2. TOP 5 PHONG CÁCH THIẾT KẾ TỦ BẾP ĐẸP ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG
Xu hướng thiết kế tủ bếp hiện nay là sự kết hợp hài hòa giữa 2 yếu tố thẩm mỹ vượt trội và công năng tối ưu, kiến tạo không gian bếp không chỉ tiện nghi mà còn thể hiện cá tính của gia chủ. Các thiết kế hướng đến sự thanh lịch, hiện đại, đề cao tính bền vững và thân thiện với môi trường. Dưới đây là 6 phong cách nổi bật nhất 2024
2.1 Phong cách tối giản
Tủ bếp đẹp thiết kế theo phong cách tối giản sẽ tập trung vào sự gọn gàng và thanh thoát. Loại bỏ hoàn toàn các chi tiết rườm rà, không cần thiết để tạo ra một không gian nấu nướng sạch sẽ, ngăn nắp nhất.
Đặc điểm của tủ bếp đẹp tối giản
- Đường nét thiết kế thẳng, mạch lạc, không có sự uốn lượn cầu kỳ.
- Ưu tiên gam màu trung tính như đen, xám, trắng hoặc các màu gỗ.
- Chất liệu làm tủ bếp có bề mặt phẳng mịn như: gỗ công nghiệp phủ Melamine, acrylic bóng gương, thép, nhôm kính,…không chỉ bền chỉ mà còn dễ dàng vệ sinh.
- Khai thác công năng triệt để bằng việc lắp đặt các phụ kiện tủ bếp, với các ngăn kéo, tủ lưu trữ và bố trí hợp lý, dễ dàng thao tác.
- Tay nắm thường âm tủ hoặc thiết kế thanh mảnh, tối giản.
- Các thiết bị nhà bếp bao gồm: tủ lạnh, bếp nấu, lò vi sóng,… được lắp đặt âm tủ để tạo ra sự ngăn nắp, trơn tru.
- Phù hợp với các không gian vừa và nhỏ
- Giá thành hợp lý
2.2 Phong cách hiện đại
Tủ bếp phong cách hiện đại là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự đơn giản, tinh tế và tiện nghi.
Đặc điểm của tủ bếp đẹp hiện đại
- Thiết kế tối giản nhưng không đơn điệu, đường nét gọn gàng, tập trung vào công năng, sự tiện nghi và hiệu quả trong sử dụng.
- Sử dụng màu sắc đa dạng, kết hợp yếu tố tương phản để tạo điểm nhấn độc đáo
- Chú trọng vào nguồn ánh sáng tự nhiên, đèn chiếu sáng tạo ra không gian ấm cúng, hiện đại
- Chất liệu đa dạng từ gỗ công nghiệp đến gỗ tự nhiên kết hợp với đá, kính để tăng độ bền bỉ và tính thẩm mỹ.
- Bề mặt nhẵn mịn, ít chi tiết cầu kì, dễ vệ sinh, lau chùi
- Tích hợp nhiều thiết bị hiện đại như lò vi sóng, lò nướng, máy rửa bát,… Và các phụ kiện với các công nghệ thông minh như: ray giảm chấn, kệ tự động, đèn LED,…
- Phù hợp nhiều không gian bếp từ chung cư đến nhà phố, biệt thự.
- Giá thành phù hợp với nhiều mức ngân sách khác nhau.
2.3 Phong cách tân cổ điển
Tủ bếp đẹp tân cổ điển chắc chắn sẽ chinh phục những gia chủ thích sự sang trọng mà tinh tế. Chỉ giữ lại những hoa văn cổ điển đặc trưng nhất, sau đó cách tân chúng và kết hợp với các yếu tố hiện đại, tạo ra một gian bếp đẹp mắt, tiện nghi và mang vẻ đẹp trường tồn theo năm tháng.
Đặc điểm tủ bếp đẹp tân cổ điển
- Mang những đường nét chạm khắc đơn giản, tinh tế, không cầu kỳ nhưng vẫn đủ tạo ra sự sang trọng cho không gian bếp.
- Có màu sắc nhẹ nhàng, thanh lịch, thường là: trắng, kem, vàng nhạt, nâu gỗ,… Kết hợp với các điểm nhấn màu ánh kim đến từ tay nắm, bản lề, chân bàn ghế,…
- Giống với tủ bếp hiện đại vì cũng được tích hợp nhiều thiết bị nhà bếp và phụ kiện thông minh. Điển hình như lò vi sóng, lò nướng, kệ trượt, ray giảm chấn, đèn LED,… Mang lại sự thuận tiện cho quá trình nội trợ.
- Kết hợp đa dạng chất liệu tự nhiên và công nghiệp, tuy nhiên vẫn ưu tiên những dòng cao cấp như: gỗ, đá, kim loại ánh kim, kính, đồng thau,…
- Phù hợp với các không gian bếp rộng rãi như biệt thự, nhà phố diện tích lớn.
- Giá thành cao
2.4 Phong cách indochine
Những mẫu tủ bếp indochine sở hữu vẻ đẹp được đánh giá là khá đặc biệt. Bởi nhìn vào chúng, bạn sẽ vừa cảm nhận được sự hiện đại của phương Tây. Đồng thời cũng thấy được sự thân thuộc đến từ nét văn hóa truyền thống của phương Đông. Chưa dừng lại ở đó, phong cách thiết kế tủ bếp độc đáo này còn gợi ra được cảm giác gần gũi với thiên nhiên nên đã khiến không ít gia chủ hiện nay phải say đắm.
Đặc điểm của tủ bếp đẹp indochine
- Hoa văn tủ bếp là sự kết hợp Đông – Tây hài hòa, bao gồm các hoa văn truyền thống, chạm khắc gỗ Á Đông, đi cùng với các chi tiết phào chỉ, khung vòm, họa tiết cổ điển của phương Tây.
- Sử dụng chủ yếu các vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên như: gỗ, mây, tre, nứa,…
- Màu sắc tủ bếp thường là màu đen ấn tượng, kết hợp với các điểm nhấn màu nổi như vàng, xanh cổ vịt, cam,… đến từ gạch ốp tường, đèn trang trí, đá ốp bếp,…
- Phù hợp với các không gian rộng rãi, thoáng đãng như biệt thự, nhà phố có diện tích lớn.
- Giá cả từ trung bình đến cao phụ thuộc vào kích thước, chất liệu và độ phức tạp của thiết kế.
2.5 Phong cách Japandi
Nếu dung dị và ấm cúng là những gì bạn cần ở một gian bếp, thì chắc hẳn sẽ cảm thấy hứng thú với phong cách tủ bếp đẹp Japandi. Nó mang tinh thần tối giản của Nhật Bản, kết hợp cùng chất phóng khoáng Bắc Âu, tạo nên một bầu không khí đầy tinh tế, trẻ trung nhưng không kém phần tiện nghi cho gian bếp gia đình.
Đặc điểm của tủ bếp đẹp japandi
- Mang đường nét thiết kế vô cùng đơn giản, chủ yếu là những đường thẳng dứt khoát hoặc hình khối vuông vức.
- Màu sắc tủ bếp sẽ là sự kết hợp giữa màu tự nhiên của gỗ với các gam màu sáng, phổ biến nhất vẫn là màu trắng.
- Được làm chủ yếu từ gỗ màu sáng, có thể là gỗ tự nhiên như gỗ Sồi hoặc là gỗ công nghiệp được phủ Melamine hay Laminate giả gỗ.
- Thường xuyên được kết hợp với gạch thẻ hoặc kính cường lực ốp tường bếp.
- Được chú trọng khai thác về mặt công năng để mang lại quá trình nội trợ thuận tiện. Các thiết bị nhà bếp hay phụ kiện thông minh sẽ được lắp đặt chìm để tạo ra bề mặt trơn tru, gọn gàng cho tủ bếp japandi.
- Phù hợp với các không gian nhỏ, vừa phải như căn hộ chung cư, nhà phố diện tích nhỏ
- Giá thành trung bình, tùy thuộc vào kích thước, chất liệu nội thất
3. CÁC MẪU TỦ BẾP ĐẸP PHÙ HỢP VỚI CÁC KIỂU NHÀ PHỔ BIẾN
Sau khi đã nắm được những kiểu dáng và vật liệu tủ bếp thông dụng, tiếp theo, S-housing sẽ gợi ý cho bạn cách lựa chọn tủ bếp phù hợp cho 3 kiểu nhà phổ biến hiện nay. Đó là căn hộ chung cư, nhà phố và biệt thự. Việc lựa chọn sẽ dựa trên đặc điểm không gian của mỗi kiểu nhà để đảm bảo sự hợp lý và chính xác. Các gia chủ hãy tham khảo nhé!
3.1 Tủ bếp cho căn hộ chung cư nhỏ
Diện tích khiêm tốn chính là đặc điểm không gian đặc trưng của các căn hộ chung cư. Vì thế, nó đòi hỏi các kiểu thiết kế bếp đơn giản, nhỏ gọn và linh hoạt để tiết kiệm diện tích. Vậy nên, nếu chọn, hãy dựa vào các tiêu chí sau đây:
- Về kiểu dáng thiết kế: chữ i, chữ L, tủ bếp song song hoặc tủ bếp treo tường.
- Về màu sắc: Ưu tiên tủ bếp màu sáng như trắng, vàng nhạt, nâu nhạt hay màu pastel.
- Về vật liệu: Chọn tủ bếp gỗ công nghiệp sẽ có nhiều mẫu mã hiện đại và dễ dàng lắp đặt. Nếu muốn tạo độ rộng cho bếp có thể chọn loại lớp phủ Acrylic. Còn nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn hãy chọn loại tủ bếp Melamine.
- Về công năng: Cần tối ưu triệt để công năng tủ bếp bằng cách lắp đặt nhiều thiết bị và phụ kiện hiện đại.
Xem Ngay: 20+ Mẫu thiết kế tủ bếp chung cư nhỏ đẹp hiện đại nhất
3.2 Tủ bếp đẹp cho nhà phố
Nhà phố vì có không gian rộng rãi hơn nhà chung cư nên nhờ đó mà gia chủ cũng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, với đặc trưng dài và hẹp ngang, việc chọn tủ bếp cho nhà phố vẫn luôn phải ưu tiên sự đơn giản và tối ưu công năng. Dưới đây là các tiêu chí lựa chọn cụ thể:
- Về kiểu dáng thiết kế: chữ i, chữ L, tủ bếp treo tường và có thể kết hợp thêm bàn đảo đối diện.
- Về màu sắc: màu tủ bếp nên được đồng bộ với bảng màu chủ đạo của nhà phố. Vẫn nên ưu tiên màu sáng, nhưng gia chủ vẫn có thể kết hợp thêm nhiều gam màu tối như đen, nâu, xám,… để tạo điểm nhấn cho không gian.
- Về vật liệu: ưu tiên các vật liệu nhẹ, linh hoạt và hiện đại như gỗ công nghiệp, nhựa cao cấp hoặc nhôm kính. Về lớp phủ có thể linh hoạt lựa chọn Acrylic, Melamine, Laminate hoặc sơn 2k tùy theo nhu cầu và ngân sách bản thân.
- Về công năng: Cần có cách lắp đặt các thiết bị nhà bếp và phụ kiện tủ bếp sao cho hợp lý, phù hợp với thói quen sử dụng. Nên tích hợp các dạng kệ góc, giá nâng hạ tự động, ray giảm chấn,… Để tạo ra sự thoải mái cho quá trình nội trợ.
Xem Ngay: Mách bạn 10 mẹo thiết kế phòng bếp nhà phố siêu đẹp
3.3 Tủ bếp cho biệt thự
Với lợi thế lớn về diện tích, việc lựa chọn tủ bếp đẹp cho biệt thự đương nhiên dễ dàng hơn rất nhiều so với hai kiểu nhà trên. Gia chủ hoàn toàn có thể dựa vào sở thích cũng như nhu cầu về công năng để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình. Với những ai yêu thích nấu nướng, hoặc thường xuyên tổ chức tiệc tại nhà, có thể xem xét các kiểu tủ chữ U hoặc chữ G. Có thể đề nghị với kiến trúc sư về việc lắp đặt thêm bàn đảo để tăng thêm không gian sử dụng cho mình.
Xem Ngay: 20+ Mẫu phòng bếp biệt thự hiện đại – thể hiện sự đẳng cấp
4. TƯ VẤN LỰA CHỌN KIỂU DÁNG TỦ BẾP ĐẸP PHÙ HỢP
Kiểu dáng tủ bếp rất đa dạng, có thể kể đến những loại phổ biến như: chữ i, chữ L, chữ U,… Dưới đây sẽ là 2 tiêu chí chủ chốt để bạn có thể dễ dàng xác định được đâu kiểu dáng tủ bếp phù hợp. Đó là:
- Thói quen và nhu cầu sử dụng.
- Đặc điểm không gian và diện tích phòng bếp.
Sau đây, S-housing sẽ phân tích chi tiết hơn về 5 kiểu dáng tủ bếp phổ biến nhất hiện nay.
4.1 Tủ bếp chữ i
Đúng như tên gọi, tủ bếp chữ i được thiết kế có hình dạng giống như chữ “i” với một hệ tủ duy nhất được bố trí dọc theo một mặt tường thẳng tắp. Đây là kiểu dáng tủ bếp đơn giản, dễ ứng dụng nên có độ phổ biến cao. Đặc biệt thích hợp với những không gian nhà nhỏ, có diện tích khiêm tốn như: chung cư, nhà phố, nhà cấp 4,…
- Ưu điểm: Thiết kế đơn giản dễ lắp đặt, tiết kiệm diện tích, thao tác dễ dàng, có thể tích hợp thêm các phụ kiện tủ bếp để tối ưu công năng.
- Nhược điểm: Khả năng lưu trữ hạn chế, ít không gian sử dụng.
- Phù hợp với: Phòng bếp diện tích nhỏ như căn hộ chung cư, gia đình ít thành viên và có nhu cầu sử dụng bếp ít.
4.2 Tủ bếp chữ L
Kiểu dáng tủ bếp có hai dãy tủ được đặt vuông góc 90 độ với nhau sẽ được gọi chung là tủ bếp chữ L. Phần góc vuông này giúp “hóa giải” phần góc tường khó tận dụng trong bếp. Với tính linh hoạt cao, đây được xem là kiểu dáng tủ bếp “quốc dân” dành cho mọi người, mọi nhà. Các gia chủ có thể dễ dàng kết hợp thêm bàn đảo, quầy bar,… để tăng thêm công năng cho phòng bếp gia đình.
- Ưu điểm: Tối ưu hóa không gian hiệu quả, tạo ra “tam giác làm việc” lý tưởng giữa bếp nấu – bồn rửa – tủ lạnh giúp thuận tiện thao tác, dễ dàng tích hợp với các phụ kiện góc như kệ góc liên hoàn, mâm xoay tủ bếp,…
- Nhược điểm: Khó ứng dụng trong các phòng bếp dài và hẹp và không có góc tường trống. Thời gian lắp đặt lâu hơn và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn tủ bếp chữ i.
- Phù hợp với: Mọi diện tích nhà từ nhỏ đến lớn. Gia chủ có thể tăng giảm số lượng module tủ sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
4.3 Tủ bếp chữ U
Tủ bếp chữ U có không gian sử dụng vô cùng rộng rãi với 3 dãy tủ đặt liền kề nhau, tạo thành hình chữ U giúp tận dụng triệt để không gian tường bếp. Thông thường, mỗi dãy tủ sẽ đảm nhận một vai trò riêng: khu sơ chế, khu bếp nấu, khu lưu trữ,… Trong các thiết kế phòng bếp biệt thự hoặc nhà phố có diện tích tương đối rộng, tủ bếp chữ U sẽ được kết hợp thêm với bàn đảo để tạo điểm nhấn sang trọng và gia tăng công năng.
- Ưu điểm: Dung lượng lưu trữ cao, không gian sử dụng thoải mái, tạo ra “tam giác làm việc” hiệu quả cho gian bếp. Về mặt thẩm mỹ, tủ bếp chữ U tạo ra vẻ đẹp sang trọng cho nơi nấu nướng của gia đình.
- Nhược điểm: Sẽ gây ra sự chật chội và bí bách nếu sử dụng trong các phòng bếp nhỏ. Chi phí thi công cao vì có cấu tạo phức tạp, cần nhiều vật liệu.
- Phù hợp với: Phòng bếp có diện tích lớn và những gia đình đông thành viên, có thói quen thường xuyên nấu nướng và ăn uống tại nhà.
4.4 Tủ bếp chữ G
Nhìn chung, kệ bếp chữ G có đặc điểm khá giống với bếp chữ U. Chỉ khác là nó có thêm một dãy tủ phụ thứ 4 với chiều dài ngắn hơn so với 3 dãy còn lại. Dãy tủ phụ này thường được dùng để làm quầy bar hoặc bàn đảo nhằm tăng thêm điểm nhấn cho ngôi nhà. Chúng cực kỳ thích hợp với những không gian bếp mở như: phòng khách liền bếp hoặc phòng bếp liền phòng ăn,…
- Ưu điểm: Đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cao của những gia đình đông thành viên. Hệ tủ phụ thứ 4 có thể linh hoạt về tính năng để đáp ứng sở thích gia chủ hoặc tăng thêm tính thẩm mỹ cho gian bếp.
- Nhược điểm: Đòi hỏi không gian diện tích lớn mới có thể lắp đặt tủ bếp chữ G. Chi phí cho việc thi công kiểu dáng tủ bếp này cũng không hề thấp.
- Phù hợp với: Không gian bếp mở rộng rãi và những gia đình đông thành viên, có nhu cầu sử dụng bếp cao cho các thói quen sinh hoạt hằng ngày như nấu nướng, ăn uống, sinh hoạt chung, thư giãn,…
4.5 Tủ bếp song song
Tủ bếp song song (hay còn gọi là tủ bếp galley), là kiểu dáng tủ bếp có hai dãy tủ được thiết kế song song với nhau trên hai mặt tường đối diện. Khi đó, ở giữa sẽ tạo thành một lối đi thông thoáng giúp người dùng dễ dàng di chuyển trong suốt quá trình nấu nướng. Thông thường, mỗi dãy tủ sẽ đảm nhận một trong hai chức năng sau: khu lưu trữ hoặc khu làm việc.
- Ưu điểm: Tạo ra lối di chuyển thuận tiện khi nấu nướng, tận dụng hiệu quả các không gian dài và hẹp của nhà phố hoặc chung cư, cung cấp nhiều không gian lưu trữ và diện tích sử dụng gấp đôi tủ bếp chữ i.
- Nhược điểm: Lối đi ở giữa có thể hẹp và bất tiện nếu cố gắng thiết kế tủ bếp song song trong không gian bếp quá nhỏ. Có độ linh hoạt kém hơn so với các kiểu dáng bếp khác vì khó kết hợp được với bàn đảo hoặc quầy bar.
- Phù hợp với: Những gia đình có nhu cầu sử dụng cao nhưng phòng bếp trong nhà không quá rộng, có hình dạng dài và hẹp ngang.
5. TỔNG HỢP VẬT LIỆU LÀM TỦ BẾP ĐẸP & BỀN
Vật liệu sản xuất kệ bếp hiện nay cực kỳ đa dạng: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nhựa, nhôm kính,… Mỗi vật liệu lại mang những ưu nhược điểm riêng và mức giá tương xứng với chất lượng của chúng. Người tiêu dùng nên dựa vào sở thích, nhu cầu và ngân sách của bản thân để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất.
5.1 Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là dòng vật liệu tủ bếp hiện đại có tính ứng dụng cao đi cùng mức giá hợp lý nên được nhiều gia chủ ưa chuộng. Sự đa dạng chủng loại của tủ bếp gỗ công nghiệp chủ yếu đến từ các chất liệu phủ bề mặt. Trong đó phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là: Acrylic, Melamine, Laminate và sơn 2K. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Tủ bếp Acrylic
Tủ bếp Acrylic là dòng tủ có cốt làm bằng gỗ công nghiệp (MDF lõi xanh chống ẩm) được phủ bề mặt bằng lớp nhựa Acrylic. Đặc trưng của lớp phủ Acrylic là độ bóng cao, bề mặt trơn nhẵn giúp vệ sinh tiện lợi và tạo ra sự hiện đại cho không gian.
Đặc điểm
- Mẫu mã đa dạng với hơn 50 mã màu trên thị trường hiện nay. Đặc biệt phù hợp với phong cách thiết kế bếp hiện đại.
- Có độ bền cao nhờ khả năng chống nước, chịu nhiệt tốt. Do đó, tuổi thọ của dòng sản phẩm này có thể lên đến 25 năm.
- Hiệu ứng bóng gương của Acrylic thích hợp với bếp nhỏ vì có thể tạo ra hiệu ứng sâu và rộng hơn cho không gian.
- Giá thành cao (dao động từ 3 – 6 triệu/md), dễ bị xước bề mặt.
Tủ bếp Laminate
Tủ bếp đẹp Laminate là dòng tủ bếp có cốt gỗ công nghiệp (MDF lõi xanh chống ẩm hoặc MFC) được phủ trên bề mặt bằng vật liệu Laminate. Laminate là một loại nhựa tổng hợp có màu sắc và hoa văn đa dạng, được đánh giá cao về khả năng chống trầy xước, chống cháy và chống nước.
Đặc điểm
- Có màu sắc và hoa văn đa dạng, từ màu trơn cho đến hoa văn giả gỗ giống thật đến 99%.
- Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế: hiện đại, tối giản, japandi, indochine,…
- Bề mặt nhẵn mịn, ít bám dầu mỡ, dễ dàng để lau chùi.
- Có giá thành hợp lý, rẻ hơn so với dòng tủ Acrylic.
Tủ bếp Melamine
Tủ bếp đẹp Melamine có thể nói là dòng tủ bếp gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay vì đáp ứng cùng lúc 3 tiêu chí – Thẩm mỹ, bền bỉ và tiết kiệm chi phí. Vẫn dùng cốt MDF lõi xanh chống ẩm nhưng trên bề mặt sẽ được phủ bởi Melamine bóng mờ hoặc Melamine bóng gương, mang lại sự lựa chọn đa dạng cho người dùng.
Đặc điểm
- Có đa dạng màu sắc, hoa văn và hiệu ứng bề mặt (bóng gương/bóng mờ), thích hợp với mọi phong cách thiết kế và đáp ứng đa dạng gu thẩm mỹ.
- Bề mặt Melamine nhẵn mịn, ít bám dầu mỡ, duy trì độ bền màu tốt.
- Khả năng chống xước, chống cháy, chống nước tốt.
- Độ bền cao so với giá thành.
Tủ bếp Sơn 2K
Nếu bạn muốn bộ tủ gỗ công nghiệp của mình có màu sắc độc nhất, hãy chọn tủ bếp sơn 2k. Điểm đặc biệt của loại lớp phủ này chính là khả năng tùy chỉnh màu sắc theo yêu cầu. Tức người dùng có thể dễ dàng thay đổi độ đậm, nhạt của màu sơn đến khi ưng ý. Mặt khác, so với tủ Acrylic giá cao, các dòng tủ bếp đẹp sơn 2k lại có giá thành phải chăng hơn mà vẫn đảm bảo được tính hiện đại và sang trọng.
Đặc điểm
- Sử dụng cốt gỗ MDF lõi xanh chống ẩm hoặc MFC, sau đó phủ sơn 2k lên bề mặt.
- Bề mặt sơn 2k bóng mịn, sáng đẹp, độ bền màu cao. Nổi trội với các mã màu trơn, mang lại tính hiện đại cao cho gian bếp.
- Có khả năng chống trầy xước, chịu nhiệt và chống nước tốt.
- Có thể gây hại đến sức khỏe người dùng nếu không chọn được loại sơn chất lượng cao.
- Giá thành ở mức trung bình, rẻ hơn Acrylic nhưng cao hơn Laminate hoặc Melamine.
5.2 Gỗ tự nhiên
Nếu những mẫu tủ bếp phía trên chưa thỏa mãn được bạn thì S-housing đoán rằng bạn là người yêu thích vẻ đẹp sang trọng và ấm cúng của những dòng tủ bếp gỗ tự nhiên. Sở hữu độ bền vượt trội đi cùng diện mạo sắc sảo, chúng hiện là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều gia chủ Việt.
Tủ bếp gỗ Sồi
Gỗ Sồi làm tủ bếp thường được chia thành 2 nhóm chính: Sồi Nga và Sồi Mỹ. Đặc điểm chung của chúng là độ bền cao, mùi hương tự nhiên dễ chịu và có đường vân đồng đều cuốn hút. Về màu sắc, gỗ Sồi Nga sẽ có màu đậm hơn,thường là màu nâu. Còn gỗ Sồi Mỹ thường có màu trắng hoặc vàng sáng.
Tủ bếp gỗ Xoan đào
Tủ bếp gỗ Xoan đào sở hữu những đường nét vân gỗ tuy đơn giản nhưng vô cùng đẹp mắt. Màu sắc đặc trưng của loại gỗ này là màu nâu cánh gián. Bề mặt làm từ chất liệu này sẽ vô cùng láng mịn. Cách thiết kế của dòng tủ trên rất đơn giản, phù hợp với những ngôi nhà ống, nhà phố. Tuy tối giản trong phong cách nhưng căn bếp vẫn vô cùng sang trọng và ấm cúng.
Tủ bếp gỗ Óc chó
Tủ bếp gỗ Óc chó có kết cấu bền chắc và chịu được lực tác động cao. Dải màu của loại gỗ này cũng rất đa dạng, từ nâu hạt dẻ đến nâu socola, dễ dàng cho bạn lựa chọn. Gỗ Óc chó sở hữu vân gỗ sóng đều hoặc cuộn xoáy. Do độ bền và tính thẩm mĩ cao nên được nhiều dân chơi nội thất yêu thích.
Tủ bếp gỗ Giáng Hương
Gỗ Giáng Hương thường được khai thác tại các vùng Tây Nguyên hoặc Lào. Chúng có màu sắc bắt mắt, cụ thể là nâu hồng hoặc nâu đỏ. Tủ bếp gỗ Giáng Hương có khả năng giữ màu “cực đỉnh”. Vì đây là loại gỗ quý hiếm nên giá thành tương đối cao. Tuy nhiên, với độ sắc sảo mà nó mang lại thì vẫn có rất nhiều gia chủ “chịu chi” để sở hữu được nó.
Tủ bếp gỗ Gõ đỏ
Tủ bếp gỗ Gõ đỏ có những đường vân tự nhiên đẹp mắt mà khi nhìn vào, người ta thường liên tưởng đến những vết vằn của hổ. Độ bền và mùi hương tự nhiên của loại gỗ này cũng là yếu tố ghi điểm trong lòng những người tiêu dùng. Sử dụng gỗ Gõ đỏ cho căn bếp sẽ giúp nâng tầm không gian của toàn bộ căn nhà của bạn.
5.3 Nhựa
Nhựa là vật liệu tủ bếp ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình Việt vì sở hữu những ưu điểm nổi trội về đồ bền, giá thành, an toàn cho sức khỏe và phù hợp với các không gian hiện đại. Các dòng tủ bếp nhựa đẹp khắc phục được các hạn chế về khả năng chống cháy, kháng nước, mối mọt,… thường thấy ở các dòng tủ bếp gỗ.
Có nhiều loại nhựa được dùng trong sản xuất tủ bếp đẹp. Tuy nhiên thường thấy nhất vẫn là: nhựa WPB, nhựa PVC, nhựa ABS,…
Tủ bếp đẹp nhựa WPB
WPB là một loại tấm gỗ nhựa chống nước (Water Proof Board) do An Cường sản xuất. Có thành phần từ nhựa PVC kết hợp cùng bột gỗ, kèm theo các chất phụ gia khác cho ra những sản phẩm tủ bếp nhựa WPB có khả năng chống nước và chịu nhiệt cực tốt.
Đặc điểm:
- Độ bền cao với khả năng chống nước 100%, chịu nhiệt tốt, có tuổi thọ lên đến 20 năm.
- Bề mặt nhựa nhẵn mịn, nhiều màu sắc hiện đại, dễ vệ sinh.
- Nhựa WPB an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.
- Giá cả rẻ hơn so với tủ bếp gỗ tự nhiên hoặc tủ gỗ công nghiệp Acrylic.
- Khả năng chịu lực trung bình, không có các màu vân gỗ.
Tủ bếp đẹp nhựa Picomat (PVC)
Nhựa PVC thường được dùng để sản xuất tủ bếp module vì có trọng lượng nhẹ. Điều này cũng giúp khắc phục được hạn chế về khả năng chịu lực kém của dòng vật liệu tủ bếp này. Nếu bạn cần một loại tủ bếp giá rẻ có chất lượng ổn định thì nên lựa chọn tủ bếp nhựa PVC. Tuy nhiên, cần chú ý đến cách bảo quản để có thể sử dụng tủ trong thời gian dài.
Đặc điểm:
- Nhựa PVC có màu sắc và hoa văn đa dạng hơn so với nhựa WPB, mang lại sự thoải mái trong việc lựa chọn của người dùng.
- Khả năng chống nước tuyệt đối nhưng khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống cong vênh ở mức trung bình ổn.
- Trọng lượng nhẹ, thiết kế dạng module dễ lắp đặt và sửa chữa.
- Giá thành rẻ nên chất lượng sẽ không tốt bằng các dòng tủ bếp khác như tủ bếp Acrylic, tủ bếp gỗ tự nhiên,…
5.4 Inox
Tủ bếp inox đẹp thường được làm từ inox 304 với độ bền, khả năng chịu lực cao. Dòng tủ này không bị oxi hóa, mối mọt hay cong vênh nhưng lại hạn chế về mẫu mã, màu sắc. Mặt khác, khi đóng mở cánh tủ hoặc các ngăn kéo, tủ bếp inox dễ phát ra những tiếng ồn gây khó chịu.
Đặc điểm:
- Sử dụng loại inox không gỉ có khả năng chịu được các tác động từ môi trường như: nước, nhiệt độ cao, hóa chất tẩy rửa,… Nên tủ bếp có tuổi thọ dài, ít bị hư hỏng.
- Inox không thấm nước và dễ dàng để vệ sinh nên hạn chế được việc phát triển của nấm mốc, vi khuẩn.
- Inox có bề mặt sáng bóng và sang trọng, phù hợp nhất với phong cách hiện đại hoặc phong cách công nghiệp.
- Chịu nhiệt tốt nên thường được sử dụng cho phòng bếp nhà hàng, khách sạn hay bếp công nghiệp.
- Có nhược điểm về tiếng ồn khó chịu, thẩm mỹ hạn chế và chi phí đầu tư cao hơn so với những vật liệu tủ bếp khác.
5.5 Nhôm kính
Trong một bộ tủ bếp nhôm kính, phần khung sẽ được làm bằng nhôm để tạo ra kết cấu chắc chắn cho khả năng chịu lực tốt. Còn phần kính sẽ được dùng cho các cánh tủ bếp hoặc bề mặt trước của tủ. Kính với bề mặt sáng bóng, khả năng phản chiếu tốt, tạo ra diện mạo hiện đại và tạo cảm giác rộng rãi hơn cho không gian.
Đặc điểm
- Bề mặt kính trơn nhẵn, dễ vệ sinh, khả năng chống thấm nước tốt.
- Khung nhôm ít bị ảnh hưởng bởi mối mọt, ẩm mốc, duy trì tuổi thọ và độ bền cao cho sản phẩm tủ bếp.
- Nhôm và kính đều có khả năng chịu nhiệt tốt, không biến dạng trong nhiệt độ cao, phù hợp với khu vực bếp.
- Nhôm và kính có trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt hơn so với tủ bếp gỗ hay inox.
- Dễ bám dấu vân tay trên bề mặt kính nên cần được lau chùi thường xuyên.
6. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ BẾP TẬN DỤNG TRIỆT ĐỂ KHÔNG GIAN
Dù phòng bếp của bạn rộng hay hẹp đi nữa thì vẫn cần được tận dụng không gian một cách triệt để nhất. Dưới đây là những giải pháp thiết kế được đưa ra bởi kiến trúc sư có chuyên môn, sẽ giúp bạn tối ưu diện tích phòng bếp nhà mình hiệu quả. Tham khảo nhé!
6.1 Thiết kế phòng khách liền bếp
Đây sẽ là một giải pháp hoàn hảo cho những ngôi nhà có không gian dài và hẹp ngang. Thiết kế phòng bếp liền phòng khách tạo ra một không gian mở, kết nối toàn bộ các khu vực trong nhà và tạo ra sự thông thoáng. Vì tính hiệu quả cao trong việc tối ưu diện tích nên cách bố trí này thường xuyên được bắt gặp trong các không gian nhà phố hay căn hộ.
Kiểu thiết kế bếp này vẫn hoàn toàn có thể ứng dụng cho không gian biệt thự rộng rãi. Miễn gia chủ không đòi hỏi tính riêng tư cao cho từng khu vực, muốn tạo ra một không gian sinh hoạt chung ấm cúng để tăng sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.
6.2 Tận dụng gầm cầu thang bố trí tủ bếp
Nếu bạn không biết làm gì để tận dụng phần gầm cầu thang trong nhà, thiết kế bên dưới một bộ tủ bếp đẹp để biến nó thành một khu vực nấu nướng tiện ích sẽ là một ý tưởng không tồi. Hơn nữa, ngôi nhà của bạn sẽ có thêm diện tích trống để thiết kế các khu vực chức năng khác, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
Tuy nhiên, việc bố trí bếp dưới gầm cầu thang cần có kiến thức chuyên môn và sự am hiểu về phong thủy. Bởi vẫn còn nhiều quan niệm cho rằng đây là một vị trí tối kỵ để thiết kế tủ bếp. Vậy nên, bạn cần tham khảo các tư vấn của kiến trúc sư để đảm bảo bếp được thiết kế khoa học, thẩm mỹ, hợp phong thủy và thuận tiện cho các công việc nội trợ trong gia đình.
6.3 Thiết kế tủ bếp cao kịch trần
Tại sao phải bỏ lỡ không gian trên cao của các bức tường bếp khi bạn hoàn toàn có thể tận dụng chúng để làm một nơi lưu trữ đồ đạc lý tưởng? Và câu trả lời cho “bài toán” trên chính là thiết kế tủ bếp kịch trần. Chúng vừa không gây chiếm thêm bất kỳ diện tích mặt sàn nào trong gian bếp của bạn. Mà còn mang lại cho bạn không gian lưu trữ “gấp đôi” để bạn thoải mái sắp xếp chén dĩa, thực phẩm,…
Tủ bếp kịch trần có thể được thiết kế thành 1. 2 hoặc 3 tầng, tùy theo nhu cầu và thói quen lưu trữ của gia chủ. Ngoài việc sử dụng công năng, bạn hoàn toàn có thể tận dụng tủ bếp kịch trần để tạo điểm nhấn cho không gian nấu nướng. Thông qua việc thiết kế chúng khác màu với tủ bếp dưới. Hoặc xen kẽ một vài khoang tủ mở để trưng bày các vật dụng yêu thích của bản thân như bộ chén bát sứ, chậu cây nhỏ,…
6.4 Kết hợp đảo bếp để tăng cường công năng
Đảo bếp là một chiếc bàn hoặc chiếc tủ độc lập, thường được đặt ở trung tâm phòng bếp hoặc đối diện hệ tủ bếp chính. Chúng có công năng linh hoạt, có thể sử dụng để: làm khu vực chuẩn bị thực phẩm, tủ lưu trữ, làm bàn ăn hay nơi trò chuyện của các thành viên. Vậy nên, nếu bạn có một gian bếp đủ rộng, có thể cân nhắc việc bố trí thêm bàn đảo để tận dụng triệt để mọi diện tích.
Thiết kế thêm bàn đảo ngoài việc tăng cường công năng cho bếp, việc này còn tạo ra một điểm nhấn đẹp mắt cho nơi nấu nướng trong nhà. Gian bếp khi đó sẽ có thêm điểm nhấn ở trung tâm và trở nên sang trọng hơn.
6.5 Thiết kế tủ bếp đẹp kết hợp quầy bar
Việc tích một hợp quầy bar mini trong bếp sẽ giúp không gian nấu nướng nhà bạn trở nên cuốn hút và ấn tượng hơn. Hiện đây là một giải pháp trang trí nhà ở được ưa chuộng bởi tính hiện đại và vẻ đẹp sang trọng. Thông thường, quầy bar sẽ được thiết kế đồng bộ với kệ bếp về màu sắc lẫn chất liệu để tạo sự hài hòa trong tổng thể.
7. [PHONG THỦY] TƯ VẤN CHỌN MÀU SẮC TỦ BẾP HỢP MỆNH
Từ xưa tới nay, phong thủy luôn là yếu tố được các gia chủ Việt quan tâm khi thiết kế nhà ở, đặc biệt là gian bếp. Nếu bạn là một người “chơi hệ phong thủy”, có thể tham khảo cách chọn màu sắc tủ bếp đẹp dựa theo cung mệnh sau đây. Những cách lựa chọn này được S-housing dựa trên thuyết Ngũ Hành “tương sinh – tương khắc” để đưa ra. Hãy tham khảo nhé!
7.1 Người mệnh Kim chọn tủ bếp màu gì?
Theo thuyết ngũ hành, mệnh Kim tương sinh với mệnh Thổ và tương khắc với mệnh Hỏa. Do đó, gia chủ mệnh Kim nên chọn màu sắc kệ bếp như sau:
- Màu hợp: trắng, xám, vàng nhạt, nâu và màu ánh kim.
- Màu khắc: đỏ, hồng và tím.
7.2 Người mệnh Mộc chọn tủ bếp màu gì?
Theo thuyết ngũ hành, mệnh Mộc tương sinh với mệnh Thủy và tương khắc với mệnh Kim. Do đó, gia chủ mệnh Mộc nên chọn màu sắc tủ bếp như sau:
- Màu hợp: xanh lá cây, xanh dương, xanh nước biển và đen.
- Màu khắc: trắng, vàng và nâu đất.
7.3 Người mệnh Thủy chọn tủ bếp màu gì?
Theo thuyết ngũ hành, mệnh Thủy tương sinh với mệnh Kim và tương khắc với mệnh Thổ. Do đó, gia chủ mệnh Thủy nên chọn màu sắc tủ như sau:
- Màu hợp: đen, xanh dương, trắng, xám, bạc và màu ánh kim.
- Màu khắc: vàng, nâu, đỏ, cam và tím.
7.4 Người mệnh Hỏa chọn tủ bếp màu gì?
Theo thuyết ngũ hành, mệnh Hỏa tương sinh với mệnh Mộc và tương khắc với mệnh Thủy. Do đó, gia chủ mệnh Hỏa nên chọn màu tủ như sau:
- Màu hợp: xanh lá cây, xanh rêu, nâu gỗ, vàng, cam đất, nâu đất, đỏ và tím.
- Màu không hợp: xanh nước biển, đen, xám và đặc biệt là màu trắng.
7.5 Người mệnh Thổ chọn tủ bếp màu gì?
Theo thuyết ngũ hành, mệnh Thổ tương sinh với mệnh Hỏa và tương khắc với mệnh Mộc. Do đó, gia chủ mệnh Thổ nên chọn tủ như sau:
- Màu hợp: trắng, xám, vàng kim, đỏ, cam, hồng, vàng đất và nâu.
- Màu không hợp: xanh lá cây, xanh rêu, nâu gỗ và đặc biệt là màu xanh dương.
8. GIÁ LÀM TỦ BẾP [CẬP NHẬT 2024]
Giá tủ bếp phụ thuộc vào nhiều yếu tổ: chất liệu, kích thước, phong cách, phụ kiện đi kèm,… Bạn có thể tham khảo công thức tính giá sau đây để dễ dàng hơn trong việc dự trù ngân sách:
- Giá tủ bếp chữ i = Đơn giá x Chiều dài tủ bếp (mét dài)
- Giá tủ bếp chữ L = Đơn giá x (Tổng chiều dài 2 cạnh – Chiều sâu)
- Giá tủ bếp chữ U = Đơn giá x ( Tổng chiều dài 3 cạnh – Chiều sâu x 2)
Dưới đây là đơn giá tủ bếp tại S-housing (cập nhật tháng 01/2023). Kính mời quý khách tham khảo!
Chất liệu (gỗ An Cường mdf chống ẩm) | Bảng giá |
🔰 Tủ bếp Melamine | 2.600.000/md |
🔰 Tủ bếp Laminate | 3.150.000/md |
🔰 Tủ bếp Acrylic | 3.300.000/md |
🔰 Tủ bếp sơn 2K | 3.300.000/md |
🔰 Tủ bếp Nhựa | 4.600.000/md |
🔰 Tủ bếp Cổ điển | 4.500.000/md |
🔰 Đá mặt bếp | 2.000.000/md |
🔰 Ốp tường bếp | 1.350.000/md |
Lưu ý:
- Đơn giá trên chưa bao gồm VAT và giá các phụ kiện tủ bếp đi kèm.
- Đơn giá trên sẽ thay đổi nếu quý khách có nhu cầu thay đổi về: vật liệu, phong cách, số lượng hạng mục đi kèm, chương trình ưu đãi hiện có,…
Để có thông tin chính xác nhất, quý khách hãy:
Gọi Ngay: 090.167.0099 (Tư Vấn Miễn Phí 24/7)
9. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN TỦ BẾP ĐẸP & PHÙ HỢP
Đọc tới đây, chắc hẳn bạn có cho mình không ít các thông tin liên quan đến các sản phẩm tủ bếp. Tuy nhiên, để giúp bạn lựa chọn được một bộ tủ bếp đẹp phù hợp nhất với bản thân, hãy cân nhắc những tiêu chí quan trọng mà S-housing đề cập sau đây:
- Kích thước và kiểu dáng: Lựa chọn dựa trên diện tích và đặc điểm không gian phòng bếp. Không chọn tủ bếp quá to vì sẽ gây ra sự chật chội, khó di chuyển. Còn tủ bếp quá nhỏ sẽ gây ra sự bất tiện khi thao tác và hạn chế diện tích sử dụng.
- Vật liệu: Ưu tiên vật liệu chất lượng, bền bỉ từ các nhà cung cấp uy tín. Tuy nhiên, cần chọn dòng vật liệu có giá cả phù hợp với tài chính của bạn. Tránh “chọn ẩu” để gặp phải vật liệu dỏm hoặc quá đắt đỏ, vượt quá ngân sách ban đầu.
- Công năng: Dựa vào nhu cầu sử dụng mà lắp đặt số lượng thiết bị và phụ kiện tủ bếp phù hợp. Phải chọn thiết bị chính hãng để đảm bảo độ bền khi sử dụng.
- Màu sắc: Chọn màu tủ bếp hài hòa với tổng thể không gian phòng bếp và phù hợp với phong cách thiết kế chủ đạo. Có thể xem xét chọn màu theo tuổi mệnh để thu hút may mắn, tiền tài.
- Giá cả: Đặt ra cho mình một mức ngân sách dự kiến sẽ chi tiêu cho bộ tủ bếp. Sau đó tham khảo giá cả tủ bếp ở nhiều đơn vị cung cấp để có sự cân nhắc, so sánh và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
- Đơn vị: Là yếu tố mang tính quyết định mà bạn cần cân nhắc kỹ. Ưu tiên đơn vị có trên 5 năm kinh nghiệm, có nguồn vật tư chính hãng, có báo giá minh bạch và có chế độ bảo hành – bảo trì tốt.
Khi chọn tủ bếp dựa vào các tiêu chí nêu trên, chắc chắn, bạn sẽ có được một sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu và “túi tiền” của mình.
10. CÁCH BẢO QUẢN GIÚP TỦ BẾP LUÔN BỀN ĐẸP
Tủ bếp dù đắt đỏ tới đâu, nếu không được bảo quản đúng cách cũng sẽ không thể duy trì được sự bền đẹp theo thời gian. Dưới đây là một số lời khuyên kiến trúc sư S-housing dành cho bạn:
- Tránh đặt ở những nơi ẩm ướt, nhiều nước hoặc có ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào.
- Không dùng chất tẩy rửa mạnh hoặc khăn ướt để lau mặt tủ. Chỉ nên dùng khăn khô hoặc máy hút bụi.
- Chú ý vệ sinh định kỳ bên ngoài lẫn bên trong tủ bếp để hạn chế nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.
- Đối với bề mặt đá bếp: nên dùng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc giấm táo để vệ sinh bề mặt. Việc này sẽ giúp giữ cho mặt đá luôn được sáng bóng, mới lâu.
- Đối với các phụ kiện kim loại: luôn giữ chúng khô ráo, không để chúng tiếp xúc với muối hoặc nước mắm lâu ngày. Nếu không, các phụ kiện này sẽ bị ăn mòn, gỉ sét theo thời gian.