Sàn gỗ công nghiệp là gì? Nên chọn loại sàn nào là tốt nhất?

Thiết kế nội thất chung cư Vinhomes Tân Cảng 2PN Modern

Sàn gỗ công nghiệp là vật liệu nội thất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng sở hữu nhiều tính năng nổi bật và mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Chúng được ứng dụng trong nhiều công trình nội thất từ nhà phố, căn hộ đến biệt thự cao cấp. Trong bài viết bên dưới, S-housing sẽ cùng bạn tìm hiểu sàn gỗ công nghiệp là gì cũng như lí do tại sao chúng lại được ưa chuộng đến thế. Cùng khám phá ngay sau đây nhé!

Sàn gỗ công nghiệp là gì?

Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất hoàn toàn từ bột gỗ tự nhiên được nén lại bằng công nghệ ép nén cao. Thành phẩm sau quá trình nén ép là các tấm sàn gỗ HDF có thể thay thế sàn gỗ tự nhiên. Chúng còn khắc phục được các hạn chế của chất liệu gỗ truyền thống như chống mối mọt, không bị cong vênh, co ngót sau quá trình sử dụng. 

Sàn gỗ công nghiệp cao cấp trong căn hộ

Sàn gỗ công nghiệp có độ bền vượt trội, có thể chống chịu các ảnh hưởng từ môi trường

Để làm được ván sàn chất lượng cao như thế, quá trình sản xuất phải cần đến dây chuyền sản xuất tiên tiến, được nhập khẩu từ các nước như Đức, Malaysia, Thái lan,… Các mẫu sàn gỗ nhập khẩu từ Châu Âu có mẫu mã đẹp và vô cùng phong phú. 

Cấu tạo sàn gỗ dán công nghiệp

Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp bạn cần biết

Cấu tạo của sàn quyết định phần lớn đến chất lượng và tuổi thọ nội thất

Sàn gỗ công nghiệp được làm từ hỗn hợp bột gỗ, hạt nhựa, keo dính và chất phụ gia. Cấu tạo của ván sàn gồm có 4 lớp:

  • Lớp phủ bề mặt: Là lớp nhựa trong suốt phủ lên bề mặt sàn gỗ. Thành phần nhựa cứng có kết hợp thêm oxyt nhôm thể tăng cường khả năng chống mài mòn và trầy xước. Chúng cũng giúp bảo vệ bề mặt gỗ không bị thấm nước trong quá trình sử dụng. 
  • Lớp vân gỗ: Là lớp nhựa giả vân gỗ được phủ lên bề mặt cốt gỗ. Lớp vân có vai trò quyết định tính thẩm mỹ, thể hiện vân gỗ và màu sắc của sản phẩm. Nhà sản xuất có thể tạo ra bất kỳ loại vân gỗ và tông màu nào theo yêu cầu của khách hàng.
  • Lớp cốt gỗ (còn gọi là lõi sàn gỗ công nghiệp): Đây là lớp có cấu tạo dày và quan trọng nhất trong 4 lớp của sàn gỗ. Lớp cốt gỗ được làm từ bột gỗ nén lại với keo dính để tạo thành một khối chắc chắn. Lớp cốt gỗ có khả năng chống nước và chịu lực tốt.
  • Lớp đáy sàn gỗ (lớp đế): Là lớp nhựa tổng hợp giúp gia tăng khả năng chống ẩm và sự xâm nhập của hơi nước. Đây cũng là lớp bệ đỡ chịu lực cho tấm ván sàn.

Các dòng sàn gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Sàn gỗ công nghiệp được tạo nên từ hai thành phần chính là cốt gỗ và lớp phủ bề mặt. Hai thành phần này sẽ được ép dưới áp suất cao để tạo nên ván gỗ thành phẩm. Áp suất càng cao thì sản phẩm càng chắc chắn và có tuổi thọ dài lâu. Hiện nay các loại sàn gỗ công nghiệp trên thị trường có thể phân biệt dựa trên:

  • Cốt gỗ: cốt gỗ ván dăm MFC, cốt gỗ HDF, cốt gỗ MDF, cốt gỗ ghép thanh, cốt gỗ dán.
  • Chất liệu phủ bề mặt: Laminate, Melamine, Veneer, Vinyl, Acrylic

Hiện nay trên thị trường có 6 loại sàn gỗ công nghiệp bao gồm gỗ HDF, MDF, MFC, Plywood, gỗ ghép thanh và ván gỗ nhựa. Nhưng hai loại được ứng dụng làm sàn nhà phổ biến nhất thì chỉ MDF và HDF.

Sàn gỗ công nghiệp MDF

Ứng dụng vật liệu mới trong không gian sống

Mẫu sàn gỗ công nghiệp MDF đẹp cho căn hộ hiện đại

Gỗ ván sàn công nghiệp MDF được cấu tạo bởi các sợi gỗ nghiền nhuyễn từ gỗ vụn, nhánh cây,.. Sau khi nghiền nhuyễn chúng sẽ được kết hợp với keo dính và các chất phụ gia khác để tạo thành gỗ MDF thành phẩm. 

Gỗ MDF gồm có 3 loại chính là MDF thông thường, MDF chống ẩm lõi xanh và MDF Veneer. Sản phẩm thường được dùng để làm sàn gỗ nhất là MDF thông thường. 

Ưu điểm của sàn gỗ MDF là chi phí thấp nhưng độ bền cao. 

Nhược điểm của gỗ sàn MDF là tính ổn định và thẩm mỹ thấp. Bề mặt sàn không có độ nhẵn bóng. Khả năng chốn nước và độ cứng cũng không cao. 

Sàn gỗ công nghiệp HDF

Ứng dụng sàn gỗ công nghiệp trong phòng rượu biệt thự

Sàn gỗ công nghiệp đẹp làm từ gỗ HDF sang trọng cho biệt thự, nhà phố

Sàn gỗ HDF được đánh giá là có thể thay thế cả sàn gỗ tự nhiên. Lý do là vì thành phần tạo nên gỗ HDF có đến 80 – 90% là bột gỗ tự nhiên kết hợp với keo và chất phụ gia. Dòng sản phẩm này được nhiều gia chủ ưu tiên lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội mà nó mang đến. 

Ưu điểm của sàn gỗ HDF là khả năng cách âm, chống mối mọt tốt. Độ cứng và khả năng chống ẩm cao giúp kéo dài tuổi thọ cho sàn nhà. Bề mặt sàn nhẵn bóng giúp làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Chúng còn khắc phục được các hạn chế của sàn gỗ tự nhiên như chống cong vênh, co ngót sau quá trình sử dụng.

Nhược điểm của loại sàn này là giá thành cao. Khi sử dụng cần phải vệ sinh đúng cách vì rất kén nước. 

Kích thước của ván gỗ ốp sàn công nghiệp phổ biến

Sàn gỗ sở hữu độ bền và tính thẩm mỹ tuyệt vời cho không gian sống. Tuy nhiên để lót sàn gỗ hiệu quả nhất thì việc lựa chọn kích thước ván gỗ ốp sàn rất quan trọng. Việc này giúp tối ưu chi phí và nâng cao vẻ đẹp cho công trình khi hoàn thiện. Dưới đây là các kích thước ván gỗ công nghiệp lát sàn phổ biến nhất để bạn tham khảo. 

Mẫu phòng bếp và phòng khách thông nhau

Chú ý lựa chọn kích thước ván sàn để thuận tiện khi thi công

Chiều dài

Các sản phẩm sàn gỗ trên thị trường hiện nay có rất nhiều kích thước khác nhau để gia chủ lựa chọn. Tuy nhiên, chiều dài ván sàn được sử dụng nhiều nhất gồm có 3 nhóm chính:

  • Loại ngắn: Từ 800mm – 900mm
  • Loại trung: Từ 1200mm – 1300mm
  • Loại dài: Từ 1800mm – 2200mm

Chiều rộng

Chiều rộng còn được biết là chiều ngang của tấm ván sàn, cũng được chia làm 3 nhóm:

  • Bản nhỏ: Từ 100mm – 130mm
  • Bản trung: Từ 140mm – 160mm
  • Bản lớn: Từ 190mm – 220mm

Độ dày ván sàn

Độ dày của tấm ván sàn sẽ quyết định khả năng chịu lực và độ bền của công trình. Hiện nay các nhà sản xuất đã tạo nên nhiều độ dày ván sàn đa dạng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, bao gồm: 7mm, 8mm, 10mm, 12mm, 14mm,.. Trong số đó, độ dày thông dụng nhất là 8mm và 12mm. 

Ưu nhược điểm của gỗ sàn công nghiệp

Không gian sống ấn tượng với chất liệu cao cấp

Các ưu và nhược điểm quan trọng về ván sàn làm từ gỗ công nghiệp

Ưu điểm 

Các tính năng chính

  • Đa dạng về chủng loại: Sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Việt Nam vô cùng phong phú và đến từ nhiều quốc gia như Malaysia, Thái Lan, các nước Châu Âu,…Phù hợp với mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. 
  • Mức giá hợp lý: Gỗ công nghiệp được khai thác từ các loại cây ngắn ngày nên không quý hiếm như gỗ tự nhiên. Vì thế mức giá của các loại ván sàn này tương đối rẻ. Quá trình thi công, lắp đặt cũng đơn giản hơn nên chi phí nhân công thấp. 
  • Tính thẩm mỹ cao: Các loại sàn gỗ công nghiệp có tính thẩm mỹ sánh ngang với gỗ tự nhiên. Các đường vân gỗ được tái hiện sống động và rõ nét. Bề mặt sàn cũng có độ bóng và màu sắc tuyệt đẹp, mang lại sự sang trọng cho ngôi nhà.. Với số lượng mẫu mã phong phú, gia chủ có thể thoải mái lựa chọn theo gu thẩm mỹ và phong cách mà mình theo đuổi.
  • Ưu điểm vượt trội: Sàn nhà gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước, chịu lực tốt, chống mài mòn và trầy xước hiệu quả. Chúng còn khắc phục được các hạn chế của sàn gỗ tự nhiên như không cong vênh, co ngót qua quá trình sử dụng. Khả năng chống ẩm, chống mối mọt tốt cũng là điểm cộng lớn cho vật liệu này.
  • Tính bền vững cao: Ván sàn gỗ được sản xuất với công nghệ hiện đại nên có chất lượng và tuổi thọ cao. 

Các tính năng nổi bật khác

  • Dễ dàng thi công, lắp đặt
  • Hạn chế trầy xước tốt
  • Dễ vệ sinh, lau chùi
  • Chống nấm trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như tại Việt Nam
  • Chịu được nhiệt độ cao
  • Thân thiện với sức khỏe con người và môi trường
  • Không bị ăn mòn bởi hóa chất
  • Chống biến dạng
  • Bền màu sau quá trình sử dụng

Nhược điểm

  • Khả năng chịu nước còn kém.
  • Màu sắc sống động nhưng còn kém chân thật.
  • Kích thước ván sàn có sẵn theo nhà sản xuất cung cấp nên trước khi thi công cần đo đạc kỹ lưỡng. 

Công ty TNHH Kiến Trúc – Nội Thất S.Housing

Bài viết liên quan

Đánh giá bài viết

Nam Nguyễn

Tôi là Nguyễn Nam, CEO & Founder Công ty Kiến trúc – Nội thất S-housing, có hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành. Không dừng lại ở việc thiết kế – thi công nội thất thông thường, tôi còn có 5 năm nghiên cứu về Phong thủy hiện đại, 2 năm học hỏi và tiên phong ứng dụng thành công công nghệ thiết kế 4D – VR tại Việt Nam để diễn họa kiến trúc và nội thất, mang lại những lợi ích thiết thực trên phương diện thời gian và ngân sách cho khách hàng của mình.Minh chứng về chuyên môn và kinh nghiệm của tôi chính là 1500+ dự án thành công, nhận về tỷ lệ hài lòng đến 99% từ phía khách hàng, đưa S-HOUSING vươn lên trở thành đơn vị thuộc TOP 10 công ty nội thất hàng đầu lĩnh vực tại Việt Nam và duy trì điều này trong suốt gần 10 năm kể từ ngày thành lập.