn đáp ứng nhu cầu cho gia chủ.
  • Đội ngũ Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư chuyên nghiệp, sáng tạo, giàu kinh nghiệm thực tiễn.
  • Quy trình làm việc chặt chẽ, bám sát công trình và yêu cầu của gia chủ.
  • Xưởng sản xuất quy mô 1500m2 với trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm đảm bảo được chất lượng thành phẩm hoàn hảo nhất cho khách hàng.
  • Chính sách chăm sóc khách hàng tận tâm, giải quyết vấn đề nhanh chóng
  • Chế độ bảo hành 24 THÁNG, bảo trì TRỌN ĐỜI

Kết

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về gỗ công nghiệp – vật liệu được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp nội thất.

Công ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing

  • Showroom 1: 02 Đường số 37, KDC Vạn Phúc City, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức
  • Showroom 2: S5.01.16.18 Vinhome Grand Park, Q9, TP. Thủ Đức
  • Tel: (+84) 028 399 55 365 – Mobile: 090 167 0099
  • Facebook: https://www.facebook.com/shousingvn/
Đánh giá bài viết

Nam Nguyễn

Tôi là Nguyễn Nam, CEO & Founder Công ty Kiến trúc – Nội thất S-housing, có hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành. Không dừng lại ở việc thiết kế – thi công nội thất thông thường, tôi còn có 5 năm nghiên cứu về Phong thủy hiện đại, 2 năm học hỏi và tiên phong ứng dụng thành công công nghệ thiết kế 4D – VR tại Việt Nam để diễn họa kiến trúc và nội thất, mang lại những lợi ích thiết thực trên phương diện thời gian và ngân sách cho khách hàng của mình.Minh chứng về chuyên môn và kinh nghiệm của tôi chính là 1500+ dự án thành công, nhận về tỷ lệ hài lòng đến 99% từ phía khách hàng, đưa S-HOUSING vươn lên trở thành đơn vị thuộc TOP 10 công ty nội thất hàng đầu lĩnh vực tại Việt Nam và duy trì điều này trong suốt gần 10 năm kể từ ngày thành lập.